TCVN 9437:2012 – Tiêu chuẩn khoan thăm dò địa chất đất thi công

Trước khi khởi công xây dựng, việc thực hiện khoan thăm dò địa chất là một phần quan trọng để đảm bảo quá trình thi công diễn ra một cách suôn sẻ, tránh gặp phải các vấn đề không mong muốn (sạt lở, mất đất, hoặc các sự cố khác). TCVN 9437:2012 đề cập đến các yêu cầu cụ thể về việc thực hiện khoan thăm dò địa chất mà các nhà thầu cần tuân thủ. Vậy TCVN 9437:2012 là gì? Phạm vi áp dụng và Nội dung của tiêu chuẩn ra sao? Cùng KYODO tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!

TCVN 9437:2012 - Tiêu chuẩn khoan thăm dò địa chất đất thi công
TCVN 9437:2012 – Tiêu chuẩn khoan thăm dò địa chất đất thi công

1. Khái niệm TCVN 9473:2012

TCVN 9437:2012 là một tiêu chuẩn của Việt Nam về khoan thăm dò địa chất đất thi công. Tiêu chuẩn này cung cấp các yêu cầu và hướng dẫn về các phương pháp khoan, thu thập mẫu và xử lý mẫu trong quá trình thăm dò địa chất đất thi công.

Tiêu chuẩn còn có thể cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện các phép đo và phân tích cần thiết để đánh giá đặc tính địa chất của đất trong quá trình thi công, như độ ổn định, khả năng chịu tải, độ dẻo dai,…Tiêu chuẩn này giúp đảm bảo rằng việc thăm dò và đánh giá địa chất đất thi công được thực hiện một cách chính xác và đáng tin cậy, từ đó hỗ trợ cho việc quyết định và thiết kế công trình xây dựng.

Để hiểu hơn về nội dung và quy định cụ thể của tiêu chuẩn này, bạn có thể tham khảo tài liệu TẠI ĐÂY.

2. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn TCVN 9437:2012 đặt ra các quy trình cụ thể cho việc thực hiện khoan thăm dò địa chất trong quá trình khảo sát thiết kế và thi công các công trình giao thông vận tải. Ngoài ra, tiêu chuẩn cũng có thể được áp dụng trong các trường hợp khảo sát thiết kế cho các công trình xây dựng khác như công trình dân dụng, thủy lợi, thủy điện,…. Tuy nhiên cần phải có sự điều chỉnh và bổ sung về kỹ thuật và biện pháp thực hiện phù hợp với từng loại công trình cụ thể.

Tiêu chuẩn này viện dẫn một số tài liệu khác như:

  • TCVN 2683: Đất cho xây dựng – Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu
  • TCVN 5747:1993: Đất xây dựng – Phân loại
  • TCVN 9351: Đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn.

3. Nguyên tắc chung của TCVN 9437:2012

Quy trình khoan thăm dò địa chất cho một công trình xây dựng bao gồm các bước chính sau:

  • Đơn vị thi công nhận nhiệm vụ để lập phương án kỹ thuật khoan và lập kế hoạch triển khai công tác khoan.
  • Dự toán các công việc cần thiết trước khi khoan thăm dò địa chất.
  • Xác định vị trí và độ sâu của lỗ khoan.
  • Chuẩn bị nền đất để khoan và lắp ráp thiết bị khoan để thử máy.
  • Thực hiện công tác thăm khoan dò và thu thập tài liệu địa chất cùng các loại mẫu để làm các thí nghiệm và quan trắc cần thiết.
  • Chuyển giao mẫu đến nơi quy định hoặc phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích.
TCVN 9437:2012 giúp công trình tránh gặp phải các vấn đề không mong muốn (sạt lở, mất đất,...)
TCVN 9437:2012 giúp công trình tránh gặp phải các vấn đề không mong muốn (sạt lở, mất đất,…)
  • Kết thúc quá trình khoan, người lao động sẽ lấp đầy lỗ khoan và dọn dẹp hiện trường, sau đó di chuyển đến lỗ khoan mới.
  • Lập hồ sơ, hoàn thiện tài liệu khoan thăm dò của công trình.
  • Tổ chức nghiệm thu khoan địa chất công trình ngoài hiện trường.

4. Nội dung chính của TCVN 9437:2012

Trong tiêu chuẩn TCVN 9437:2012 về Khoan thăm dò địa chất công trình, các nội dung chính bao gồm:

  • Chuẩn bị vị trí trước khi tiến hành khoan khảo sát.
  • Xác định vị trí và độ sâu của miệng lỗ khoan.
  • Chuẩn bị nền đất và lắp đặt thiết bị khoan khảo sát.
  • Khoan trong môi trường trên sông hoặc trong nước.
  • Quy định về phương pháp khoan khảo sát địa chất.
  • Thực hiện các phương pháp nâng hạ dụng cụ khoan khảo sát.
  • Thực hiện các biện pháp gia cố để ngăn nước trong lỗ khoan và chống mất nước rửa.
  • Theo dõi, đo lường và ghi chép thông tin trong quá trình khoan khảo sát địa chất.
  • Thu thập mẫu đất, đá và nước từ lỗ khoan.
  • Hoàn thiện công tác kết thúc lỗ khoan khảo sát địa chất.

5. Một số lưu ý khi thực hiện TCVN 9437:2012

Khi thực hiện khảo sát thăm dò địa chất công trình theo TCVN 9437:2012, nhà thầu cần lưu ý những điểm sau:

  • Đảm bảo phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn được tuân thủ đầy đủ và chính xác theo yêu cầu được quy.
  • Thực hiện các bước khoan thăm dò địa chất theo quy trình được quy định trong tiêu chuẩn, đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả của quá trình thăm dò.
  • Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và kỹ năng cần thiết để việc khoan và thu thập dữ liệu được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó giảm thiểu thời gian và chi phí cho dự án.

Bài viết trên đây là những nội dung chính của TCVN 9437:2012 về Khoan thăm dò địa chất công trình. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay hỗ trợ về vấn đề trên có thể liên hệ với KYODO – đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng sẽ tư vấn tốt nhất cho bạn.

0777 386 683