Dự toán xây dựng là một bước quan trọng không chỉ để ước tính chi phí, mà còn để quản lý nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả. Trong thị trường biến động ngày nay, dự toán càng trở nên quan trọng và quyết định đến thành công cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Đồng hành cùng bài viết này để khám phá về định nghĩa “dự toán xây dựng“, các phương pháp lập dự toán chi phí, các vấn đề cần lưu ý và khó khăn khi tính toán chi phí, … nội dung này sẽ cung cấp thêm thông tin để quý bạn đọc có thêm các phương án cho việc tối ưu hóa đầu tư xây dựng, mang lại giá trị thực sự cho dự án.
I. Dự toán xây dựng là gì?
Dự toán xây dựng là phần tài liệu xác định theo tổng mức chi phí cần thiết cho việc xây dựng công trình. Phần dự toán này được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế công trình, thiết kế xây dựng.
Dự toán xây dựng công trình bao gồm:
- Dự toán xây lắp: chi phí vật liệu, nhân công, cho máy móc thi công …
- Dự toán mua sắm trang thiết bị: bao gồm chi phí mua sắm, vận chuyển, lắp đặt …
- Dự toán chi phí khác: bao gồm chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, bảo hiểm, đền bù, giải phóng mặt bằng …
- Dự toán chi phí dự phòng: bao gồm dự phòng khối lượng, dự phòng giá cả và các khoản dự phòng khác.
Dự toán xây dựng là tài liệu quan trọng trong quá trình đầu tư xây dựng công trình, được sử dụng làm cơ sở cho việc lập kế hoạch đầu tư xây dựng, giúp xác định mức vốn đầu tư xây dựng cho công trình đó. Dự toán có thể dùng cho việc lựa chọn nhà thầu sau khi đấu thầu hoặc giám sát, thanh tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng và giải quyết các tranh chấp về giá trị đầu tư dự án.
Dự toán xây dựng có những loại nào?
Theo mục đích:
- Dự toán đầu tư sơ bộ.
- Dự toán xây dựng tổng thể.
- Dự toán chi tiết.
Theo công trình:
- Dự toán xây dựng công trình dân dụng (nhà ở, biệt thự, …).
- Dự toán xây dựng thương mại, dịch vụ (Khách sạn, tòa nhà thương mại, ..).
- Dự toán xây dựng công nghiệp (xây dựng nhà máy, nhà xưởng, nhà kho, …).
- Dự toán xây dựng công trình giao thông (đường bộ, cao tốc, sân bay …).
- Dự toán xây dụng công trình nông nghiệp, thủy lợi (kênh, rạch, đường dẫn tưới tiêu …).
- …
II. Các thành phần của dự toán xây dựng
1. Dự toán chi phí xây lắp
Giá trị dự toán chi phí xây lắp là phần lớn trong tổng dự toán, bao gồm các phần chính như chi phí cho vật tư, cho nhân công, cho vận hành máy móc thi công, chi phí khác liên quan. Trong đó
- Chi phí vật liệu, vật tư: Mua sắm các loại vật liệu xây dựng (sắt, thép, xi măng, cát, đá, gạch, … ). Được xác định dựa trên cơ sở định mức dự toán xây dựng công trình và giá thị trường.
- Chi phí nhân công: Là phần trả lương, khoán thầu cho nhân lực tham gia thi công xây dựng. Chi phí này được xác định dựa trên hạn mức xây dựng, từ việc bóc tách khối lượng công việc và đơn giá nhân công thị trường.
- Cho phí vận hành máy móc: Chi phí để mua hoặc thuê máy móc, thiết bị thi công. Được xác định dựa trên khối lượng định mức và giá của thị trường.
- Chi phí khác và dự phòng: Dành cho các phần việc liên quan khác đến xây dựng như quản lý vật tư vật liệu, bảo quản, thử nghiệm, vật mẫu, … Dự phòng liên quan đến các vấn đề có thể phát sinh, biến động giá của thị trường, thay đổi thiết kế, thay đổi máy móc, nhân sự …
Lập định mức dự toán xây dựng công trình cần những gì?
- Thu thập các thông tin cần thiết như thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, định mức xây dựng công trình, giá vật liệu, nhân công, máy thi công,…
- Đo, bóc tách khối lượng công việc dựa trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
- Xác định theo đơn giá của từng hạng mục xây dựng trên cơ sở định mức danh mục xây dựng và giá vật liệu, nhân công, máy thi công.
- Tính toán tổng giá trị của dự toán.
2. Dự toán chi phí mua sắm thiết bị
Phần này bao gồm chi phí mua sắm, vận chuyển và lắp đặt. Trong đó:
- Chi phí mua sắm: Cần thiết để mua các loại trang thiết bị cần thiết cho công trình như máy móc, thiết bị, đồ dùng, nội thất,… Được xác định trên cơ sở giá thị trường của các loại trang thiết bị cần mua.
- Chi phí vận chuyển: Cần thiết để vận chuyển các loại trang thiết bị từ nơi mua, kho đến công trình. Được xác định trên cơ sở khối lượng, khoảng cách và giá cước vận chuyển.
- Chi phí lắp đặt: Dành cho việc lắp đặt các loại trang thiết bị tại công trình. Được xác định trên cơ sở khối lượng, tính chất của các loại trang thiết bị cần lắp đặt và giá nhân công lắp đặt.
- Chi phí khác: Để thực hiện các công việc khác liên quan đến mua sắm trang thiết bị như chi phí quản lý mua sắm, bảo hiểm trang thiết bị, kiểm tra kiểm định,…
Lập dự toán mua sắm trang thiết bị
Để lập dự toán dành cho thiết bị cần căn cứ vào các yếu tố như: Danh mục trang thiết bị cần mua, giá thị trường của các loại trang thiết bị, Khối lượng vận chuyển, lắp đặt. Người lập cần căn cứ vào các thông tin thu thập được, đơn giá và các phần liên quan khác.
3. Dự toán chi phí khác
Chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án là các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, đảm bảo cho dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Chi phí quản lý dự án bao gồm các khoản như sau:
- Tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn cho nhân viên quản lý dự án.
- Chi trả cho văn phòng, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, nhiên liệu, điện, nước, viễn thông, internet,… phục vụ cho hoạt động của bộ phận quản lý dự án.
- Chi trả cho việc đi lại, lưu trú, hội nghị, hội thảo,… cho nhân viên quản lý dự án.
- Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên quản lý dự án.
- Chi phí khác phục vụ cho hoạt động quản lý dự án.
Chi phí tư vấn giám sát
Chi phí tư vấn giám sát phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, nhằm đảm bảo cho dự án được thực hiện đúng thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và các quy định của pháp luật. Chi phí tư vấn giám sát bao gồm các khoản chi sau:
- Tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn cho nhân viên tư vấn giám sát.
- Chi trả văn phòng, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, nhiên liệu, điện, nước, viễn thông, internet,… phục vụ cho hoạt động của bộ phận tư vấn giám sát.
- Chi trả cho việc đi lại, lưu trú, hội nghị, hội thảo,… cho nhân viên tư vấn giám sát.
- Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên tư vấn giám sát.
- Các mục khác phục vụ cho hoạt động tư vấn giám sát.
Chi phí bảo hiểm
Chi phí bảo hiểm là các phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, nhằm bảo vệ các chủ thể tham gia dự án khỏi các rủi ro có thể xảy ra. Chi phí bảo hiểm thông thường bao gồm các khoản chi sau:
- Bảo hiểm công trình xây dựng.
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của nhà thầu.
- Bảo hiểm tài sản của chủ đầu tư.
- Bảo hiểm khác cho dự án.
Chi phí dự phòng, phát sinh
Chi phí dự phòng, phát sinh là các khoản phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, ngoài các khoản đã được xác định trong dự toán xây dựng, thông thường bao gồm các khoản chi sau:
- Chi phí dự phòng chung là khoản dự phòng cho các danh mục chưa thể xác định được khối lượng hoặc giá trị chính xác trong giai đoạn lập dự toán xây dựng và được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng mức đầu tư xây dựng.
- Chi phí dự phòng trượt giá là khoản dự chi cho khả năng biến động giá cả của thị trường trong quá trình thực hiện dự án, được xác định trên cơ sở tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng mức đầu tư xây dựng và thời gian thực hiện dự án.
- Chi phí dự phòng phát sinh khác dành cho các phát sinh ngoài các danh mục đã được xác định trong dự toán xây dựng, thường bao gồm các chi phí như: Phát sinh do thay đổi thiết kế, thay đổi vật tư, phương án; Do điều kiện địa lý, địa chất, khí hậu; Các yếu tố khác không thể dự kiến trước.
Các chi phí khác trong dự toán xây dựng được xác định trên cơ sở các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
III. Vai trò của dự toán công trình trong xây dựng công nghiệp
- Xác định tổng chi phí đầu tư, căn cứ để lập kế hoạch:Dự toán xây dựng có thể giúp chủ đầu tư đánh giá tính khả thi của dự án trước khi triển khai thực hiện.
- Giúp thẩm định, phê duyệt dự án xây dựng: Cung cấp thông tin về tổng mức đầu tư, từng hạng mục, thời gian thực hiện dự án,… giúp cơ quan có thẩm quyền đánh giá tính hợp lý và khả thi của dự án.
- Căn cứ để ký kết các hợp đồng liên quan: Cung cấp thông tin về tổng mức đầu tư, từng hạng mục, thời gian thực hiện dự án,… giúp các bên tham gia ký kết hợp đồng thống nhất về các nội dung liên quan đến chi phí.
- Thanh, quyết toán chi phí đầu tư.
Tại sao dự toán công trình xây dựng lại là chìa khóa lợi nhuận khi đầu tư?
- Giúp chủ đầu tư xác định tổng mức đầu tư và là yếu tố quan trọng quyết định đến tính khả thi của dự án, sinh lời của dự án và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
- Giúp chủ đầu tư quản lý dự án thông qua việc cung cấp thông tin về các khoản thu chi của từng hạng mục, thời gian thực hiện dự án,… nhằm theo dõi, giám sát và kiểm soát dự án một cách hiệu quả.
- Giúp chủ đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách xác định chính xác tổng mức đầu tư, quản lý chi phí dự án một cách chặt chẽ.
IV. Cách lập dự toán khi xây dựng nhà máy, nhà xưởng
1. Phương pháp lập dự toán theo định mức, đơn giá
Xác định phạm vi công việc
Bước đầu tiên là xác định phạm vi công việc cần lập dự toán. Phạm vi công việc cần lập dự toán bao gồm các hạng mục các công việc phải thực hiện:
- Hạng mục xây dựng: bao gồm các công việc xây dựng phần thô, phần hoàn thiện,…
- Hạng mục lắp đặt: bao gồm các công việc lắp đặt hệ thống điện, hệ thống nước, hệ thống thông tin,…
- Hạng mục thiết bị: bao gồm các công việc mua sắm, lắp đặt thiết bị cho nhà máy, nhà xưởng.
- …
Thu thập thông tin
Tiếp theo là thu thập thông tin cần thiết để lập dự toán công trình. Thông tin cần thu thập bao gồm:
- Thông tin về thiết kế: bao gồm bản vẽ thiết kế, thuyết minh thiết kế,…
- Thông tin về địa điểm xây dựng: bao gồm địa hình, địa chất, khí hậu,…
- Thông tin về vật tư, thiết bị: bao gồm chủng loại, số lượng, đơn giá thị trường,…
- …
Xác định định mức, đơn giá định mức
Đơn giá là cơ sở để tính toán chi phí xây dựng. Định mức, đơn giá được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tính toán chi phí
Sau khi xác định được định mức, đơn giá, tiến hành tính toán chi phí cho từng hạng mục công việc. Cách tính toán theo định mức, đơn giá như sau:
- Chi phí = Định mức * Đơn giá * Số lượng
Trong đó:
- Chi phí: Tính theo từng hạng mục công việc.
- Định mức: Khối lượng công việc cần thực hiện để hoàn thành một đơn vị sản phẩm.
- Đơn giá: Giá trị của một đơn vị sản phẩm.
- Số lượng: Số lượng sản phẩm/công việc cần thực hiện.
Lập dự toán tổng thể
Tổng hợp chi phí của từng hạng mục công việc để lập dự toán tổng thể cho dự án. Tuy nhiên phương pháp này còn có một số hạn chế cần lưu ý:
- Định mức, đơn giá có thể không phù hợp với thực tế thi công.
- Phương pháp này không thể lập dự toán cho các hạng mục công việc không có định mức, đơn giá.
2. Phương pháp lập dự toán theo giá thị trường
Tương tự các bước như ở mục 1, tuy nhiên phương pháp này sẽ có một số khác biệt
Công thức dự toán theo giá thị trường như sau:
- Chi phí = Giá thị trường * Số lượng
Trong đó:
- Chi phí: Tính theo từng hạng mục công việc.
- Giá thị trường: Giá cả của một đơn vị sản phẩm trên thị trường.
- Số lượng: Số lượng sản phẩm cần thực hiện.
Lưu ý:
- Phương pháp này đòi hỏi tính chuyên môn cao.
- Cần cập nhật thường xuyên giá cả thị trường để đảm bảo tính chính xác của dự toán.
V. Thách thức và giải pháp khi lập dự toán đầu tư xây dựng
1. Các thách thức, khó khăn gặp phải khi lập dự toán
- Thông tin không đầy đủ, chính xác: Để lập dự toán chính xác, cần có đầy đủ và chính xác các thông tin về thiết kế, vật tư, thiết bị, nhân công,… Tuy nhiên, trong thực tế, các thông tin này thường không đầy đủ và chính xác, gây khó khăn cho việc lập dự toán.
- Biến động giá cả thị trường: Giá cả thị trường của vật tư, thiết bị, nhân công,… luôn biến động. Điều này gây khó khăn cho việc dự toán chi phí xây dựng và lập dự toán.
- Yếu tố khách quan, chủ quan: Trong quá trình lập dự toán, có thể gặp phải các yếu tố khách quan, chủ quan ngoài dự kiến, gây ảnh hưởng đến tính chính xác của dự toán.
- Yếu tố chuyên môn: Đòi hỏi am hiểu và tính chuyên môn cao.
2. Giải pháp
Để khắc phục các thách thức và khó khăn khi lập dự toán công trình xây dựng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, bao gồm chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn,… Ngoài ra, cần cập nhật thường xuyên thông tin về giá cả thị trường, các quy định của pháp luật và các yếu tố khách quan, chủ quan có thể ảnh hưởng đến dự án.
Xem thêm: Hạch toán xây dựng nhà xưởng – Bí quyết tối ưu lợi nhuận