Những điều cần biết về tủ điện công nghiệp 3 pha

Tủ điện 3 pha là thiết bị thường xuất hiện ở nhiều nơi như nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất, tòa nhà chung cư, khách sạn, trạm bơm,… Bài viết sau đây của KYODO giới thiệu về tủ điện 3 pha là gì? Khi nào nên sử dụng tủ điện công nghiệp 3 pha? Cùng theo dõi nội dung sau để có những hiểu biết về tủ điện 3 pha, tủ điện công nghiệp.

1. Tủ điện công nghiệp 3 pha là gì?

Tủ điện công nghiệp 3 pha là một thiết bị thường được sử dụng trong môi trường công nghiệp để điều khiển, bảo vệ và phân phối nguồn điện 3 pha. Nó được thiết kế để hoạt động với hệ thống điện 3 pha, trong đó có ba dây truyền tải điện song song, có tần số và lệch pha nhau 1 góc 120 độ (1/3 chu kì).

Tủ điện này chứa các thành phần quan trọng như bộ cầu chì, cầu dao, contactor, relay, máy biến áp, bộ điều khiển và các bảng điều khiển khác. Cung cấp chức năng như cắt nguồn, bảo vệ quá tải nhằm cân bằng tải, điều khiển và giám sát hệ thống điện 3 pha.

Các tủ điện 3 pha được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như sản xuất, xây dựng, khai thác mỏ, năng lượng, điều hòa không khí và hệ thống điện công nghiệp khác. Chúng đảm bảo sự an toàn, ổn định của hệ thống điện trong quá trình vận hành. Đồng thời giúp kiểm soát và điều chỉnh nguồn điện phù hợp cho các thiết bị và máy móc công nghiệp.

tủ điện công nghiệp 3 pha

2. Khi nào nên sử dụng tủ điện 3 pha?

  • Tủ điện 3 pha thường được sử dụng để cấp điện cho các loại máy móc công suất lớn trong các ngành công nghiệp như sản xuất, xây dựng, khai khoáng, nông nghiệp nhằm giải quyết vấn đề tổn hao điện năng.
  • Tủ điện được sử dụng để phân phối điện cho các phụ tải khác nhau như hệ thống HVAC, thang máy, thang cuốn, chiếu sáng và các thiết bị khác.
  • Các trung tâm dữ liệu dựa vào nguồn điện ba pha để hỗ trợ cơ sở hạ tầng điện toán mật độ cao.
  • Tủ điện ba pha rất cần thiết trong các hệ thống năng lượng tái tạo như nhà máy điện mặt trời và điện gió. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp điện được tạo ra từ nhiều nguồn, quản lý phân phối điện và đảm bảo đồng bộ hóa với lưới điện.
  • Sử dụng trong điều khiển quy trình công nghiệp: Tủ điện 3 pha đóng vai trò cốt yếu trong các hệ thống điều khiển quy trình công nghiệp. Cung cấp năng lượng cho bảng điều khiển, ổ đĩa động cơ, PLC (Bộ điều khiển logic có thể lập trình) và các thiết bị đo đạc khác liên quan đến quá trình tự động hóa và giám sát.
  • Dùng cho việc bảo vệ quá tải và quá dòng trong sử dụng hệ thống điện 3 pha.

Xem thêm: Tủ điện là gì? Các loại tủ điện công nghiệp 

3. Đặc điểm của tủ điện công nghiệp ba pha

  1. Thiết kế bền vững: Tủ điện công nghiệp 3 pha thường được thiết kế để chịu được môi trường công nghiệp khắc nghiệt, đảm bảo độ bền và độ tin cậy cao trong quá trình hoạt động.
  2. Sử dụng nguồn điện 3 pha: Được thiết kế để hoạt động với hệ thống điện 3 pha, trong đó có ba dây dẫn dữ liệu điện song song và chênh lệch pha 120 độ giữa chúng.
  3. Bảo vệ và kiểm soát: Cung cấp chức năng kiểm soát để bảo vệ quá tải, quá dòng, ngắn mạch và các tình huống bất ngờ khác.
  4. Đa chức năng: Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và ứng dụng cụ thể, tủ điện có nhiều chức năng khác nhau, bao gồm cắt mạch, chuyển mạch, kiểm soát tốc độ động cơ, điều chỉnh áp suất và nhiệt độ.
  5. Dễ dàng sửa chữa và bảo trì: Thiết kế của thiết bị thường đảm bảo dễ dàng tiếp cận để thực hiện sửa chữa và bảo trì khi cần thiết.
  6. Điều chỉnh và mở rộng: Tủ điện công nghiệp 3 pha có thể được điều chỉnh và mở rộng để đáp ứng nhu cầu sử dụng và môi trường công nghiệp thay đổi.

ĐẶC ĐIỂM TỦ ĐIỆN 3 PHA

Đọc ngay: Cách lựa chọn tủ điện công nghiệp đạt chuẩn an toàn 

4. Cách đấu tủ điện 3 pha dân dụng và công nghiệp cơ bản

Bước 1: Xác định thông số kỹ thuật và thiết bị cần thiết

Trước khi lựa chọn tủ điện 3 pha cho hệ thống điện tòa nhà, điện văn phòng hoặc nhà xưởng, bạn cần tính toán số lượng phụ tải và số lượng phân phối để xác định thông số cụ thể. Bạn bạn cân nhắc giữa tính kỹ thuật và yếu tố kinh tế.

Bước 2: Thiết kế sơ đồ sử dụng thiết bị và sơ đồ đấu tủ điện

Để đảm bảo hoạt động tốt nhất của các thiết bị điện, việc thiết kế và bố trí sơ đồ nguyên lý hoạt động là rất quan trọng. Bạn cần xác định được vị trí và thiết kế sơ đồ chi tiết để tiết kiệm chi phí và dễ dàng kiểm tra và mở rộng trong tương lai.

Bước 3: Lắp đặt tủ và các thành phần tủ điện

Sau khi tính toán sử dụng linh kiện, phụ kiện cấu thành, tiến hành lắp đặt vào tủ các thiết bị theo sơ đồ thiết kế. Nên lựa chọn vỏ tủ điện 3 pha phù hợp nhằm đảm bảo rằng tủ điện vừa đẹp mắt vừa an toàn và tiện dụng.

Một số lưu ý khi chọn vỏ thiết bị:

  • Đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện và điện áp nên được đặt ở phía trên cùng của thiết bị.
  • Công tắc điều khiển được đặt ở phía dưới.
  • Các công tắc nên được đặt ngang hàng ở phía trên để thuận tiện trong quá trình thao tác, vận hành.

Các lưu ý khi lắp đặt và đấu tủ điện:

  • Nên có quy tắc nhận biết màu sắc khác nhau cho các dây cốt (ví dụ: đỏ, vàng, xanh …).
  • Đánh số thứ tự trên các đầu cốt cũng để tiện theo dõi mạch dây và hoạt động của các thiết bị điện cũng như thuận tiện cho quá trình sửa chữa bảo trì về sau.
  • Đối với các dây tín hiệu nhạy cảm, nên bọc cẩn thận để đảm bảo an toàn lao động.

Bước 4: Kiểm tra lại hệ thống

Cấp nguồn cho tủ điện chạy bình thường không tải để kiểm tra lỗi vận hành, lỗi thiết bị. Nên kiểm tra nhiều lần và nếu không phát hiện bất thường thì mới được sử dụng. Tránh gây ra các hư hỏng hoặc rủi ro không cần thiết cho hệ thống thiết bị điện.

Bạn có thể quan tâm: Hướng dẫn đọc hiểu bản vẽ tủ điện công nghiệp 

Việc đấu tủ điện là một công việc đòi hỏi tính chính xác và cần có chuyên môn cao. Nếu không am hiểu hoặc tự tin về các thiết bị, quy trình vận hành sử dụng điện ba pha, bạn nên tìm kiếm một đơn vị chuyên nghiệp để thi công hệ thống điện. Trên đây KYODO đã đưa đến cho các độc giả những hiểu biết cơ bản để trả lời câu hỏi “tủ điện 3 pha là gì?” Cảm ơn quý vị đã đón đọc.

0777 386 683