Trong việc xây dựng, biện pháp thi công đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định và hiệu quả của công việc. Để đảm bảo tính bền vững, an toàn và chắc chắn của công trình, quy trình thi công cần được tổ chức một cách hợp lý. Hãy cùng KYODO tìm hiểu về khái niệm và các bước cơ bản để lập biện pháp thi công xây dựng!
1. Biện pháp thi công là gì?
Biện pháp thi công có tên tiếng anh là Construction Method Statement hoặc Manner of Execution , là một trình tự và cách thức triển khai thi công một công trình từ lúc khởi công cho đến lúc hoàn thiện và bàn giao cho chủ đầu tư.
Biện pháp thi công (BPTC) được hiểu nôm na là cách thi công và phân chia các hạng mục công việc cụ thể của công trình xây dựng. Chính vì vậy, mỗi công trình mỗi dự án sẽ có BPTC khác nhau phù hợp với yêu cầu cụ thể của công trình đó. Một biện pháp thi công (BPTC) hoàn thiện phải đề ra được:
- Cách thức xây dựng hiệu quả, an toàn và thời gian hợp lý
- Đảm bảo vấn đề về phòng chống: chống cháy, chống rạn nứt, tai nạn,…
Xem thêm: Dự toán xây dựng là gì? Chìa khóa lợi nhuận khi đầu tư
Mục đích
Mục đích chính của việc áp dụng biện pháp thi công là để đảm bảo rằng các công việc xây dựng được thực hiện theo kế hoạch, đúng tiến độ và đạt được chất lượng mong muốn. Nó cũng nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho công nhân và các bên liên quan, cũng như bảo vệ môi trường xung quanh khu vực thi công.
Dowload các biện pháp thi công MIỄN PHÍ
Qúy doanh nghiệp có thể hiểu sâu hơn về các biện pháp thi công cho từng loại công trình. KYODO đã tổng hợp BPTC cho 14 loại công trình phổ biến. Cụ thể:
- Biện pháp thi công hạ tầng
- Biện pháp thi công tầng hầm
- Biện pháp thi công trụ cột cáp treo
- Biện pháp thi công nhà cao 2 tầng
- Biện pháp thi công cầu dây văng
- Bản vẽ biện pháp thi công dàn giáo bao che
- Biện pháp thi công hầm chui dân sinh
- Biện pháp thi công chùa
- Biện pháp thi công tầng hầm tổ hợp
- Biện pháp thi công hệ thống thoát nước ở thành phố
- Biện pháp thi công nhà phố
- Biện pháp thi công tầng hầm KS Grand
- Biện pháp thi công tầng hầm
- Biện pháp thi công nhà cao tầng
BẠN CÓ THỂ DOWNLOAD TẠI ĐÂY.
2. Nội dung chính cần phải có trong biện pháp thi công
Mỗi công trình, mỗi dự án đòi hỏi một biện pháp thi công chuyên biệt để đáp ứng yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư hoặc khách hàng. Tuy nhiên, dù nội dung biện pháp thi công là gì, điều quan trọng là phải đảm bảo các thông tin sau:
- Trang thiết bị, máy móc và công nghệ dự định lựa chọn để thi công
- Trình tự các bước thi công trong từng hạng mục
- Biện pháp kiểm tra
- Giải pháp an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh
- Tính toán sự cố và cách khác phục khi chẳng may xảy ra
- Tiến độ thi công của công trình
Nếu biện pháp thi công mà bạn áp dụng đem lại hiệu quả cao về cả kỹ thuật và kinh tế, thì điều này sẽ làm cho bất kỳ nhà đầu tư nào cũng sẵn lòng đầu tư và triển khai dự án.
Tuy nhiên, nếu bạn quyết định áp dụng một biện pháp thi công khác ngoài kế hoạch đã được chủ đầu tư xác định, bạn sẽ phải đảm bảo và được sự chấp nhận của chủ đầu tư và tư vấn giám sát.
Thường thì, biện pháp thi công sẽ được đơn vị nhận thầu xây dựng lập ra và được chủ đầu tư xem xét. Thông tin về biện pháp thi công này sẽ giúp chủ đầu tư đảm bảo rằng công trình đạt được hiệu quả cao về mặt kỹ thuật và tiết kiệm chi phí xây dựng. Việc lập biện pháp thi công không phải là điều dễ dàng và cần sự chuẩn bị cẩn thận từ đội ngũ có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng.
3. Một số loại biện pháp thi công
Biện pháp thi công thường phụ thuộc vào loại công trình cụ thể và dự án đang triển khai. Tuy nhiên, nó có thể được phân loại theo 6 loại hình công trình chính như sau:
- Biện pháp thi công công trình dân dụng
- Công trình nhà xưởng khung thép
- Công trình san nền
- Công trình thủy lợi
- Công trình giao thông
- Công trình lắp đặt nội thất
- Công trình lắp đặt thang máy
4. Các bước thiết lập biện pháp thi công
Khi đã hiểu được ý nghĩa của biện pháp thi công, nhiều người sẽ muốn biết cách thực hiện nó, từ các bước cơ bản đến quá trình thi công chi tiết. Mặc dù nội dung của biện pháp có thể thay đổi tùy theo đặc điểm cụ thể của từng công trình, loại hình và cấu trúc, nhưng cốt lõi của quá trình thực hiện thường không khác biệt quá nhiều. Cụ thể:
- Bước 1: Chuẩn bị (san lấp, đào,…) mặt bằng thi công công trình xây dựng
- Bước 2: Triển khai thi công các hạng mục công trình
- Bước 3: Lắp đặt từng phần của công trình theo dự kiến
- Bước 4: Điều chỉnh, kiểm tra, rà soát mọi chi tiết của hệ thống một cách kỹ càng
- Bước 5: Nhà thầu chuyển giao cách sử dụng cho chủ đầu tư (công nghệ, kỹ thuật,…), hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý có liên quan tới công trình trước khi đi vào hoạt động
5. Một số lưu ý khi lập BPTC
Khi lập biện pháp thi công, nhà thầu xây dựng cần chú ý đến các điểm sau:
- Nguồn nhân lực: Cần được tính toán một cách chính xác số lượng lao động cần thiết cho quá trình thi công và có kế hoạch dự phòng trong trường hợp thiếu hụt nhân công
- Vật tư, thiết bị: Cung ứng liên tục và không gặp sự cố ngắt quãng. Bất kỳ gián đoạn nào trong việc cung ứng vật tư đều có thể dẫn đến tạm dừng công trình, ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí
- Đánh giá và quản lý rủi ro: Bao gồm đánh giá môi trường thi công và lên kế hoạch để giảm thiểu các rủi ro có thể phát sinh, đảm bảo an toàn cho người lao động và công trình
- Vệ sinh sạch sẽ: Việc duy trì vệ sinh môi trường và khu vực thi công là rất quan trọng để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và sạch sẽ theo đúng quy định và tiêu chuẩn của pháp luật
Tùy thuộc vào tính chất và quy mô của dự án, biện pháp thi công có thể đơn giản hoặc phức tạp. Tuy nhiên, để chủ đầu tư chấp thuận biện pháp thi công, nhà thầu cần phải minh bạch về tính khả thi và hiệu quả của kế hoạch, đảm bảo rằng nó có thể đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng công trình.
Xem thêm: Tư vấn thiết kế, hồ sơ xây dựng Nhà máy Gia Bình
6. Giải pháp kỹ thuật cho biện pháp thi công
Để đảm bảo thành công của một dự án xây dựng, việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số giải pháp kỹ thuật quan trọng để đảm bảo hiệu quả trong quá trình thi công:
- Người tham gia thi công xây dựng bao gồm kỹ sư, cán bộ, nhân viên kỹ thuật, đều phải có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Công nhân thi công cần có tay nghề tốt và tận tình với công việc
- Trước khi thi công, nhà thầu tiến hành khảo sát vị trí thi công, sau đó phân loại công việc cho đội ngũ thợ sẽ hoàn thiện công trình và phổ biến về an toàn lao động
- Nhà thầu thi công sẽ phải chịu chi trả thuế, bảo hiểm xã hội, phí về vệ sinh môi trường,…
- Chủ đầu tư và nhà thầu, cán bộ nhân viên công trình thường xuyên trao đổi thông tin về kỹ thuật, tiến độ, các sự cố hay vấn đề để tháo gỡ đúng cách
- Sau khi hoàn thiện công trình, cần tiến hành nghiệm thu công trình và hồ sơ liên quan để đảm bảo rằng mọi yêu cầu đã được đáp ứng và công trình đạt tiêu chuẩn chất lượng
7. Yếu tố tạo nên biện pháp thi công hiệu quả
Để đảm bảo biện pháp thi công được thực hiện hiệu quả, cần phải chú trọng vào các tổ chức sau đây:
- Tổ chức về nguồn nhân lực: Việc phân bổ nguồn nhân lực cho từng vị trí công việc là quan trọng để xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp và trách nhiệm cao, từ đó đảm bảo sự thành công của dự án.
- Tổ chức quy trình thi công: Đưa ra các quy trình rõ ràng cho công việc thi công và đảm bảo rằng các tiêu chuẩn cần thiết được tuân thủ, trong suốt quá trình thi công.
- Tổ chức thi công an toàn: Xác định và thực hiện các biện pháp an toàn phù hợp, đặc biệt là đối với các công trình sử dụng nhiều máy móc, để đảm bảo an toàn cho lao động và tránh rủi ro cháy nổ.
- Linh hoạt và phối hợp: Cần linh hoạt trong việc đưa ra biện pháp tổ chức thi công phù hợp với từng dự án và đồng thời tạo điều kiện cho sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận và nhóm làm việc.
- Dự kiến và ứng phó với sự cố: Đưa ra kế hoạch dự phòng và phương án xử lý sự cố có thể xảy ra để giảm thiểu tác động tiêu cực và đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc không bị ảnh hưởng.
Hy vọng qua bài viết KYODO chia sẻ về bản vẽ biện pháp thi công sẽ giúp bạn hiểu hơn về hạng mục công việc này từ đó đảm bảo về tiến độ và hiệu quả của công trình thi công. Mọi thông tin liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn.
Xem thêm: Vai trò và công việc của kỹ sư QS trong xây dựng