Nhà xưởng tiền chế và những điều bạn cần biết

Nhà xưởng tiền chế đang là phương pháp xây dựng nhà xưởng tối ưu nhất được nhiều nhà đầu tư và khách hàng lựa chọn. Bởi đây là một phương pháp xây dựng nhanh chóng và hiệu quả cho các công trình công nghiệp, nhà xưởng, đồng thời giúp giảm thời gian thi công và chi phí lao động. Hơn thế nữa, nhà xưởng khung thép hoàn toàn có thể tái chế, di dời và lắp dựng lại ở vị trí khác. Để biết thêm nhiều thông tin hơn về nhà xưởng tiền chế, hãy theo dõi bài viết dưới đây!

Nhà xưởng tiền chế và những điều bạn cần biết
Nhà xưởng tiền chế và những điều bạn cần biết

1. Nhà xưởng tiền chế là gì?

Nhà xưởng tiền chế hay còn được gọi là nhà thép tiền chế hay khung thép được xây dựng từ các cấu kiện bằng thép. Nhà xưởng khung thép tiền chế sẽ được thiết kế, gia công và sản xuất tại nhà máy với số lượng và kích thước theo đúng bản vẽ kỹ thuật. Sau khi hoàn thành, cấu kiện thép sẽ được vận chuyển đến công trình để thực hiện giai đoạn lắp dựng và hoàn thiện.

Xem thêm: Sàn deck là gì? Thi công sàn deck – KYODO

2. Kết cấu của nhà xưởng khung thép tiền chế

Nhà xưởng khung thép tiền chế được cấu tạo gồm 6 phần chính:

  • Kết cấu móng: Móng là nơi chịu tải trọng nhiều nhất. Sử dụng hệ móng bê tông cốt thép giúp móng chắc chắn hơn
  • Nền nhà xưởng thép tiền chế: Nền sẽ được đổ bê tông dưới lớp Base và cát đầm chặt. Tùy thuộc vào tải trọng và đặc điểm địa chất của công trình sẽ có loại nền phù hợp (nền thông thường, nên gia cố cọc xi măng đất, nền treo)
  • Hệ thống khung chính: Cột, kèo, dầm
  • Hệ thống cửa trời và mái Canopy: Hệ thống này có tác dụng thông gió và che nắng che mưa cho nhà xưởng
  • Hệ kết cấu phụ: Xà gồ (xà gồ vách, xà gồ mái,…), hệ giằng, thanh chống, dầm tường,…
  • Hệ thống phụ kiện và bao che: Tôn vách, tôn mái và phụ kiện
Cấu tạo của nhà xưởng tiền chế
Cấu tạo của nhà xưởng tiền chế

Ngoài ra, nhà tiền chế có thể tích hợp thêm nhiều kết cấu để có thể phục vụ nhu cầu của chủ đầu tư và khách hàng. Cụ thể:

  • Dầm cầu trục (nâng đỡ hệ thống cầu trục), sàn tầng lửng, hệ trợ lực mái, lối đi,…
  • Phụ kiện chi tiết (mái che, diềm ốp, máng xối, hệ thống thông gió, cáp giằng,…)

Xem thêm: Vai trò và công việc của kỹ sư QS trong xây dựng

3. Ưu điểm vượt trội của nhà xưởng tiền chế

Nhà xưởng khung thép tiền chế mang lại một số ưu điểm vượt trội so với các phương pháp xây dựng truyền thống. Cụ thể:

  • Thi công nhanh chóng: Khung thép và các cấu kiện được sản xuất sẵn tại nhà máy, giúp rút ngắn thời gian thi công đáng kể so với nhà xưởng truyền thống. Thời gian thi công trung bình chỉ từ 3 đến 6 tháng, tùy thuộc vào quy mô và độ phức tạp của công trình.
  • Chi phí tiết kiệm: Nhà thép tiền chế có thể tiết kiệm chi phí lên đến 25% mỗi mét vuông (m2) so với phương pháp truyền thống. Quy trình xây dựng và lắp ráp đơn giản, tiêu tốn ít lao động và thời gian thi công nhanh chóng.
  • Khả năng chịu lực cao: Khung thép có khả năng chịu lực cao, chống chọi được với các tác động từ môi trường như gió bão, động đất. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tài sản bên trong nhà xưởng.
  • Linh hoạt: Có thể dễ dàng mở rộng diện tích nhà xưởng khi cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Việc mở rộng được thực hiện nhanh chóng và tiết kiệm chi phí so với nhà xưởng truyền thống.
  • Tính thẩm mỹ cao: Nhà xưởng tiền chế có thể được thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của chủ đầu tư. Sử dụng các vật liệu hiện đại như tôn, kính, vách ngăn panel giúp nhà xưởng có vẻ ngoài thẩm mỹ hơn.
  • Giải pháp “xanh”: Quá trình thi công nhà xưởng tiền chế tạo ra ít rác thải hơn so với nhà xưởng truyền thống. Sử dụng vật liệu tái chế giúp bảo vệ môi trường.
  • Dễ dàng bảo dưỡng, sửa chữa: Cấu tạo đơn giản, dễ dàng kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa khi cần thiết.
Thiết kế nhà xưởng khung thép tiền chế
Thiết kế nhà xưởng khung thép tiền chế

Xem thêm: Bí quyết tối ưu không gian nhà xưởng tiết kiệm chi phí

4. Chi phí xây dựng nhà xưởng thép tiền chế

Nhà xưởng tiền chế là sản phẩm được tạo nên từ thiết kế của chủ đầu tư. Bởi vậy, chi phí để thi công nhà xưởng khung thép tiền chế sẽ tùy theo mục đích và công năng xây dựng của chủ đầu tư. Cụ thể:

  • Chi phí nguyên vật liệu: Tùy thuộc vào loại vật liệu được sử dụng trong quá trình xây dựng như thép, tôn, vật liệu cách âm, cách nhiệt
  • Chi phí nhân công: Bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp cho lao động tham gia vào quá trình thi công
  • Chi phí thuê/mua đất: Tùy thuộc vào khu vực và diện tích đất cần thiết cho việc xây dựng nhà xưởng
  • Chi phí xin giấy phép xây dựng: Bao gồm các khoản phí liên quan đến việc lấy giấy phép xây dựng từ cơ quan chức năng
  • Chi phí thiết kế: Bao gồm tiền công của các kiến trúc sư và kỹ sư để lập bản vẽ thiết kế
  • Chi phí thuế: Các loại thuế liên quan đến việc xây dựng như thuế VAT, thuế môi trường và thuế đất đai
  • Chi phí trang thiết bị: Bao gồm các thiết bị và công cụ cần thiết cho quá trình thi công như máy móc, dụng cụ và vật liệu phụ trợ khác
Một số thiết kế đặc biệt của nhà xưởng tiền chế
Một số thiết kế đặc biệt của nhà xưởng tiền chế

Xem thêm: Top 5 loại vật liệu cách âm phổ biến nhất hiện nay

5. Tiêu chuẩn thi công nhà xưởng khung thép tiền chế

Các nhà đầu tư vần lưu ý các tiêu chuẩn sau trong việc thi công nhà xưởng khung thép tiền chế:

  • Tiêu chuẩn kết cấu thép – tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 5575-2012
  • Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép: Eurocode 3
  • Thiết kế kết cấu liên hợp bê tông và thép: Eurocode 4
  • Chỉ dẫn kỹ thuật cho kết cấu thép nhà cao tầng: AICS 360

Xem thêm: Máng xối là gì? Tại sao phải sử dụng máng xối cho công trình?

6. Nhà xưởng thông thường và nhà xưởng khung thép

Nhà xưởng thông thường và nhà xưởng khung thép là hai loại cấu trúc phổ biến trong ngành xây dựng. Tuy nhiên, mỗi loại cấu trúc sẽ có đặc điểm riêng. Cụ thể:

Đặc điểm NHÀ XƯỞNG KHUNG THÉP TIỀN CHẾ NHÀ XƯỞNG THÔNG THƯỜNG
Thời gian thi công Các cấu kiện được sản xuất sẵn. Vì vậy, quá trình thi công diễn ra nhanh chóng, rút ngắn tiến độ dự án Quá trình xây dựng cần phải đi từng bước từ dựng móng, đổ bê tông, xây dựng các tầng và hoàn thiện. Vì vậy, xây dựng theo phương pháp này tốn nhiều thời gian hơn
Chi phí Mặc dù sản xuất khung thép có thể tạo ra một số chi phí ban đầu, nhưng quá trình thi công nhanh chóng sẽ giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí lao động Sử dụng bê tông cùng với quy trình truyền thống, thời gian thi công lâu dẫn đến chi phí cao hơn
Tính linh hoạt trong thiết kế Tính linh hoạt cao, có thể thay đổi theo yêu cầu cụ thể của từng dự án Linh hoạt trong thiết kế và kết cấu, nhưng hạn chế trong việc thay đổi sau khi đã xây dựng
Chất lượng và độ bền Khung thép tiền chế thường được sản xuất trong môi trường kiểm soát, giúp đảm bảo chất lượng và độ bền cao. Chất lượng và độ bền sẽ phụ thuộc vào cách thi công và chất lượng vật liệu đầu vào
Mục đích sử dụng Phù hợp cho các dự án công nghiệp, nhà máy, nhà xưởng sản xuất Phù hợp cho các dự án cần tính cách âm, cách nhiệt cao hoặc dự án đòi hỏi thiết kế phức tạp.
So sánh giữa nhà xưởng tiền chế và nhà xưởng thong thường
So sánh giữa nhà xưởng tiền chế và nhà xưởng thông thường

7. Ứng dụng của nhà xưởng tiền chế

Nhà xưởng khung thép ngày nay được sử dụng phổ biến vì tính ứng dụng cao, đa dạng các tính năng. Cụ thể:

  • Nhà xưởng công nghiệp, công nghiệp nặng, kho lạnh
  • Tòa nhà văn phòng, showroom, trung tâm thương mại
  • Nhà xưởng sản xuất,….

Xem thêm: Kết cấu thép là gì? Kết cấu thép trong nhà xưởng tiền chế

8. Đơn vị tư vấn, thiết kế thi công nhà xưởng tiền chế uy tín

KYODO tự hào là đơn vị tư vấn, thiết kế và thi công nhà xưởng tiền chế uy tín. Chúng tôi cam kết cung cấp các giải pháp xây dựng tiên tiến và chất lượng cao, đồng thời đảm bảo sự linh hoạt và hiệu quả cho các dự án của khách hàng. Với đội ngũ kỹ sư và nhân viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi luôn điều hướng đến sự thành công và hài lòng của quý khách hàng trong mọi giai đoạn của dự án. Để được tư vấn kỹ hơn, vui lòng liên hệ hottline 0777386683!

Xem thêm:

0777 386 683