Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS (Global Recycled Standard)

Sử dụng nguyên liệu tái chế trong quá trình sản xuất đang trở thành một xu hướng phổ biến và được nhiều sự quan tâm từ thị trường. Các sản phẩm tái chế không chỉ đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý mà còn bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Một trong những cách để người tiêu dùng nhận biết dễ dàng các sản phẩm này là thông qua nhãn tái chế toàn cầu. Chỉ các doanh nghiệp được chứng nhận theo Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (GRS) mới có thể sử dụng nhãn tái chế trên sản phẩm của mình. Bài viết dưới đây KYODO sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản liên quan đến tiêu chuẩn GRS để giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình và tiêu chí cần đạt để đạt được chứng nhận này.

Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS (Global Recycled Standard)
Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS (Global Recycled Standard)

1. Tiêu chuẩn GRS

Khái niệm

Global Recycled Standard (GRS), còn được gọi là Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu, là một bộ tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện, được đặt ra để kiểm soát và xác minh hàm lượng vật liệu tái chế trong thành phẩm cuối cùng. GRS đặt ra các yêu cầu cụ thể cho các bên thứ ba trong ngành dệt, đảm bảo rằng ít nhất 20% thành phần của sản phẩm là từ nguyên liệu tái chế.

Phân loại tiêu chuẩn

Chứng nhận GRS được chia thành 2 loại:

  • Giấy chứng nhận phạm vi hoạt động GRS (SC – Scope Certificate) được cấp cho các nhà cung cấp/doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí được phép sản xuất hàng hóa GRS
  • Giấy chứng nhận giao dịch GRS (TS – Transaction Certificate) được cấp cho các sản phẩm/hàng hóa đáp ứng tiêu chí của sản phẩm GRS

Xem thêm: Những điều bạn cần biết về tiêu chuẩn OEKO-TEX 100 trong ngành dệt may

Các phiên bản của tiêu chuẩn GRS

Tiêu chuẩn GRS do Control Union Certifications xây dựng và phát triển vào năm 2008. Đến năm 2011, tiêu chuẩn GRS được mua lại bản quyền sở hữu bởi Textile Exchange. Dưới đây là các phiên bản đã được ban hành:

  • Global Recycling Standard (Năm 2008) – Tiêu chuẩn Tái chế toàn cầu 1.0
  • Global Recycling Standard0 – Tiêu chuẩn Tái chế toàn cầu 2.0
  • Global Recycling Standard0 (Năm 2014) – Tiêu chuẩn Tái chế toàn cầu 3.0
  • Global Recycling Standard0 (Năm 2017) – Tiêu chuẩn Tái chế toàn cầu 4.0. Đây là phiên bản đang được áp dụng hiện nay
Logo tiêu chuẩn GRS
Logo tiêu chuẩn GRS

Điều kiện đạt chuẩn chứng nhận

  • Đảm bảo đạt yêu cầu tiêu chuẩn Tuyên bố thành phần
  • Bắt buộc có ít nhất 20% vật liệu tái chế trong sản phẩm được chứng nhận
  • Xác minh nguồn gốc tái chế từ khâu sản xuất đến sản phẩm cuối cùng
  • Hạn chế hóa chất đối với nguyên liệu đầu vào
  • Bảo vệ con người và môi trường sản xuất

Đặc biệt, sản phẩm chứa ít nhất 50% vật liệu tái chế mới đủ điều kiện dán nhãn GRS trên sản phẩm

2. Mục tiêu của GRS

  • Tăng cường, phổ biến sử dụng vật liệu tái chế
  • Kiểm soát, xác minh hàm lượng tái chế trong sản phẩm
  • Hạn chế tác động có hại của sản xuất đến con người và môi trường
  • Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng

3. Phạm vi và đối tượng áp dụng GRS

GRS dành cho sản phẩm nào?

  • Hàng may mặc tái chế (quần áo, túi, mũ,…)
  • Hàng dệt gia dụng tái chế
  • Hàng vật liệu tái chế (vải, sợi, kim loại, nhựa,…)
Phạm vi và đối tượng áp dụng GRS
Phạm vi và đối tượng áp dụng GRS

GRS dành cho đối tượng nào?

Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (GRS) dành cho các doanh nghiệp/tổ chức trong ngành công nghiệp, bao gồm:

  • Các doanh nghiệp sản xuất: Bao gồm các nhà máy và cơ sở sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu tái chế
  • Các doanh nghiệp tái chế: Bao gồm các cơ sở xử lý và tái chế nguyên liệu từ sản phẩm đã sử dụng
  • Nhà phân phối và bán lẻ: Bao gồm các cửa hàng, nhà bán lẻ và các điểm bán hàng cuối cùng mà sản phẩm tái chế được bán cho người tiêu dùng
  • Các tổ chức chứng nhận: Được ủy quyền để kiểm tra và chứng nhận các doanh nghiệp và sản phẩm theo tiêu chuẩn GRS

Xem thêm: Tiêu chuẩn thành phần hữu cơ OCS là gì?

4. Yêu cầu của tiêu chuẩn Tái chế toàn quốc

Yêu cầu về xã hội

Chính sách xã hội
  • Doanh nghiệp phải có bộ chính sách rõ ràng để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu xã hội của tiêu chuẩn
  • Lưu trữ hồ sơ
Yêu cầu của xã hội
  • Lao động cưỡng bức, giao kèo và lao động ép buộc
  • Lao động trẻ em
  • Tự do lập hiệp hội và quyền đàm phán tập thể
  • Phân biệt đối xử và quấy rối lạm dụng
  • Sức khỏe và an toàn
  • Lương, phúc lợi và môi trường làm việc
  • Giờ làm việc

Yêu cầu về môi trường

Hệ thống quản lý môi trường
  • Hệ thống quản lý hóa chất
  • Lưu trữ hồ sơ
Những yêu cầu về môi trường
  • Sử dụng nước
  • Nước thải
  • Phát thải vào không khí
  • Quản lý chất thải

Yêu cầu về hóa chất

Quản lý hóa chất GRS
  • Quản lý hóa chất sản phẩm GRS
  • Lưu trữ hồ sơ
Các chất hóa học bị cấm trong GRS
  • Các chất có vấn đề ngay từ đầu
  • Chất và hỗn hợp được xác định là nguy hiểm
  • Chất thuộc danh sách chất bị hạn chế của nhà sản xuất MRSL

5. Quy trình đạt chứng nhận GRS quốc tế

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan để đăng ký

Doanh nghiệp cần tìm kiếm đơn vị chứng nhận GRS uy tín và có năng lực. Sau đó, chuẩn bị hồ sơ đăng ký đầy đủ thông tin theo yêu cầu của đơn vị chứng nhận.

Quy trình đạt chứng nhận GRS quốc tế
Quy trình đạt chứng nhận GRS quốc tế

Bước 2: Hợp tác với tổ chức đánh giá GRS

Doanh nghiệp ký kết hợp đồng với tổ chức đánh giá GRS

Bước 3: Kiểm tra, rà soát tài liệu đánh giá

Chuyên gia đánh giá sẽ rà soát toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến GRS của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ bằng chứng chứng minh việc tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn GRS.

Bước 4: Đánh giá trực tiếp cơ sở

Chuyên gia từ đơn vị chứng nhận sẽ đến trực tiếp cơ sở sản xuất để đánh giá thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tích cực phối hợp và khắc phục kịp thời những điểm chưa phù hợp theo yêu cầu của chuyên gia.

Bước 5: Cấp chứng chỉ đạt chuẩn GRS

Sau khi hoàn tất quá trình đánh giá và doanh nghiệp đáp ứng mọi yêu cầu, đơn vị chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ GRS.

Chứng nhận GRS có hiệu lực trong vòng 1 năm

GRS không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm tra việc sử dụng nguyên liệu tái chế mà còn đảm bảo quy trình sản xuất không gây hại cho môi trường và cộng đồng. Sản phẩm có nhãn GRS thu hút sự quan tâm từ khách hàng và đối tác kinh doanh, giúp doanh nghiệp cải thiện vị thế và cạnh tranh trên thị trường. KYODO cảm ơn bạn đã theo dõi!

0777 386 683