Thi công PCCC – Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống PCCC

Hệ thống Phòng cháy chữa cháy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cho con người và tài sản trước nguy cơ hỏa hoạn. Việc thi công PCCC cần được thực hiện một cách bài bản, tuân thủ theo các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả hoạt động tối ưu. Vậy cần lưu ý những gì khi lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy? KYODO sẽ bật mí ngay tại bài viết dưới đây!

Thi công PCCC - Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống PCCC
Thi công PCCC – Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống PCCC

1. Yêu cầu cơ bản của thiết kế, thi công PCCC

Để có hệ thống P.CCC hiệu quả, ngoài thiết bị chất lượng, cần thiết kế và bảo trì đúng quy trình. Dưới đây là các yêu cầu cơ bản cần tuân thủ:

  • Khoảng cách an toàn giữa các công trình trong khu vực thi công.
  • Khả năng chịu lửa phải phù hợp với quy mô, tính chất công trình, đảm bảo chống cháy lan và ngăn cháy.
  • Hệ thống điện, chống sét, chống nổ và bố trí thiết bị đảm bảo yêu cầu P.CCC.
  • Hệ thống thoát nạn cần được thiết kế đảm bảo thoát nạn nhanh chóng.
  • Giao thông và bãi đỗ: phục vụ phương tiện chữa cháy, đảm bảo kích thước và tải trọng.
  • Hệ thống báo cháy và chữa cháy: số lượng, vị trí và thông số kỹ thuật phù hợp.

Xem thêm: Nội quy PCCC trong sản xuất công nghiệp

2. Tiêu chuẩn PCCC cần tuân thủ

Thi công phòng cháy chữa cháy là một lĩnh vực đặc biệt, đòi hỏi chuyên môn cao. Để đảm bảo an toàn và tuân thủ quy định, các đơn vị thi công cần phải có:

Chứng chỉ và giấy phép

  • Chứng chỉ thi công PCCC: Đảm bảo đơn vị có năng lực thực hiện.
  • Giấy phép thi công PCCC: Phù hợp với quy định pháp luật.

Tiêu chuẩn cần tuân thủ

  • QCVN 06:2021/BXD: Tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn cháy cho nhà và công trình.
  • TCVN 3890:2021: Tiêu chuẩn về phương tiện P.CCC – trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng.
  • TCVN 6379-1998: Tiêu chuẩn về thiết bị phòng chữa cháy.
Tiêu lệnh và nội quy PCCC
Tiêu lệnh và nội quy PCCC

Lưu ý: Chỉ những đơn vị có chứng nhận và giấy phép thi công PCCC mới đủ điều kiện để thi công PCCC. 

3. Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống PCCC

Trước khi thi công

  • Nhà thầu thi công PCCC phải kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị trước khi đưa vào công trình.
  • Việc kiểm tra phải được thực hiện theo quy định của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

Trong quá trình thi công

  • Thi công PCCC theo đúng bản vẽ thiết kế đã được thẩm duyệt.
  • Cần đảm bảo chất lượng thi công, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
  • Phải có nhật ký thi công công trình ghi chép đầy đủ, chi tiết các hoạt động thi công.
  • Tiến hành kiểm tra và chạy thử nghiệm hệ thống.

Bên cạnh đó, khi lắp đặt hệ thống P.CCC cần lưu ý một số điều sau:

  • Lựa chọn hệ thống phù hợp.
  • Lắp đặt theo đúng quy trình kỹ thuật.
  • Tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về P.CCC trong quá trình lắp đặt.

Xem thêm: Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống Phòng cháy chữa cháy

4. Hạng mục thi công phòng cháy chữa cháy

Một hệ thống phòng cháy chữa cháy cơ bản bao gồm hai phần chính: hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy. Đây là những thành phần thiết yếu để đảm bảo an toàn và bảo vệ con người.

Hệ thống báo cháy

Hệ thống gồm các thiết bị phát hiện và cảnh báo sớm khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Báo động sớm giúp con người có thời gian để:

  • Bố trí lực lượng chữa cháy.
  • Sơ tán dân cư.
  • Bảo vệ tài sản.

Cơ chế hoạt động:

  • Cảm biến: Các đầu báo khói, đầu báo nhiệt rất nhạy với nhiệt độ, khói và ngọn lửa.
  • Truyền tín hiệu: Các cảm biến gửi tín hiệu về tủ báo trung tâm.
  • Xử lý thông tin: Tủ trung tâm xác định vị trí cháy và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra.
  • Thiết bị báo động: Chuông, còi, đèn báo phát tín hiệu âm thanh và ánh sáng để thông báo cho mọi người.

Hệ thống báo cháy cũng kích hoạt hệ thống chữa cháy ngay sau đó để xử lý sự cố.

Hệ thống chữa cháy

Hệ thống giúp ứng phó kịp thời với các sự cố cháy nổ, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.

Vòi phun Sprinkler trong hệ thống chữa cháy tự động
Vòi phun Sprinkler trong hệ thống chữa cháy tự động

Các loại hệ thống chữa cháy phổ biến:

  • Hệ thống sprinkler: Sử dụng nước để dập lửa.
  • Hệ thống chữa cháy bằng bọt: Bao gồm bình chữa cháy bột và bình chữa cháy bọt Foam.
  • Hệ thống chữa cháy khí: Sử dụng bình chữa cháy CO2.

Tùy thuộc vào địa hình và quy mô công trình, lựa chọn hệ thống chữa cháy phù hợp sẽ giúp tối ưu hiệu quả bảo vệ.

5. Chi phí thi công lắp đặt hệ thống PCCC

Chi phí lắp đặt hệ thống P.CCC phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể của công trình. Để có dự toán chính xác, doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố sau:

  • Diện tích lắp đặt: Diện tích càng lớn, chi phí càng cao do nhu cầu về thiết bị và vật tư tăng.
  • Loại hình hệ thống: Mỗi loại hệ thống có mức giá khác nhau, ví dụ hệ thống báo cháy tự động đắt hơn hệ thống bán tự động, hệ thống chữa cháy sprinkler đắt hơn hệ thống bình chữa cháy xách tay.
  • Thiết bị và vật tư: Giá thành thiết bị, vật tư ảnh hưởng đáng kể. Thiết bị nhập khẩu thường đắt hơn sản phẩm trong nước, chất lượng cao cũng dẫn đến giá cao hơn.
  • Địa hình lắp đặt: Thi công ở địa hình phức tạp tốn nhiều nhân công và vật tư, dẫn đến chi phí cao hơn.
  • Chi phí nhân công: Chi phí nhân công thi công PCCC có thể thay đổi tùy theo khu vực và đơn vị thi công.
  • Chi phí phát sinh: Cần tính đến chi phí xin giấy phép P.CCC, bảo trì hệ thống định kỳ,…

5. Đơn vị thi công PCCC uy tín ở HCM

KYODO là đơn vị uy tín hoạt động trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy tại TP.HCM. 10 năm kinh nghiệm, KYODO đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường bằng chất lượng dịch vụ tốt, giá cả cạnh tranh và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

Đường ống Máy bơm hệ thống PCCC

Dịch vụ thi công PCCC của KYODO là dịch vụ trọn gói, bao gồm:

  • Tư vấn, thiết kế hệ phòng cháy chữa cháy.
  • Thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy.
  • Tư vấn giám sát P.CCC.
  • Cung cấp thiết bị, vật tư thi công PCCC trọn gói.
  • Bảo trì, bảo dưỡng.

Liên hệ qua hotline để được tư vấn báo giá!

0777 386 683