Tiêu chuẩn Bluesign – Đánh giá toàn diện về sản xuất bền vững

Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc và quy trình sản xuất của những sản phẩm họ sử dụng, đặc biệt là quần áo. Nắm bắt xu hướng này, nhiều thương hiệu đã thay đổi hướng sản xuất, chú trọng vào tính thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Chứng nhận Bluesign là một trong những tiêu chuẩn uy tín được sử dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng sản phẩm theo tiêu chí “xanh” và an toàn. Vậy Bluesign là gì và sản phẩm đạt chứng nhận này mang lại lợi ích gì cho người tiêu dùng? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về tiêu chuẩn Bluesign, giải đáp những thắc mắc và giúp bạn đưa ra lựa chọn tiêu dùng thông minh hơn.

Tiêu chuẩn Bluesign - Đánh giá toàn diện về sản xuất bền vững
Tiêu chuẩn Bluesign – Đánh giá toàn diện về sản xuất bền vững

1. Tiêu chuẩn Bluesign là gì?

Tiêu chuẩn Bluesign là một hệ thống quản lý toàn cầu hàng đầu nhằm giảm thiểu tác động môi trường của ngành dệt may, da, phụ kiện và hóa chất. Hệ thống này tập trung vào việc loại bỏ các hóa chất độc hại khỏi chuỗi cung ứng và thúc đẩy các phương pháp sản xuất bền vững hơn.

Tiêu chuẩn Bluesign được ban hành bởi Bluesign Technologies AG – một công ty có trụ sở tại St. Gallen, Thụy Sĩ vào ngày 17 tháng 10 năm 2000 tại Hanover.

Các sản phẩm hoặc thương hiệu được Bluesign phê duyệt, điều đó minh chứng cho quy trình và sản phẩm của thương hiệu đó đạt chuẩn về mặt sinh thái với Môi trường, Sức khỏe và An toàn (EHS) – đây được xem là tiêu chuẩn bảo vệ môi trường toàn cầu mới nhất, đảm bảo các yêu tố an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng.

Mục đích

Tiêu chuẩn Bluesign giúp loại bỏ các chất độc hại ngay từ khâu nhập nguyên liệu, sản xuất, đảm bảo sản phẩm cuối cùng an toàn và không chứa chất độc hại, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn còn giúp hạn chế các tác động đến sức khỏe và môi trường sản xuất, tất cả quy trình sản xuất đều đảm bảo tính an toàn cho người lao động và môi trường. Hệ thống này

Phạm vi và đối được chứng nhận Bluesign

Để đạt chứng nhận Bluesign, thương hiệu và nhà sản xuất cần cung cấp thông tin sản xuất và nguồn cung ứng đầy đủ, đảm bảo tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc. Các đối tác cần sử dụng hóa chất và thành phần được phê duyệt, tuân thủ kiểm tra nghiêm ngặt và sản phẩm chỉ được chấp thuận nếu đáp ứng tiêu chuẩn của Bluesign. Cụ thể:

  • Áp dụng cho mặt hàng dệt may, quần áo, vật liệu dệt trang trí,…
  • Chuỗi cung ứng sản phẩm dệt như nhà sản xuất dệt may, thương hiệu may mặc, địa điểm sản xuất sợi, xử lý lông vũ,…
  • Nhà máy sản xuất hóa chất bao gồm chất gây đột biến, chất độc thần kinh, chất gây ung thư,…
Chứng nhận Bluesign áp dụng cho các nhà máy sản xuất hàng dệt may
Chứng nhận Bluesign áp dụng cho các nhà máy sản xuất hàng dệt may

Bên cạnh đó, có một số danh mục sản phẩm không được áp dụng tiêu chuẩn:

  • Đồ dùng y tế
  • Các sản phẩm vệ sinh
  • Giày dép
  • Mặt hàng thực phẩm
  • Nội thất

Xem thêm: Tiêu chuẩn Dệt May Hữu Cơ Toàn Cầu GOTS (Global Organic Textile Standard)

2. 4 chỉ tiêu chứng nhận của hệ thống Bluesign năm 2024

An toàn cho người tiêu dùng

Các chất độc hại được loại bỏ ngay từ đầu từ khâu chọn nguyên liệu đầu vào, hạn chế chất thải đầu ra. Bluesign đánh giá và công nhận những doanh nghiệp có quy trình sản xuất đạt chuẩn, ít ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, người tiêu dùng và môi trường xung quanh.

An toàn cho người lao động

Sử dụng và xử lý hóa chất trong quá trình sản xuất một cách cẩn thận và an toàn. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đào tạo nhân viên về việc lưu trữ và xử lý các chất có hại.

Phát thải nước

Bluesign đặt ra yêu cầu cao về kiểm soát ô nhiễm nước. Bằng các câu hỏi:

  • Trong quá trình sản xuất, mức nước sử dụng là bao nhiêu?
  • Lượng nước trên có được tái sử dụng ở khâu sản xuất nào hay không?
  • Nước thải có chứa chất gây ảnh hưởng đến môi trường không?

Phát thải không khí

Đặt ra quy định nghiêm ngặt đối với các chất có tác động phát thải, phải được làm sạch và tái chế bằng công nghệ đặc biệt, nhằm giảm lượng CO2 trong sản xuất và môi trường.

Hệ thống Bluesign được tích hợp với các tiêu chuẩn ISO 9001, GRS,.. nhằm mục đích sản xuất an toàn và thân thiện môi trường.

Xem thêm: Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS (Global Recycled Standard)

3. Yếu tố trọng tâm của hệ thống Bluesign

Con người

Con người được coi là yếu tố trọng tâm nhất trong hệ thống. Bởi tiêu chuẩn đưa ra những quy định, yêu cầu khắt khe để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động và người tiêu dùng sản phẩm.

Môi trường

Bluesign luôn mong muốn bảo vệ hành tinh sống của chúng ta. Chình vì vậy, Bluesign đưa ra những tiêu chí để bảo vệ không khí, đất, nước để giảm chất thải ra môi trường bên ngoài.

Yếu tố trọng tâm của hệ thống Bluesign
Yếu tố trọng tâm của hệ thống Bluesign

Nguồn tài nguyên

Nguồn tài nguyên cần được tái sử dụng càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên, bảo vệ tối đa đến hệ sinh thái và nâng cao chất lượng sản phẩm mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp.

4. Lợi ích mà chứng nhận Bluesign mang lại

Đối với doanh nghiệp

  • Xây dựng hình ảnh công ty, sản phẩm thân thiện với môi trường
  • Kiểm soát quy trình sản xuất, giảm thiếu tác động đến môi trường
  • Đáp ứng đầy đủ tiêu chí của thị trường và khu vực
  • Phát triển chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp dệt may
  • Tích hợp với các hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, an toàn lao động
  • Tiết kiệm nguồn lực, mang lại lợi ích kinh tế cho hệ sinh thái xã hội

Đối với người tiêu dùng

  • Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn Bluesign không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo an toàn cho da và sức khỏe người sử dụng, đặc biệt là trẻ em và người có làn da nhạy cảm.
  • Quá trình sản xuất được tối ưu hóa để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
  • Người lao động trong các nhà máy sản xuất đạt chứng nhận Bluesign được đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh và công bằng, tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế.
  • Sản phẩm đạt chứng nhận Bluesign thường có chất lượng cao, bền bỉ và sử dụng lâu dài.
  • Lựa chọn sản phẩm Bluesign thể hiện sự ủng hộ của bạn đối với các thương hiệu có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Xem thêm: Tiêu chuẩn WRAP là gì? Quy trình chứng nhận tiêu chuẩn WRAP [2024]

5. Các thuật ngữ liên quan đến Bluesign

  • Bluesign product: Những sản phẩm được dán nhãn Bluesign, đáp ứng đầy đủ tiêu chí của tiêu chuẩn
  • Bluesign approved: Nhãn hiệu áp dụng cho các sản phẩm hóa chất, sản phẩm dệt may, sản phẩm da, nguyên phụ liệu dùng trong công nghiệp
  • Bluesign certificate: Chứng nhận xác nhận doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn Bluesign
  • Bluesign system: Hệ thống tích hợp các bên liên quan trong chuỗi cung ứng, đặt ra những yêu cầu đối với sản xuất và sản phẩm thân thiện với môi trường và con người

6. Quy trình đạt chứng nhận Bluesign quốc tế

Bước 1: Khảo sát

Chuyên gia sẽ tiến hành khảo sát từng bộ phận của doanh nghiệp dựa trên yêu cầu của Bluesign cũng như yêu cầu của các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 45001 và ISO 14001.

Quy trình đạt chứng nhận Bluesign quốc tế
Quy trình đạt chứng nhận Bluesign quốc tế

Bước 2: Chuẩn bị tài liệu

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu theo yêu cầu của Bluesign Certification dựa trên hoạt động của công ty.

Bước 3: Đào tạo

Các chuyên gia chứng nhận sẽ đào tạo cho nhân viên của doanh nghiệp/tổ chức theo yêu cầu của Bluesign.

Bước 4: Đánh giá

Đánh giá nội bộ, đánh giá của ban lãnh đạo, đánh giá định kỳ. Từ đó đưa ra báo cáo các điểm chưa tuân thủ tiêu chuẩn, doanh nghiệp dựa trên báo cáo và sửa đổi.

Bước 5: Cấp chứng nhận

Sau khi sửa đổi phù hợp với tiêu chuẩn, chuyên gia sẽ cấp chứng nhận Bluesign cho doanh nghiệp.

Chứng nhận Bluesign không có thời hạn cố định về hiệu lực. Tuy nhiên, việc chứng nhận Bluesign có thể được xem xét lại hoặc hủy bỏ nếu một tổ chức không tuân thủ các yêu cầu của chứng nhận hoặc nếu có bất kỳ vi phạm nào được phát hiện trong quá trình sản xuất. Do đó, việc duy trì tuân thủ và tuân thủ các tiêu chuẩn là quan trọng để duy trì chứng nhận Bluesign.

Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về Tiêu chuẩn Bluesign. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!

0777 386 683