An toàn vệ sinh thực phẩm trong môi trường phòng sạch

An toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm các quy tắc và biện pháp nhằm đảm bảo rằng mọi quy trình sản xuất, xử lý và bảo quản thực phẩm diễn ra một cách an toàn và không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Để đạt được điều này, cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định do các cơ quan quản lý thực phẩm đề ra. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn hơn về khái niệm an toàn vệ sinh thực phẩm và giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

An toàn vệ sinh thực phẩm trong môi trường phòng sạch
An toàn vệ sinh thực phẩm trong môi trường phòng sạch

1. Khái niệm an toàn vệ sinh thực phẩm

An toàn vệ sinh thực phẩm đề cập đến các biện pháp và quy trình nghiêm ngặt được thực hiện để nhằm đảm bảo ngăn ngừa các yếu tố gây hại như vi khuẩn, virus, hóa chất độc hại hay các tác nhân gây ô nhiễm khác xâm nhập vào thực phẩm. Từ khâu nuôi trồng, chế biến, bảo quản cho đến phân phối, mỗi bước đều phải tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn thực phẩm.

Yếu tố ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Nguyên liệu: Chất lượng nguyên liệu đầu vào, nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất.
  • Quá trình chế biến: Vệ sinh cá nhân của người chế biến, dụng cụ chế biến, môi trường chế biến, nhiệt độ chế biến,…
  • Bảo quản: Điều kiện bảo quản, bao bì, hạn sử dụng.
  • Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm.

Phòng sạch thực phẩm

Phòng sạch thực phẩm tạo ra môi trường tách biệt giữa khu vực sản xuất và các môi trường khác, đồng thời điều chỉnh chất lượng không khí bằng cách kiểm soát số lượng hạt bụi. Hệ thống thông gió và lọc bụi, khuẩn giúp giảm nguy cơ nhiễm chéo và ô nhiễm, đảm bảo sản phẩm không bị ảnh hưởng. Duy trì điều kiện môi trường ổn định bằng cách kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm để kéo dài thời gian bảo quản. Hệ thống áp suất dương trong phòng sạch còn ngăn chặn không khí ô nhiễm từ bên ngoài xâm nhập, đảm bảo sản phẩm được bảo vệ tối ưu.

Khu vực phòng sạch thực phẩm
Khu vực phòng sạch thực phẩm

Phòng sạch còn giúp cải thiện hiệu quả sản xuất, tăng lợi nhuận và giảm rủi ro liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đáp ứng các tiêu chuẩn như GMP, FSSC 22000, HACCP.

2. Một số tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm

Hiện nay, có bốn tiêu chuẩn quan trọng, được áp dụng rộng rãi nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên toàn cầu.

ISO 22000

ISO 22000 là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế, được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO). Tiêu chuẩn này có mối liên hệ chặt chẽ với ISO 9001, nhằm thiết lập các quy định về an toàn thực phẩm cho các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Giúp các doanh nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát các nguy cơ và rủi ro trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm.

GMP (Good Manufacturing Practice)

GMP là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt, yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ các điều kiện về vệ sinh và an toàn trong quá trình sản xuất các sản phẩm như thực phẩm, đồ uống,…GMP kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất, từ khâu thiết kế nhà xưởng, dụng cụ chế biến, thiết bị, điều kiện phục vụ, bao gói, bảo quản đến yếu tố con người trong suốt quá trình sản xuất và chế biến.

FSSC 22000

FSSC 22000 là chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm, được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO 22000. Chứng nhận nhằm đảm bảo các tổ chức sản xuất và chế biến thực phẩm tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế.

Một số tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm
Một số tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm

HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point)

HACCP là hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn, nhằm xác định và kiểm soát các mối nguy trong suốt quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm. Đảm bảo rằng mọi mối nguy tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng thực phẩm đều được xác định và kiểm soát một cách hiệu quả, từ đó đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

3. Yêu cầu cơ bản của an toàn vệ sinh thực phẩm

Đối với cơ sở sản xuất

  • Tuân thủ tốt các quy định của nhà nước, pháp luật về quy trình sản xuất, chế biến, kinh doanh theo Luật An toàn thực phẩm
  • Luôn cập nhật thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ cho công nhân, đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm liên quan.
  • Triển khai hiệu quả các hệ thống tiêu chuẩn an toàn thực phẩm như HACCP, GMP, FSSC 22000,…

Đối với người lao động tham gia sản xuất, chế biến sản phẩm

  • Buộc tóc và đội mũ để ngăn tóc rơi vào thực phẩm.
  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước nóng trước, trong và sau khi xử lý thực phẩm để loại bỏ vi khuẩn.
  • Mặc quần áo sạch để tránh vi khuẩn từ quần áo tiếp xúc với thực phẩm.
  • Bắt buộc phải mang găng tay khi xử lý thực phẩm.

4. Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Cơ quan nào cấp chứng nhận

Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm thường được cấp bởi các cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức chứng nhận độc lập có thẩm quyền. Tại Việt Nam, cơ quan chủ yếu cấp chứng nhận này là:

  • Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế
  • Tổ chức chứng nhận quốc tế như SGS, Bureau Veritas

Hiệu lực chứng nhận

Thông thường, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm có thời hạn hiệu lực từ 2-3 năm. Tuy nhiên, thời hạn cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia và loại hình cơ sở.

Sau đó doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá lại hoặc gia hạn chứng nhận. Việc duy trì chứng nhận yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ liên tục các tiêu chuẩn và thực hiện các kiểm tra định kỳ để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.

Để biết thông tin chi tiết về thủ tục xin cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo thông tin trên các trang web của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế các tỉnh thành. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, thiết kế và thi công phòng sạch thực phẩm, hãy liên hệ ngay với KYODO để được hỗ trợ báo giá!

Xem thêm: An toàn hóa chất – 12 nguyên tắc an toàn khi làm việc

0777 386 683