Phòng sạch trong những năm gần đây không còn quá xa lạ đối với mọi người, nó ngày một phổ biến tại các nước phát triển và đang phát triển trên toàn thế giới. Nhiều năm qua, tại Việt Nam, hệ thống phòng sạch cũng được phát triển và mở rộng ở hầu hết lĩnh vực. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không rõ chính xác phòng sạch là gì và luôn đặt ra câu hỏi: “Phòng sạch là gì có độc hại không?”. Trong bài viết sau đây, KYODO sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến câu hỏi này.
Phòng sạch là gì?
Theo tiêu chuẩn TCVN 8664-1:2011 và ISO 14644-1:1999 thì “Phòng sạch” (clean room) được định nghĩa là phòng có nồng độ hạt trong không khí được kiểm soát. Nó được xây dựng và sử dụng để giảm thiểu việc đưa vào, tạo ra và lưu giữ các hạt ở bên trong phòng, trong đó các thông số liên quan khác, như nhiệt độ, độ ẩm và áp suất được kiểm soát khi cần thiết.”
Phòng sạch được ứng dụng đầu tiên vào lĩnh vực Y tế. Các y bác sĩ đã chỉ ra rằng nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh về nhiễm khuẩn là do sự mất vệ sinh trong môi trường. Phòng sạch ra đời nhằm hạn chế bụi bẩn ở bác bệnh viện, trạm xá, giúp ích trong việc giảm thiểu các bệnh về nhiễm khuẩn.
Sau đó, cùng với sự phát triển của các ngành nghiên cứu hóa học, sinh học và điện tử đã dẫn đến sự ra đời của hệ thống lọc không khí – đây là bước nhảy vọt trong phát triển phòng sạch. Ngày nay, hệ thống phòng sạch ngày càng một hoàn thiện với đầy đủ những thiết bị hiện đại như hệ thống lọc, điều khiển, trang thiết bị, đồ bảo hộ… và được ứng dụng vào nhiều ngành nghề khác, không riêng những lĩnh vực trên.
Xem ngay: Phòng sạch đạt chuẩn GMP
Làm phòng sạch có độc hại không?
Ngày nay, hệ thống phòng sạch hiện đại không còn chỉ được áp dụng trong lĩnh vực y tế, hạt nhân… mà nó còn được ứng dụng vào các ngành nghề gần gũi với con người hơn như dược mỹ phẩm, khoa học kỹ thuật, linh kiện điện tử…
Chính vì được áp dụng trong những ngành nghề đặc thù nên đã có nhiều câu hỏi đặt ra về sự an toàn khi làm việc ở phòng sạch. Có những nghi ngại về việc làm việc trong phòng sạch của những nhà máy sản xuất đồ điện tử, mỹ phẩm… dễ gây các bệnh như vô sinh, ung thư do nhiễm các chất độc hại trong môi trường.
Điều này hoàn toàn vô căn cứ và sai dẫn chứng khoa học. Như định nghĩa, phòng sạch là môi trường được đảm bảo nghiêm ngặt những tiêu chuẩn an toàn. Có thể hiểu đơn giản, ở trong phòng sạch, lượng bụi trong không khí luôn được giữ ở mức thấp nhất để hạn chế nhiễm bẩn những nghiên cứu. Đồng thời, nhiệt độ, áp suất và độ ẩm cũng được khống chế ở mức tốt nhất. Ngoài ra, phòng còn được đảm bảo vô trùng, không có các khí độc theo đúng nghĩa “sạch”. Vì vậy, người lao động có thể hoàn toàn yên tâm khi làm việc trong môi trường này.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn hơn nữa, người lao động làm việc tại đây nên được trang bị một số kỹ năng như sau:
- Được tập huấn kỹ năng làm việc và giữ vệ sinh trong phòng sạch.
- Được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ để hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn trong không khí
- Tại phòng sạch, các yếu tố phóng xạ, điện từ, hóa chất đều được đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn
- Được theo dõi sức khỏe định kỳ khi làm việc tại phòng sạch
- Môi trường làm việc luôn được theo dõi kiểm tra mức độ an toàn, vệ sinh không khí thường xuyên
Vì vậy, có thể khẳng định, làm việc trong phòng sạch không hề gây nguy hiểm đến sức khỏe của người lao động.
Những lưu ý khi làm việc trong phòng sạch
Mặc dù môi trường không độc hại nhưng khi làm việc tại phòng sạch, người lao động vẫn cần tuân thủ một số những quy định sau:
- Không mang vật dụng cá nhân như bật lửa, đồng hồ, chìa khóa vào phòng sạch
- Không được cầm nắm bất kỳ những vật mang theo bên mình vào trong phòng sạch
- Không ăn uống, hút thuốc trong phòng sạch
- Quần áo bảo hộ, vật dụng mang vào phòng sạch đều được kiểm duyệt
- Không sử dụng mỹ phẩm, nước hoa… trong môi trường phòng sạch
- Hạn chế để dung môi, hóa chất tiếp xúc trực tiếp với da
- Người lao động có bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp không được làm việc tại phòng sạch.
Xem ngay: Top 6+ thiết bị phòng sạch được sử dụng phổ biến nhất
Tuân thủ nguyên tắc 5 không:
- Không mặc quần áo bảo hộ ra ngoài nơi quy định
- Không làm hỏng, rách đồ bảo hộ, không vẽ viết lên đồ bảo hộ
- Không ngồi, dựa vào thiết bị trong phòng
- Không va chạm mạnh với trang thiết bị trong phòng
- Nếu đồ bảo hộ hỏng, hãy báo cáo ngay để được thay đồ, hạn chế tiếp xúc với hóa chất, dung môi độc hại.
Xem thêm: Nội quy phòng sạch
Phòng sạch không độc hại, hơn thế nữa, nếu chúng ta tuân thủ đúng những nguyên tắc làm việc, việc ảnh hưởng đến sức khỏe là điều không thể xảy ra. Hy vọng rằng, bài viết sẽ cho bạn cái nhìn khách quan về phòng sạch và hiểu đúng về sự ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động nếu làm việc tại đây. Người lao động có thể hoàn toàn yên tâm làm việc tại các phòng sạch ở nhà máy, xí nghiệp, tăng hiệu quả lao động và có một mức thu nhập ổn định.
Nếu quý vị đang tìm kiếm đơn vị tư vấn giải pháp, thiết kế và xây dựng phòng sạch, KYODO là một lựa chọn chính xác. Chúng tôi luôn đề cao chất lượng của giải pháp và công trình xây dựng, để hướng tới phương châm “Mang lại giá trị lâu dài cho khách hàng”. Hãy liên hệ với KYODO để được tư vấn chi tiết nhất.