Trong các nhà máy thực phẩm, ánh sáng đóng vai trò quan trọng, không chỉ là yếu tố quyết định đến hiệu suất lao động mà còn có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Để đảm bảo điều này, lựa chọn kỹ lưỡng thiết bị chiếu sáng và cài đặt chính xác các thông số là điều cần thiết. Hiện nay, đèn LED đang ngày càng phổ biến được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy thực phẩm. Vậy lý do nào khiến đèn led lại được sử dụng phổ biến như vậy, cùng tham khảo bài viết này nhé!
1. Tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải Carbon
Nhà máy thực phẩm thường hoạt động 24/7 để đáp ứng nhu cầu sản xuất lớn. Điều này đồng nghĩa với việc các thiết bị và dây chuyền chế biến phải hoạt động liên tục, vì vậy cần sử dụng một lượng lớn năng lượng. Để giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng, những người quản lý nhà máy cần thực hiện mọi biện pháp có thể để giảm điều này.
Sử dụng đèn LED là một giải pháp hiệu quả, có thể giảm đến 90% năng lượng so với hệ thống chiếu sáng truyền thống. Đèn LED không chỉ giúp giảm thải lượng khí thải carbon ra môi trường mà còn giúp giảm chi phí hoạt động của nhà máy.
2. Đảm bảo đáp ứng yêu cầu về các chứng nhận an toàn
Các tổ chức chứng nhận đặt ra yêu cầu đặc biệt để đánh giá tính an toàn của ánh sáng trong ngành thực phẩm và đèn LED là sự lựa chọn phù hợp để đáp ứng những yêu cầu này. Dưới đây là một số tiêu chuẩn mà đèn LED cần đáp ứng:
- Chứng nhận IP69K, tiêu chuẩn này đánh giá khả năng chống lại sự xâm nhập của nước, ngay cả khi làm sạch bằng hơi nước hoặc áp suất cao.
- Tiêu chuẩn NEMA là tiêu chuẩn cho vỏ bọc, vỏ bảo vệ của các thiết bị điện tử.
- Tiêu chuẩn RoHS quy định đèn LED không nên chứa 6 loại chất độc hại, hoặc nếu có, hàm lượng phải thấp hơn ngưỡng quy định.
- Tiêu chuẩn IES LM80 đánh giá tuổi thọ và giữ màu của đèn LED
- Tiêu chuẩn IEC 62471 tập trung vào an toàn sinh học của đèn và hệ thống đèn, đặc biệt là về nguy cơ bức xạ quang thông laze đối với con người.
Xem thêm: Tiêu chuẩn ROHS là gì? RoHS Compliant điện tử
3. Thời gian bảo trì ít, tuổi thọ cao
Đèn LED có tuổi thọ cao và độ bền cao, vì vậy bạn không cần phải thay thường xuyên. Điều này giúp tiết kiệm chi phí đèn và chi phí thay thế cũng như ít ảnh hưởng đến quy trình sản xuất.
4. Tăng năng suất của nhân viên
Mức độ ánh sáng, hay còn được gọi là độ rọi, đóng vai trò quan trọng trong các ngành sản xuất. Với điều kiện ánh sáng tốt, nhân viên có thể nhìn thấy rõ các vật thể nhờ đó họ có thể làm việc với độ chính xác cao hơn.
Đèn LED được biết đến với chỉ số hoàn màu (CRI) vượt trội, CRI đo lường khả năng hiển thị màu chính xác của sản phẩm hoặc bề mặt được chiếu sáng. CRI cao thì nhân viên sẽ dễ dàng nhận biết và phân loại các thực phẩm có dấu hiệu bị hư hỏng hoặc ẩm mốc.
5. Đảm bảo an toàn
Trong quá trình chế biến và sản xuất thực phẩm, công việc chi tiết thường liên quan đến việc sử dụng các công cụ như dao và lưỡi dao, mang theo những rủi ro tiềm ẩn. Việc sử dụng ánh sáng không chói và có tầm nhìn tốt đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ tai nạn trong những tình huống như vậy. Ngoài ra, đèn LED không chứa thủy ngân trong quá trình chế tạo và vỏ được làm bằng chất liệu chắn chắc, từ đó giảm rủi ro làm tổn thương nhân viên hoặc gây hại cho sản phẩm.
Trái ngược với đèn sợi đốt truyền thống, đèn LED giảm đến 90% lượng khí thải dưới dạng nhiệt. Với khả năng hoạt động mát mẻ hơn so với đèn sợi đốt thông thường, đèn LED đảm bảo chất lượng và giữ cho đồ dễ hỏng an toàn ở nhiệt độ thấp hơn. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng, mà còn làm giảm áp lực làm việc của hệ thống điều hòa không khí (HVAC), tránh lãng phí ánh sáng dưới dạng nhiệt.
Hiện nay, thị trường đèn LED đang ngày càng phát triển, kéo theo sự gia tăng trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Đèn LED tiếp tục được cải thiện và bổ sung các tính năng mới. Do vậy việc sử dụng đèn LED trong các nhà máy công nghiệp thực phẩm là điều cần thiết. KYODO chân thành cảm ơn bạn đã giành thời gian đọc bài viết!
Xem thêm: