Ngành dệt may Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đi kèm với nhu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm. Nhằm đáp ứng yêu cầu này, nhiều tiêu chuẩn chung đã được ban hành trong ngành, tiêu biểu là Tiêu chuẩn Dệt May Toàn Cầu (GOTS) được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Các sản phẩm được dán nhãn GOTS trên bao bì được xem như biểu tượng cho chất lượng cao và được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Cùng KYODO tìm hiểu sâu hơn về tiêu chuẩn GOTS ngay tại bài viết dưới đây!
1. Tiêu chuẩn GOTS – Dệt may hữu cơ toàn cầu
Tiêu chuẩn GOTS được viết tắt bởi cụm từ Global Organic Textile Standard – Tiêu chuẩn Dệt may Hữu cơ Toàn cầu. Đây là một tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng trong quá trình sản xuất và xử lý các sản phẩm dệt may hữu cơ.
GOTS nhằm đảm bảo tình trạng hữu cơ có trong hàng dệt may, kiểm soát từ khâu nhập nguyên liệu thô, sản xuất và đến khâu ra mắt sản phẩm với khách hàng. Vì vậy, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm đạt chuẩn GOTS.
Tiêu chuẩn GOTS được công bố vào năm 2006 bởi sự hợp tác giữa bốn tổ chức:
- International Association of Natural Textile Industry (IVN)
- Organic Trade Association (OTA)
- Soil Association (SA)
- Japan Organic Cotton Association (JOCA)
GOTS đã có 7 phiên bản, cụ thể:
- Phiên bản 1.0 được xuất bản năm 2006
- Phiên bản 2.0 được xuất bản năm 2008
- Phiên bản 3.0 được xuất bản năm 2011
- Phiên bản 4.0 được xuất bản năm 2014
- Phiên bản 5.0 được xuất bản năm 2017
- Phiên bản 6.0 được xuất bản năm 2020
- Phiên bản 7.0 được xuất bản năm 2023
Xem thêm: Tiêu chuẩn WRAP là gì? Quy trình chứng nhận tiêu chuẩn WRAP [2024]
2. Mục đích
- Đảm bảo tình trạng hữu cơ của sản phẩm dệt may: Kiểm soát từ khâu khai thác nguyên liệu, sản xuất, dán nhãn, đến khâu phân phối sản phẩm
- Đảm bảo tính an toàn: Kiểm soát trên nhằm đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng cũng như không gây hại đến người lao động
3. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn GOTS được áp dụng cho toàn bộ chuỗi cung ứng trong ngành công nghệ dệt may hữu cơ, bao gồm mọi giai đoạn trong khâu sản xuất.
Đối tượng nào có thể đăng ký chứng nhận GOTS?
- Cơ sở xử lý và sản xuất nguyên liệu hữu cơ
- Nhà máy đóng gói, dán nhãn sản phẩm
- Doanh nghiệp xử lý, vận chuyển sản phẩm hữu cơ
Loại sản phẩm nào được đăng ký chứng nhận GOTS?
Tiêu chuẩn GOTS áp dụng cho toàn bộ ngành công nghiệp dệt may hữu cơ, tất cả sản phẩm hữu cơ, không áp dụng cho sản phẩm từ da. Tuy nhiên, sản phẩm dệt may cần chứa ít nhất 70% sợi hữu cơ tự nhiên mới có thể nhận chứng nhận.
Xem thêm: Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS (Global Recycled Standard)
4. Phân loại nhãn
Nhãn dán tiêu chuẩn GOTS được chia thành 2 cấp:
- Nhãn cấp 1: Sản phẩm hữu cơ – Organic
Sản phẩm phải có ≥ 95% sợi hữu cơ, ≤ 5% sợi phi hữu cơ tự nhiên hoặc sợi tổng hợp.
- Nhãn cấp 2: Sản phẩm có thành phần hữu cơ – Made with X% organic
Sản phẩm phải có ≥ 70% sợi hữu cơ được chứng nhận, ≤ 30% sợi phi hữu cơ, tối đa 10% sợi tổng hợp. Các nguyên liệu sử dụng không được có nguồn gốc hữu cơ hay tái chế.
5. Tầm quan trọng của chứng nhận GOTS trong ngành dệt may
Đối với doanh nghiệp
- Kiểm soát, xác minh hàm lượng hữu cơ trong các sản phẩm dệt may
- Đảm bảo thông tin trong giao dịch được rõ ràng, minh bạch
- Sản phẩm có thể xuất sang thị trường nước ngoài (Châu âu, Nhật bản,…)
- Đảm bảo truy xuất nguồn gốc trong quá trình sản xuất
Đối với người tiêu dùng
- Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng
- Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên
6. Một số yêu cầu của tiêu chuẩn GOTS
- Không sử dụng hóa chất độc hại (formaldehyde), kim loại nặng và chất chống cháy gốc Brom (poly brôm biphenyl, hexabrômoxy clođođecan)
- Không trộn sợi hữu cơ và sợi thông thường trong quá trình sản xuất sản phẩm
- Thuốc nhuộm bắt buộc phải có nguồn gốc tự nhiên
- Cơ sở sản xuất phải đảm bảo an toàn cho người lao động
- Tuân thủ các yêu cầu về môi trường, để quản lý giúp nâng cao hiệu suất môi trường trong nhà máy sản xuất
- Sản phẩm phải chứa 95% hữu cơ được chứng nhận từ GOTS Certifieed Oganic
- Vận chuyển sản phẩm dệt riêng biệt, không vận chuyển chung với các sản phẩm khác để ngăn ngừa sự ô nhiễm
- Vật liệu của bao bì không được chứa cholorinated
- Bao bì chứa sản phẩm trong bán lẻ phải được chứng nhận GOTS, bắt buộc phải được tái chế trước hoặc sau khi dùng
Xem thêm: Những điều bạn cần biết về tiêu chuẩn OEKO-TEX 100 trong ngành dệt may
7. Quy trình cấp chứng nhận GOTS
Bước 1: Đăng ký chứng nhận
Doanh nghiệp/ Cơ sở khai báo các thông tin cần thiết theo yêu cầu và biểu mẫu để hoàn thiện hồ sơ đăng ký
Bước 2: Ký hợp đồng và chuẩn bị đánh giá GOTS
Doanh nghiệp tiến hành gửi hồ sơ và chi phí đăng ký tới văn phòng chứng nhận. Sau đó tổ chức chứng nhận sẽ gửi lại bảng kế hoạch và chi phí chi tiết cho từng hạng mục. Doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng, ký kết và chuẩn bị cho đợt đánh giá chính thức
Bước 3: Đánh giá ( 2 giai đoạn )
Đánh giá giai đoạn 1: Đánh giá viên sẽ rà soát hồ sơ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận
Đánh giá giai đoạn 2: Tiến hành đánh giá trực tiếp tại cơ sở. Báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần khắc phục kịp thời những điểm chưa tuân thủ tiêu chuẩn trong thời gian quy định.
Bước 4: Xét duyệt hồ sơ
Tổ chức chứng nhận rà soát, thẩm duyệt lại các tài liệu của doanh nghiệp sau khi sửa chữa.
Bước 5: Cấp chứng chỉ GOTS
Giấy chứng nhận GOTS có hiệu lực trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp. Sau khi hết hiệu lực doanh nghiệp cần phải tiến hành đánh giá lại để duy trì chứng nhận.
Trên đây là thông tin về khái niệm, phạm vi và quy trình chứng nhận tiêu chuẩn GOTS. Mong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.