Tiêu chuẩn chống cháy và vật liệu chống cháy công nghiệp

Cháy nổ, hỏa hoạn luôn khó lường và dẫn tới nhiều thiệt hại nghiêm trọng ở các công trình công nghiệp. Vì vậy, từ bước lên kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, nên thiết kế và tính toán để đề xuất ra các giải pháp PCCC, ứng dụng các tiêu chuẩn và vật liệu chống cháy giúp ngăn ngừa hoặc hạn chế các thiệt hại đó xuống mức thấp nhất có thể. Trong nội dung này, KYODO xin trình bày cơ bản về các tiêu chuẩn về vật liệu chống cháy và các quy định về phòng cháy chữa cháy phổ biến trong xây dựng công nghiệp, xây dựng nhà máy, nhà xưởng, cơ sở sản xuất.

I. Tiêu chuẩn chống cháy là gì?

Tiêu chuẩn chống cháy là bộ tiêu chuẩn về giới hạn chịu lửa, chịu nhiệt của các vật liệu, được sử dụng với mục đích đánh giá vật liệu chống cháy trong các công trình.

Giới hạn này sẽ được xác định bằng khoảng thời gian từ khi bắt đầu xuất hiện đám cháy đến khi vật liệu chống cháy bị phá hủy. Thường thì các thí nghiệm đánh giá thời gian chống cháy của một vật liệu sẽ được thực hiện bằng cách tăng nhiệt độ lên dần từ 0 – 1500 ºC. Và kết luận tiêu chuẩn dựa trên số phút chịu lửa.

Một số tiêu chuẩn vật liệu chống cháy phổ biến có thể kể đến như: “Tiêu chuẩn EI xx”, hoặc “Tiêu chuẩn UL94 …“, trong đó xx là thời gian chống cháy của vật liệu hoặc thiết bị.

VD: Cửa thép chống cháy EI 40, Cửa thép chống cháy EI 60, Cửa thép chống cháy EI 90, …

II. Quy định tiêu chuẩn chống cháy trong công nghiệp hiện nay

1. Tham khảo về tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy 2023 trong sản xuất

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy là văn bản pháp luật do Cục Cảnh Sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn chịu trách nhiệm biên soạn. Dưới sự đề nghị của Bộ Công an và được thẩm định bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng. Quy định này được công bố bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong đó, việc công bố và quy định chi tiết rõ ràng cho từng lĩnh vực hay công trình là một điều cần thiết và quan trọng với đời sống và sản xuất hiện nay.

Hệ thống đường ống và máy bơm hệ PCCC trong nhà máy
Hệ thống đường ống và máy bơm hệ PCCC trong nhà máy

Quý vị có thể tham khảo các văn bản pháp luật sau:

2. Tham khảo về quy chuẩn Việt Nam của Bộ xây dựng về an toàn chống cháy cho nhà và công trình

QCVN 06:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chống cháy cho nhà và công trình. Quy chuẩn bắt buộc áp dụng việc lựa chọn mức độ chống cháy cho các bộ phận ngăn cháy, trong đó có cửa chống cháy và các bộ phận ngăn cháy khác. Mỗi trường hợp chống cháy cụ thể, chúng ta sẽ áp dụng yêu cầu của các chỉ tiêu khác nhau và được thể hiện qua khả năng chống cháy dựa trên tiêu chí đánh giá xếp hạng chống cháy REI (khả năng chống cháy của một cấu trúc).

Phòng cháy chữa cháy trong sản xuất công nghiệp
Phòng cháy chữa cháy trong sản xuất công nghiệp

>>Tìm kiếm Quy chuẩn Bộ Xây dựng tại đây>>

3. Tiêu chuẩn chống cháy lan

Tiêu chuẩn chống cháy lan được ban hành cụ thể trong Quy chuẩn QCVN 06: 2010/BXD. Tiêu chuẩn này đề cập đến khả năng ngăn chặn sự lan truyền của đám cháy của vật liệu. Và thường là các vật liệu chống cháy có khả năng hạn chế diện tích, cường độ cũng như thời gian duy trì đám cháy. Vật liệu đáp ứng được tiêu chuẩn này sẽ có thể đảm bảo hiệu quả chống cháy lan trong các công trình xây dựng.

  • Đảm bảo các cấu kiện xây dựng không có khả năng tạo điều kiện để các đám cháy ngầm có thể lan truyền.
  • Bên ngoài các ống thông gió, hệ thống điều hòa trung tâm phải có các giải pháp chống cháy lan hiệu quả để ngăn chặn việc phát sinh và lan truyền đám cháy.
  • Các vật liệu chống cháy phải được thi công ở các vị trí cửa và van ngăn cháy trong công trình xây dựng.
  • Các cấu kiện xây dựng có tính chịu lửa cao hơn so với tính chịu lửa yêu cầu.
  • Vật liệu chống cháy phải đảm bảo làm kín các lỗ thông các bộ phận ngăn cháy. Để đảm bảo khi có đám cháy xảy ra, khói hay nhiệt sẽ không thể thông qua các lỗ này để lan truyền đám cháy.
  • Vật liệu chống cháy hay các thiết bị PCCC phải được tuân theo TCVN 3890: 2009.

Xem thêm: Chi tiết PCCC trong sản xuất

4. Tiêu chuẩn vật liệu chống cháy B2

B1, B2, B3 là phân loại các vật liệu xây dựng dựa trên khả năng cháy

  • B1: Loại vật liêu không dễ cháy
  • B2: Loại vật liệu bắt cháy
  • B3: Loại vật liệu dễ cháy

Tiêu chuẩn chống cháy B2 là tiêu chuẩn được quy định riêng cho các vật liệu xây dựng. Để đảm bảo đạt được tiêu chuẩn về chống cháy B2 thì bắt buộc vật liệu xây dựng phải thỏa mãn được các điều kiện sau:

  • Thời gian điểm đánh dấu xuất hiện tình trạng bị xém tới là 20 giây.
  • Phần giấy được đặt ở bên dưới vật liệu chống cháy không bị bắt cháy.
  • Giọt chảy xuống phía dưới giấy cháy với thời gian không quá 2 giây.

Tiêu chuẩn chống cháy B2 được cơ quan chức năng có thẩm quyền đánh giá. Chỉ khi vật liệu đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện nêu trên thì vật liệu mới được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn theo quy định.

5. Tiêu chuẩn chống cháy UL – Underwriters Laboratory

Tiêu chuẩn chống cháy UL – Underwriters Laboratory là tiêu chuẩn được kiểm nghiệm bởi các tổ chức kiểm nghiệm thuộc bên thứ 3 do Chính phủ Mỹ cấp giấy phép hoạt động. Kết quả đánh giá được đưa ra một cách rất khắt khe và không chịu bất cứ tác động nào từ phía nhà sản xuất sản phẩm. Tiêu chuẩn chống cháy UL đưa ra dựa trên những tiêu chuẩn kiểm nghiệm riêng và tham khảo thêm các tiêu chuẩn cao cấp khác của Mỹ như: ANSI, ASTM, BHMA… Cho nên các sản phẩm chống cháy đạt được tiêu chuẩn UL luôn được tin tưởng bởi khả năng chống cháy. Đây là tiêu chuẩn lý tưởng để người dùng lựa chọn vật liệu xây dựng.

Xem thêm: Chi tiết tiêu chuẩn chống cháy UL

6. Tiêu chuẩn chống cháy EI

Tiêu chuẩn chống cháy EI là tiêu chuẩn quy định về tính toàn vẹn và cách nhiệt của vật liệu. Tiêu chuẩn EI trong xây dựng có vai trò quan trọng khi đánh giá và so sánh vật tư, vật liệu.

Xem thêm: Chi tiết tiêu chuẩn chống cháy EI

III. Các thiết bị, vật liệu chống cháy trong xây dựng công nghiệp

1. Cửa thép chống cháy

Cửa thép chống cháy là loại cửa có thiết kế đặc biệt có khả năng chịu được nhiệt độ nóng trong một thời gian dài giúp ngăn chặn các ngọn lửa tác động tới khu vực khác. Đối với những khu chung cư, căn hộ hiện đại, trung tâm thương mại, bệnh viện, nhà xưởng sản xuất, nhà máy, … Các nơi tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ lớn thường thấy loại cửa này. Cửa chống cháy thường được lắp đặt ở các khu vực lối thoát hiểm giúp đảm bảo an toàn cho con người hoặc tài sản.

2. Panel – Cửa panel chống cháy

Với các ưu điểm về trọng lượng, độ thẩm mỹ và linh hoạt, Panel trong xây dựng ngày càng phổ biến. Trong đó, tấm Panel chống cháy được xem là giải pháp tối ưu để đề phòng các vấn đề liên quan đến phòng cháy chữa cháy. Ngoài khả năng chống cháy hiệu quả lên đến 2h, các loại panel này còn có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt nhờ khả năng tùy biến công nghệ hiện nay.

Ứng dụng của panel chống cháy

Được cấu tạo từ bông khoáng Rockwool, hoặc bông thủy tinh, các loại panel này có khả năng chống cháy hiệu quả và không bắt lửa ở nhiệt độ lên tới 1000 độ C.

3. Sơn chống cháy

Sơn chống cháy là sản phẩm sơn phủ lên bề mặt các vật liệu hoặc vật tư khác trong các công trình. Loại sơn này có khả năng phòng chống cháy tùy theo thời gian yêu cầu, từ 30 phút, 45 phút, thậm chí có thể lên tới 180 phút. Sơn chống cháy giúp hạn chế sự lan truyền của đám cháy, ngăn cản nhiệt lượng truyền đi phá hủy các công trình hoặc tài sản khác.

sơn chống cháy - tiêu chuẩn chống cháy vn
Sơn chống cháy cho kết cấu thép nhà xưởng

Thành phần nguyên liệu làm sản phẩm sơn chống cháy có rất nhiều nhưng cùng chung qui chế hoạt động. Một số nguyên liệu phổ biến hiện nay như Acrylic, sơn epoxy, vỏ trấu, Alkyd,…

4. Tấm bọc cách nhiệt, tấm bọc linh hoạt, vật liệu cách nhiệt chống cháy

Với trọng lượng nhẹ, mềm, dễ thao tác khi thi công, các loại tấm cách nhiệt luôn được xem là lựa chọn lý tưởng trong các công trình dân dụng và công nghiệp. Các dòng sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn vật liệu chống cháy UL; IBC, IMC… có hiệu quả ngăn cháy lan rất vượt trội. Đồng thời, khi sử dụng cũng không có mùi độc hại, độ bền cao.

tấm cách nhiệt, tấm bọc linh hoạt - tiêu chuẩn chống cháy vn

5. Xi măng chống cháy

Xi măng chống cháy, hay xi măng chịu nhiệt, vữa chống cháy là loại xi măng có thành phần AL2O3 cao, chiếm từ khoảng 50% – 80%, tùy thuộc vào mức chịu nhiệt của từng loại. Được sử dụng để phủ lên bề mặt kết cấu với mục đích chính là bảo vệ cho kết cấu thép của công trình tránh được tác động dưới nhiệt độ cao khi có sự cố cháy xảy ra.

Ưu điểm của xi măng chống cháy:

  • Sản phẩm chịu lực tốt, mau khô, không cần sử dụng cốt pha định hình
  • Sản phẩm không chứa chất độc hại, nguy hiểm với sức khỏe con người
  • Chịu được độ va đập, độ bền cao
  • Chống được nấm mốc, chịu được mọi loại thời thiết, khí hậu

6. Vật liệu chống cháy lan dạng Foam – bọt tuyết

Vật liệu chống cháy này đạt được các tiêu chuẩn chống cháy vượt trội như: UL, ASTM…Khi sử dụng, sản phẩm sẽ ít bị co ngót ở nhiệt độ cao và có tuổi thọ rất bền. Đặc biệt, bọt tuyết này có thể chịu được mức nhiệt lên đến 240 độ F.

foam xịt, bọt tuyết chống cháy - tiêu chuẩn chống cháy vn

Trên đây là các loại vật liệu chống cháy và tiêu chuẩn chống cháy phổ biến nhất hiện nay. Hi vọng thông tin KYODO mang đến hữu ích để quý khách hàng có thể lựa chọn các giải pháp phù hợp nhất.

0777 386 683