Thi công sàn Vinyl chống tĩnh điện

Sàn Vinyl chống tĩnh điện có những đặc điểm nổi trội và ngày càng nhận được sự lựa chọn và tin dùng trong nhiều lĩnh vực. Vậy sàn Vinyl chống tĩnh điện là gì? Quy trình thi công sàn Vinyl chống tĩnh điện gồm những bước nào? Ưu điểm và nhược điểm của loại sàn này. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của KYODO

Thi công sàn Vinyl chống tĩnh điện đạt chuẩn
Thi công sàn Vinyl chống tĩnh điện đạt chuẩn

Sàn Vinyl chống tĩnh điện là gì?

Sàn Vinyl chống tĩnh điện hay còn được gọi với cái tên thông thường là nhựa tổng hợp PVC. Đây là loại nhựa có đặc tính nhựa nhiệt dẻo, có gốc Vinyl và đặc biệt là khả năng tĩnh điện vô cùng cao. Nhựa PVC được sản xuất từ dầu thô hoặc sản xuất nhân tạo từ thành phần hóa học của muối ăn.

Sàn Vinyl chống tĩnh điện là dòng sản phẩm sàn đặc biệt với khả năng triệt tiêu dòng tĩnh điện và có mức phát xạ khí thải thấp. Nhựa Vinyl có khả năng ngăn chặn tĩnh điện, đảm bảo an toàn khi có sự cố cháy nổ hay hỏa hoạn… Chính vì vậy, nó vô cùng phù hợp với các môi trường đòi hỏi yêu cầu về Phòng cháy chữa cháy cao như phòng khám y khoa, các khu sản xuất điện tử, phòng thí nghiệm, nhà xưởng, xí nghiệp, nhà máy… hay những nơi có xảy ra sự phóng tĩnh điện. 

san-vinyl-chong-tinh-dien

Sàn Vinyl chống tĩnh điện là gì?

Xem ngay: Sàn vinyl kháng khuẩn

Ưu điểm của sàn Vinyl chống tĩnh điện

Sàn Vinyl chống tĩnh điện có nhiều ưu điểm nổi bật như: 

  • Độ dẻo cao, độ đàn hồi ổn định, ít trầy xước và khả năng chịu lực nén tốt
  • Khả năng chống trơn trượt cao
  • Có nhiều màu sắc cho khách hàng lựa chọn, tính thẩm mỹ cao
  • Khả năng chịu nhiệt vô cùng tốt, ít bị biến dạng do các tác nhân ngoài
  • Khả năng chống nấm mốc, hóa chất, chống thấm nước cao
  • Đặc biệt khả năng kháng khuẩn cao
  • Hạn chế tiếng vang, ồn
  • Dễ dàng trong khâu vệ sinh
  • Chỉ số chống tĩnh điện: từ 104 – 106Ω (dẫn tĩnh điện), phân tán tĩnh điện >106Ω.
  • Dễ lắp đặt, sử dụng do có trọng lượng vô cùng nhẹ
  • Giá cả phải chăng.
  • Sàn Vinyl chống tĩnh điện có độ phẳng cao và có ít mạch nối hơn so với các loại sàn khác trên thị trường.

Đặc biệt, sàn Vinyl chống tĩnh điện có khả năng khắc phục được rất nhiều các nhược điểm của các dòng vật liệu lót sàn khác cả về công năng và hiệu năng. Chính vì vậy, nó thích hợp sử dụng trong bệnh viện, các khu vực có cảm biến tinh vi hay những nơi có xảy ra hiện tượng phóng điện… 

uu-diem-san-vinyl-chong-tinh-dien

Ưu điểm của sàn Vinyl chống tĩnh điện

Xem ngay: Phóng tĩnh điện – ESD là gì? Chống tĩnh điện trong phòng sạch

Hướng dẫn thi công sàn Vinyl chống tĩnh điện

Một số lưu ý

  • Các tấm sàn chống tĩnh điện nên được lắp từng tấm một
  • Đặt các tấm sàn theo cùng một hướng nhất định
  • Nên đo và cắt các tấm sàn kỹ lưỡng để các tấm sàn khít và liên kết chặt chẽ với nhau
  • Các đường nối phải luôn được lắp kỹ và đóng chặt sau khi vật liệu được đặt lên chất kết dính
  • Đo đạc và cắt trước khi thi công để việc thi công dễ dàng, nhanh chóng, hạn chế lớp keo dán sàn bị khô
  • Các vết dơ, keo dư trên sàn chống tĩnh điện đều cần được làm sạch trước khi sàn khô
  • Không để sàn tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và giữ nhiệt độ ổn định khoảng 30 độ C trong khoảng 45h đồng hồ
  • Không được di chuyển trên mặt sàn cho đến khi sàn cứng hoàn toàn sau 48h. 

Các bước thi công

  • Bước 1: Cắt các tấm sàn Vinyl chống tĩnh điện theo kích thước phù hợp việc lắp ghép
  • Bước 2: Trải keo chuyên dụng tại những nơi cần lắp ghép, thi công sàn chống tĩnh điện. Sau đó dán lần lượt các tấm sàn Vinyl lên toàn bộ mặt sàn
  • Bước 3: Dùng con lăn chuyên dụng để cán sàn Vinyl chống tĩnh điện
  • Sau khi dán sàn khoảng 30 phút, thợ thi công sẽ sử dụng con lăn chuyên nghiệp để cán lại đều lên toàn bộ mặt sàn với trọng lượng khoảng 50kg. Ở những vị trí không thể sử dụng con lăn lớn, bạn sẽ sử dụng dụng cụ để lăn tay. 
  • Bước 4: Đặt cuộn sàn tiếp theo lên bề mặt, chừa điểm giao giữa 2 cuộn sàn khoảng 2 cm
  • Bước 5: Cắt phần sàn thừa tại mối nối
  • Bước 6: Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để dán keo tại mối nối giữa 2 cuộn sàn chống tĩnh điện. Ở bước này, thợ thi công sẽ sử dụng dụng cụ chuyên nghiệp để lắp keo vào những mối nối theo đường chuẩn đã tạo ra trước đó. 
  • Bước 7: Cắt mối keo nối giữa 2 phần sàn để hoàn tất quá trình thi công. Sau đó làm sạch lại sàn bằng khăn mềm để công trình sạch sẽ, chỉn chu và hoàn hảo. 

Cách nhận biết loại sàn nhựa Vinyl kém chất lượng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi bán các sản phẩm gạch Vinyl chất lượng kém. Dưới đây, KYODO sẽ chỉ ra một số đặc điểm phồ biến để nhận dạng loại gạch Vinyl kém chất lượng và có những sự lựa chọn tốt hơn khi mua hàng:

  • Màu sắc nhợt nhạt, dễ bị trầy xước
  • Giá thành rẻ
  • Hèm khóa không chắc chắn
  • Mùi nhựa nồng và gây khó chịu
  • Khi thi công sẽ gặp vấn đề về màu sắc dây hàn nhiệt nhạt màu, khó bám vào tấm sàn nên dễ bị bung
  • Khi sử dụng máy đo điện trở, gạch Vinyl giả sẽ có ngưỡng điện trở vượt mức cho phép. 

Trên đây là những thông tin về sàn Vinyl chống tĩnh điện, đặc điểm, cách thi công cùng một vài lưu ý khi lựa chọn loại sàn này. Cảm ơn đã theo dõi KYODO.

Đọc ngay: Tiêu chuẩn chống tĩnh điện ANSI/ESD S20.20

0777 386 683