Sàn nâng là gì? Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật

Sàn nâng kỹ thuật là một sản phẩm có tính ứng dụng cao, được sử dụng rộng rãi. Đây là một dòng mặt sàn thông minh, cao cấp và hiện đại. Cấu tạo của sàn nâng kỹ thuật rất đặc biệt, chính vì vậy nó mang đến những tính năng ưu việt, tiện ích. Vậy cấu tạo của nó như thế nào? Cùng KYODO khám phá trong bài viết dưới đây!

Sàn nâng là gì? Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật
Sàn nâng là gì? Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật

1. Sàn nâng là gì?

Sàn nâng hay còn được biết đến với tên gọi sàn kỹ thuật, sàn thông minh. Đây là loại sàn giúp tạo ra khoảng không giữa tấm sàn với bề mặt bê tông nhờ hệ thống chân đế nâng. Sàn nâng có thể tùy chọn được vật liệu bề mặt và vật liệu lõi. Chính vì vậy, tùy vào từng mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn loại vật liệu phù hợp nhất với công trình của mình.

Sàn nâng có thể được thiết kế để lắp đặt ở nhiều độ cao khác nhau, từ 2 inch (khoảng 51mm) cho đến 4 feet (tức khoảng 1,2m), nhằm mục đích cho người có thể bò hoặc đi bộ dưới sàn để tiến hành việc đi dây điện, lắp đặt hệ thống ánh sáng và thậm chí cả việc bảo trì các thiết bị cơ điện khác. Khoảng trống bên dưới sàn nâng có thể được sử dụng như là một không gian buồng thông gió để hỗ trợ việc điều hòa không khí, giúp duy trì môi trường làm việc lý tưởng.

2. Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật

Sàn nâng kỹ thuật có cấu tạo gồm nhiều bộ phận. Cụ thể:

  • Tấm sàn nâng: Có cấu trúc dạng hộp, được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Thông thường thép hộp có kích thước 60×60 cm, phun sơn tĩnh điện bên ngoài, bên trong là xi măng độn để tăng khả năng cách âm và chịu tải trọng cao
  • Hệ thống chân đỡ: Các thành phần được làm từ thép mạ, bao gồm: đế chân đỡ, ống tuýp chân đỡ, đầu chân đỡ
  • Thanh giằng: Gắn với chân đỡ bằng vít, làm tăng khả năng chịu lực cho mặt sàn, thường được làm từ thép mạ
  • Phụ kiện đi kèm: Keo dán chuyên dụng, vít bắt, chân nâng tấm sàn,…
Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật
Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật

3. Đặc điểm sàn nâng kỹ thuật

Sàn nâng kỹ thuật được làm từ những vật liệu chuyên dụng như thép, xi măng,…nên ở hữu các đặc điểm sau đây:

  • Sàn có trọng lượng nặng hơn các loại sàn khác, vì vậy độ cứng cũng cao hơn
  • Được làm từ những vật liệu chuyên dụng như xi măng, thép,…nên độ bền cao
  • Kết cấu chắc chắn, không sụt lún trong quá trình sử dụng
  • Quy trình thi công cần yêu cầu cao nên cần đội ngũ thi công chuyên nghiệp

Đọc ngay: Quy trình thi công sàn nâng kỹ thuật 

4. Ưu điểm của sàn nâng kỹ thuật

Sàn nâng kỹ thuật ngày càng được ưa chuộng trong các công trình xây dựng hiện đại bởi những ưu điểm vượt trội sau:

  • Vô cùng bền với thời gian, rất ít khi hỏng hóc
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí khi sửa chữa hay bảo trì, thay thế
  • Sàn giúp che đi hệ thống đường dây điện bên dưới, mang lại tính thẩm mỹ cho công trình
  • Bảo vệ hệ thống dây điện tránh bị công trùng phá hoại, tác động của môi trường
  • Dễ dàng thay thế hoặc sửa chữa khi gặp sự cố
Sàn nâng kỹ thuật trong phòng sạch
Sàn nâng kỹ thuật trong phòng sạch
  • Hạn chế tiếng ồn, rung lắc trong quá trình vận hành của thiết bị
  • Sàn chống tĩnh điện, giảm thiểu khả năng chập điện, cháy nổ và gây nguy hiểm cho người sử dụng, đặc biệt là các văn phòng có nhiều thiết bị máy móc điện tử, máy tính, dây điện, mạch…
  • Vì hệ thống sàn lắp ghép, dễ dàng thay đổi vị trí làm việc, hệ thống đường điện cũng như độ cao của sàn mà không ảnh hưởng đến hoạt động trên sàn
  • Đố chống ẩm, chống thấm nước gần như tuyệt đối

5. Tác dụng của sàn nâng kỹ thuật là gì?

Mọi loại sàn nâng đều có tác dụng chính là giảm thiểu việc đi dây điện âm tường, gây khó khăn cho quá trình sửa chữa bảo dưỡng. Tuy nhiên, mỗi một loại sàn sẽ có một tác dụng khác nhau:

  • Sàn nâng nguyên khối: Tùy thuộc vào mỗi loại vật liệu bề mặt mà sàn sẽ có những công dụng khác nhau. Với bề mặt phủ sơn tĩnh điện kết hợp với lõi xi măng đem đến khả năng chịu lực vô cùng tốt. Với sàn nâng phủ Vinyl thì khả năng khử tĩnh điện cao, phù hợp với các loại phòng sạch hay phòng sản xuất điện tử. Còn với mặt phủ HPL thì lại cho khả năng chống ồn vô cùng tốt, thường ứng dụng trong các phòng hội họp cấp cao…
  • Sàn nâng có lỗ thông hơi: Việc thiết kế những lỗ trải đều trên mặt sàn giúp loại sàn này có thể lắp hệ thống điều hòa bên dưới. Đây được xem như là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho điều hòa truyền thống bởi hiệu suất làm mát/âm cao hơn mà chi phí vận hành, bảo trì…lại thấp hơn. 

Xem ngay: Kiểm soát độ ẩm phòng sạch?

6. Một số lưu ý khi thi công sàn nâng kỹ thuật

Để đảm bảo sàn nâng đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình thi công, cần lưu ý những điểm sau

  • Kiểm tra chất lượng nền và đặc trưng công trình trước khi thi công
  • Xem xét giấu các hệ thống ngầm dưới sàn nâng để tăng tính thẩm mỹ
  • Kiểm tra chất lượng các bộ phận của sàn trước khi lắp đặt
  • Sử dụng vật liệu và công cụ chất lượng cao trong quá trình thi công
  • Thực hiện kiểm tra định kỳ và bảo trì sau khi hoàn thành

7. Một số hình ảnh thi công sàn nâng kỹ thuật của KYODO

sàn nâng là gì? ứng dụng và ưu điểm

Thi công sàn nâng trong phòng sạch

Trên đây là tất cả những thông tin về cấu tạo sàn nâng kỹ thuậtKYODO muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ thực sự có ích cho những ai đang muốn tìm hiểu thông tin về loại sàn đặc biệt này. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế, thi công sàn nâng kỹ thuật, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết. KYODO rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng! 

Xem thêm: Vệ sinh sàn Vinyl đơn giản chỉ với 3 cách sau đây

0777 386 683