Những điều bạn cần biết về tiêu chuẩn OEKO-TEX 100 trong ngành dệt may

Ngành dệt đang trên đà phát triển mạnh mẽ với công nghệ tiên tiến và năng lực sản xuất ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển đó là việc sử dụng ngày càng nhiều hóa chất độc hại trong quá trình dệt nhuộm. Chỉ một lượng nhỏ hóa chất nhuộm cũng đủ để nhuộm cho một lượng lớn vải, nhưng điều đó lại tiềm ẩn nguy cơ to lớn cho sức khỏe người sử dụng. Những căn bệnh nguy hiểm có thể xuất hiện mà không hề báo trước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người. Trước thực trạng đáng lo ngại đó, Tiêu chuẩn OEKO-TEX 100 ra đời như một giải pháp hữu hiệu giúp khẳng định chất lượng sản phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Vậy tiêu chuẩn này sẽ mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp. Cùng KYODO tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Tiêu chuẩn OEKO-TEX 100 trong ngành dệt may
Tiêu chuẩn OEKO-TEX 100 trong ngành dệt may

1. Tiêu chuẩn OEKO-TEX 100 là gì?

Tiêu chuẩn OEKO-TEX 100 là hệ thống kiểm tra và chứng nhận độc lập, được áp dụng cho tất cả các giai đoạn xử lý của sản phẩm dệt may, từ sợi thô đến sản phẩm hoàn chỉnh. Các mặt hàng như sợi, vải đã qua xử lý, mặt hàng sản xuất (quần áo, hàng dệt nội địa, khăn tắm, …). Nhãn và giấy chứng nhận OEKO-TEX là lời cam kết về an toàn, chất lượng và trách nhiệm. Sản phẩm đạt chứng nhận trên sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường, không chứa hơn 100 chất độc hại được kiểm tra nghiêm ngặt.

OEKO-TEX là thương hiệu đăng ký đại diện cho nhãn sản phẩm và chứng nhận của công ty, cũng như các dịch vụ khác của Hiệp hội Nghiên cứu và Thử nghiệm Quốc tế trong lĩnh vực Dệt may và Sinh thái Da.

Tóm tắt lịch sử hình thành

Hiệp hội Nghiên cứu và Thử nghiệm Quốc tế trong lĩnh vực Dệt may và Sinh thái Da được thành lập vào năm 1992, có trụ sở chính tại Zürich (Thụy Sĩ). Thành viên sáng lập bao gồm:

  • German Hohenstein Institute: Viện Hohenstein của Đức
  • Austrian Textile Research Institute (OETI): Viện nghiên cứu dệt may tại Áo

Trải qua hơn 25 năm phát triển, OEKO-TEX đã khẳng định vị thế là tổ chức uy tín hàng đầu, góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Hệ thống gồm:

  • Mở rộng mạng lưới với 18 viện nghiên cứu và thử nghiệm trung lập tại Châu Âu và Nhật Bản
  • Có văn phòng liên lạc tại hơn 70 quốc gia, hỗ trợ hơn 10.000 nhà sản xuất ở gần 100 quốc gia
  • Cấp hơn 160.000 chứng nhận Standard 100 cho các sản phẩm dệt may an toàn ở mọi khâu
Nhãn dán tiêu chuẩn OEKO-TEX 100
Nhãn dán tiêu chuẩn OEKO-TEX 100

Mục tiêu

Bạn có biết rằng, ẩn trong những món đồ dệt may, da, đồ nội thất và đồ chơi trẻ em là hơn 300 loại hóa chất và vật liệu nguy hiểm? Chúng có thể gây hại cho sức khỏe con người và môi trường theo nhiều cách khác nhau. Chứng nhận OEKO-TEX 100 ra đời như một “vệ sĩ”, đảm bảo sản phẩm:

  • Hoàn toàn không chứa bất kỳ hóa chất và vật liệu nguy hiểm nào được liệt kê trong danh mục hơn 300 chất cấm của OEKO-TEX.
  • Đạt tiêu chuẩn an toàn do Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) – tổ chức uy tín hàng đầu về nghiên cứu ung thư – thiết lập.

2. Phân loại sản phẩm theo tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn OEKO-TEX 100 phân loại sản phẩm thành 4 nhóm dựa trên mức độ tiếp xúc da và độ nhạy cảm của người sử dụng, đảm bảo kiểm tra an toàn phù hợp với từng nhu cầu:

  • Cấp độ 1: Là nhóm sản phẩm được kiểm tra nghiêm ngặt, kỹ lưỡng nhất, bao gồm các sản phầm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đến 36 tháng tuổi như áo liền quần, đồ lót, khăn trải giường, chăn ga gối đệm,…Bời vì làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt
  • Cấp độ 2: Bao gồm các sản phẩm dệt may thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với da như áo, ga trải giường, khăn tắm,…
  • Cấp độ 3: Bao gồm các sản phẩm ít hoặc không tiếp xúc trực tiếp với da như áo khoác, thắt lưng, phụ kiện đi kèm,…
  • Cấp độ 4: Bao gồm các sản phẩm trang trí nội thất như rèm cửa, khăn trải bàn,…Mặc dù là cấp độ thấp nhất, nhưng các sản phẩm thuộc cấp độ 4 vẫn được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo các quy định của tiêu chuẩn
Phân loại sản phẩm theo tiêu chuẩn
Phân loại sản phẩm theo tiêu chuẩn

Hơn 100 tiêu chí kiểm tra nghiêm ngặt loại bỏ các chất độc hại như formaldehyde, thuốc trừ sâu, kim loại nặng, chất bảo quản như tetra – và pentachlorophenol,…bảo vệ sức khỏe bạn và gia đình. Là tiêu chuẩn phổ biến nhất thế giới về an toàn sản phẩm may mặc, được ứng dụng tại hơn 100 quốc gia, mang đến sự an tâm cho người tiêu dùng.

Những sản phẩm nào có thể được chứng nhận?

Tất cả các công ty sản xuất hoặc cung cấp nguyên phụ liệu dệt may và sản phẩm hoàn thiện, ở bất kỳ giai đoạn sản xuất nào trong chuỗi cung ứng, đều có thể đăng ký chứng nhận OEKO-TEX 100 cho sản phẩm của mình. Ngoài ra còn có các sản phẩm khác được chứng nhận như:

  • Bản in, chỉ may, phụ trang
  • Phụ kiện không phải dệt như đinh tán, nút, dây buộc zip

3. Tại sao nên áp dụng OEKO-TEX 100 vào ngành dệt may?

Ngày nay, ngành dệt may đặt ra yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế. Trong số đó, tiêu chuẩn OEKO-TEX 100 như một tiêu chuẩn bắt buộc đối với các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn như Malaysia và Indonesia. Campuchia, với thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, có thể miễn trừ OEKO-TEX 100. Tuy nhiên, để thâm nhập thị trường EU, sản phẩm dệt may từ Campuchia bắt buộc phải đáp ứng tiêu chuẩn này.

Điều này cho thấy OEKO-TEX 100 đang dần trở thành tiêu chuẩn chung cho ngành dệt may toàn cầu, khẳng định vị trí không thể thay thế trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm. Việc tuân thủ tiêu chuẩn OEKO-TEX 100 không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, tăng khả năng cạnh tranh mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường.

4. Tiêu chuẩn mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Tiêu chuẩn OEKO-TEX 100 mang lại nhiều lợi ích cho các nhà sản xuất, nhà bán lẻ và người tiêu dùng trong ngành dệt may:

Đối với nhà sản xuất và nhà bán lẻ

  • Là “chìa khóa” thành công cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin với khách hàng, nâng cao giá trị và uy tín, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường
  • Giúp tiết kiệm chi phí nhờ quy trình sản xuất tối ưu hiệu quả, hạn chế rác thải, giải phóng tài nguyên,…
Tiêu chuẩn OEKO-TEX 100 được xem là chìa khóa thành công của doanh nghiệp
Tiêu chuẩn OEKO-TEX 100 được xem là chìa khóa thành công của doanh nghiệp

Đối với người tiêu dùng

  • Các sản phẩm có nhãn dán OEKO-TEX 100 đều được công nhận không chứa chất độc hại, chất bảo quản gây nguy hiểm cho người tiêu dùng
  • Đảm bảo sức khỏe, đặc biệt cho trẻ sơ sinh và da nhạy cảm
  • Sản phẩm thân thiện với môi trường

5. Điều kiện và quy trình để cấp chứng nhận tiêu chuẩn OEKO-TEX 100

Điều kiện đạt tiêu chuẩn OEKO-TEX 100

  • Thực hiện đúng và tuân thủ các yêu cầu, KHÔNG sử dụng chất độc hại trong quá trình sản xuất
  • Tuân thủ các yêu cầu, quy định về chất thải đối với khí thải và chất thải
  • Sử dụng và tiêu thụ năng lượng một cách hiệu quả
  • Hạn chế gây tiếng ồn và bụi ô nhiễm không khí
  • Thực hiện phương pháp bảo hộ lao động hợp lý và hiệu quả

Sản phẩm dệt may phải đáp ứng được các tiêu chí và được kiểm tra kỹ lương bởi các thành viên của hiệp thội thì mới được cấp chứng nhận Tiêu chuẩn OEKO-TEX 100.<

Quy trình chứng nhận tiêu chuẩn OEKO-TEX 100

Quy trình làm chứng chỉ OEKO-TEX trải qua các bước sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp hoàn thiện mẫu hồ sơ, chuẩn bị tài liệu, vật liệu mẫu cần chứng nhận theo yêu cầu của văn phòng đại diện Hohenstein Vietnam.
  • Bước 2: Gửi hồ sơ, tài liệu đã chuẩn bị tới văn phòng đại diện Hohenstein Vietnam
  • Bước 3: Sau 3-4 tuần, Hohestein kiểm duyệt và thông báo các chi phí cần để làm chứng nhận tới doanh nghiệp
  • Bước 4: Sau khi doanh nghiệp thanh toán chi phí kiểm nghiệm, Hohestein sẽ tiến hành thử nghiệm mẫu trong vòng 2 tuần
  • Bước 5: Nếu mẫu đạt tất cả các tiêu chí đề ra của tiêu chuẩn, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ OEKE-TEX 100. Trong trường hợp không đạt yêu cầu, Hohestein sẽ thông báo cho doanh nghiệp để chuẩn bị lại mẫu và thanh toán chi phí cho quá trình kiểm tra lần 2. Nếu vẫn không đạt yêu cầu, Hohenstein sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
Giấy chững nhận OEKO-TEX 100
Giấy chững nhận OEKO-TEX 100

Chứng nhận tiêu chuẩn OEKO-TEX 100 có hiệu lực bao lâu?

Chứng nhận OEKO-TEX có hiệu lực trong vòng 12 tháng do danh mục tiêu chuẩn được cập nhật hàng năm. Điều này có nghĩa là sau khi doanh nghiệp hoàn tất quá trình chứng nhận thành công, sản phẩm của họ được phép sử dụng nhãn Oeko-Tex trong một năm. Nếu cần, sau thời hạn này, họ phải làm mới chứng chỉ. Chi phí cấp chứng chỉ phụ thuộc vào số lượng thử nghiệm và các chi phí liên quan. Ngoài ra, doanh nghiệp phải tuân thủ các cuộc đánh giá giám sát và các chuyến thăm cơ sở theo chu kỳ 3 năm/lần.

6. Sự khác nhau giữa tiêu chuẩn OEKO-TEX 100 và GOTS

Bảng so sánh sự khác nhau giữa tiêu chuẩn OEKO-TEX 100 và tiêu chuẩn GOTS

TIÊU CHÍ TIÊU CHUẨN OEKE-TEX 100 TIÊU CHUẨN GOTS
Mục đích Kiểm tra các chất độc hại trong sản phẩm dệt may Đảm bảo sản xuất dệt may hữu cơ và bền vững
Phạm vi Tất cả các giai đoạn sản xuất dệt may Từ thu hoạch nguyên liệu đến sản phẩm hoàn chỉnh
Chứng nhận Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa cụ thể Chứng nhận hệ thống sản xuất
Chi phí Phụ thuộc vào số lượng thử nghiệm Phụ thuộc vào quy mô sản xuất
Lợi ích Nâng cao uy tín và thương hiệu  Tăng khả năng cạnh tranh, thể hiện cam kết về môi trường
GOTS là viết tắt của Global Organic Textile Standard, là tiêu chuẩn hàng đầu thế giới cho sản xuất dệt may hữu cơ. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho toàn bộ chuỗi cung ứng, từ thu hoạch nguyên liệu đến sản phẩm hoàn chỉnh.

Bài viết trên là những thông tin về phân loại sản phẩm, lợi ích,  tiêu chí kiểm định theo Tiêu chuẩn OEKO-TEX 100 mà bạn có thể tham khảo. Hi vọng bài viết có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến ​​thức bổ ích. Mọi thắc mắc hãy liên hệ với KYODO ngay nhé!

0777 386 683