Bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng sau khi hoàn thành. Bản vẽ này là căn cứ quan trọng để nghiệm thu, đảm bảo chất lượng và an toàn trước khi đưa công trình vào sử dụng. Đồng thời bản vẽ hoàn công là một trong những giấy tờ pháp lý cần thiết để xin giấy phép sử dụng đất. Để hiểu rõ hơn về Một số quy định cần tuân thủ đối với bản vẽ hoàn công trong xây dựng, hãy đọc bài viết dưới đây của KYODO nhé!
1. Bản vẽ hoàn công là gì?
Bản vẽ hoàn công là bản vẽ thể hiện hiện trạng thực tế của công trình sau khi đã hoàn thành xây dựng. Đây là tài liệu quan trọng, được lập ra sau khi công trình thi công xong. Bản vẽ này phản ánh đầy đủ và chính xác các thay đổi, điều chỉnh so với bản vẽ thiết kế ban đầu trong quá trình thi công. Bản vẽ hoàn công trong xây dựng bao gồm các chi tiết về kích thước, vị trí, vật liệu và các thông số kỹ thuật khác của công trình, đảm bảo rằng công trình đã được thi công đúng theo quy định và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
Xem thêm: Bản vẽ kết cấu là gì?
2. Phân loại bản vẽ hoàn công
Một số bản vẽ hoàn công phổ biến:
- Bộ phận công trình
- Công việc xây dựng
- Giai đoạn xây dựng
- Lắp đặt thiết bị
- Từng hạng mục công trình
- Tổng thể công trình
Tuy nhiên, bản vẽ hoàn công công trình còn được phân loại tùy theo công việc, bộ phận công trình, cấu kiện, giai đoạn xây dựng/thi công,…
3. Tại sao bản vẽ hoàn công lại quan trọng với dự án
Bản vẽ hoàn công là một tài liệu không thể thiếu trong quá trình xây dựng và quản lý công trình. Bản vẽ giúp xác nhận tình trạng thực tế của công trình sau khi hoàn thành, so sánh với thiết kế ban đầu và phục vụ cho nhiều mục đích khác. Cụ thể:
- Là cơ sở để tiến hành nghiệm thu, đảm bảo rằng các công việc đã được thực hiện đúng quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Giúp cơ quan nhà nước kiểm tra tính hợp pháp và tuân thủ quy định xây dựng của dự án.
- Cung cấp thông tin cần thiết cho việc bảo trì, sửa chữa và quản lý công trình sau này.
- Làm căn cứ để xác định khối lượng công việc thực tế đã hoàn thành, từ đó tiến hành thanh toán cho nhà thầu.
4. Bản vẽ hoàn công và bản vẽ thiết kế
Dưới đây là bảng so sánh giữa bản vẽ hoàn công và bản vẽ thiết kế:
Đặc điểm | Bản vẽ thiết kế | Bản vẽ hoàn công |
---|---|---|
Mục đích | Là bản vẽ gốc, thể hiện ý tưởng và quy hoạch ban đầu của công trình. Được sử dụng làm cơ sở để tiến hành thi công. | Là bản vẽ thể hiện hiện trạng thực tế của công trình sau khi hoàn thành, so sánh với bản vẽ thiết kế ban đầu. |
Thời điểm lập | Trước khi bắt đầu thi công. | Sau khi công trình hoàn thành. |
Nội dung | Chi tiết các thông số kỹ thuật, kích thước, vật liệu, hệ thống, kết cấu… của công trình. | Thể hiện các thay đổi, điều chỉnh so với bản vẽ thiết kế ban đầu. Bao gồm cả các chi tiết giống với bản vẽ thiết kế. |
Vai trò | Là cơ sở để nhà thầu thi công, giám sát thi công. | Là cơ sở để nghiệm thu, bàn giao công trình, làm hồ sơ pháp lý. |
Tính chất | Có thể sửa đổi trong quá trình thiết kế. | Thường không sửa đổi, chỉ bổ sung các thông tin cần thiết. |
Để tạo ra một bản vẽ hoàn công đúng quy định, cần dựa trên cơ sở của bản vẽ thiết kế ban đầu. Bất kể là loại bản vẽ nào, sự xác nhận từ các bên liên quan như chủ đầu tư và nhà thầu thi công đều là điều cần thiết.
5. Quy định về bản vẽ hoàn công mới nhất
Một bản vẽ hoàn công đúng quy định, cần tuân thủ các quy định cụ thể về kích thước và thông số kỹ thuật của công trình sau khi hoàn thành, đảm bảo không vượt quá mức sai số cho phép so với bản vẽ thiết kế ban đầu. Theo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN 5593:2012) về thi công tòa nhà, một số mức sai số cho phép gồm:
- Độ dốc của mặt bằng sau khi san lấp không được vượt quá 1%.
- Chiều dày của lớp đất mặt không được vượt quá 10%.
- Mức sai lệch của trục ván khuôn so với bản thiết kế không được vượt quá 10mm.
- Độ sai lệch về phân bố vị trí của các giá kích dọc tường không được vượt quá ±10mm.
- Mức sai số cho phép về chiều dài và chiều rộng của móng đúc sẵn không vượt quá ±20mm.
- Mức sai số cho phép đối với bề mặt lớp lót bê tông không được vượt quá ±10mm
Nếu bản vẽ đáp ứng các mức sai số cho phép, bản vẽ thiết kế gốc có thể được sao chép hoặc photocopy, sau đó sẽ được các bên liên quan đóng dấu xác nhận để công nhận chính thức là bản vẽ hoàn công.
Nếu bản vẽ hoàn công vượt quá mức sai số cho phép thì nhà thầu nên làm gì?
Nếu gặp trường hợp bản vẽ hoàn công vượt quá mức sai số cho phép thì nhà thầu cần ghi lại. Nếu sai chố quá lớn giữa bản vẽ thiết kế và thực tế, nhà thầu cần xem xét việc tạo bản vẽ mới để phản ánh đúng hiện trạng của công trình. Và chắc chắn rằng, bản vẽ hoàn công cần phải tuân thủ đúng các quy định hiện hành.
Trong trường hợp có nhiều nhà thầu liên danh/kết hợp tham gia, mỗi nhà thầu phải tự chịu trách nhiệm hoàn thành phần bản vẽ hoàn công của công trình mà mình đảm nhiệm. Không được phép ủy thác nhiệm vụ này cho nhà thầu khác.
Xem thêm: Bản vẽ thiết kế phòng sạch