Tiêu chuẩn WRAP được xem là một trong những tiêu chuẩn sản xuất cần thiết đối với các tổ chức gia công hàng dệt may. Việc tuân thủ tiêu chuẩn này không chỉ giúp họ thúc đẩy sản phẩm ra thị trường toàn cầu mà còn tạo ra sự tin cậy và uy tín từ phía khách hàng. Vậy, WRAP là gì? Doanh nghiệp sẽ có được những lợi ích gì khi đạt được chứng nhận WRAP? Và quy trình cấp chứng nhận WRAP vào năm 2024 diễn ra như thế nào? Hãy cùng KYODO khám phá trong bài viết dưới đây!
1. Tiêu chuẩn WRAP
Khái niệm
WARP được viết tắt bởi cụm Worldwide Responsible Accredited Production – Tổ chức công nhận trách nhiệm xã hội trong sản xuất toàn cầu. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức chứng nhận và giám sát việc tuân thủ các quy định về trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực may mặc, giày dép và các sản phẩm dệt may. Hoạt động chính của tổ chức này là chương trình chứng nhận nhà máy độc lập lớn nhất của WRAP. Chương trình đặt ra 12 nguyên tắc nhằm đảm bảo quy trình sản xuất an toàn, hợp pháp và có đạo đức.
Tổ chức WRAP được thành lập vào năm 2000, trụ sở tính tại Thành phố Arilingtion, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn WRAP được áp dụng cho mọi tổ chức hoặc doanh nghiệp, không phân biệt quy mô hay vị trí địa lý. Tất cả các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu tuân thủ trách nhiệm xã hội theo quy định Quốc tế đều có thể áp dụng tiêu chuẩn WRAP.
Tiêu chuẩn WRAP tập trung vào các sản phẩm trong lĩnh vực:
- Hàng dệt may
- Hàng giày, dép
- Lĩnh vực điện tử
- Nội thất cho gia đình
Xem thêm: Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS (Global Recycled Standard)
12 nguyên tắc của tiêu chuẩn WRAP
Để áp dụng WRAP, doanh nghiệp cần tuân thủ 12 nguyên tắc dưới đây.
- Nguyên tắc 1: Tuân thủ luật pháp và quy định tại nơi làm việc
Tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và quy định trong lĩnh vực sản xuất theo quy định của địa phương và quốc gia sở tại.
- Nguyên tắc 2: Nghiêm cấm sử dụng lao động cưỡng bức
Doanh nghiệp phải tuân thủ việc sử dụng lao động tự nguyện và không được sử dụng lao động bị ép buộc, tù tội, nợ nần hoặc là nạn nhân của buôn bán lao động. Tuyển dụng phải đảm bảo tuân thủ pháp luật và không áp đặt bất kỳ hình thức ép buộc nào lên người lao động.
- Nguyên tắc 3: Nghiêm cấm sử dụng lao động là trẻ em
Doanh nghiệp cần đảm bảo không sử dụng lao động dưới 18 tuổi, tuân thủ quy định của quốc gia về độ tuổi lao động và giới hạn công việc cho trẻ em.
- Nguyên tắc 4: Nghiêm cấm ngược đãi, quấy rối và lạm dụng lao động
Doanh nghiệp phải đảm bảo môi trường làm việc không có hành vi quấy rối hoặc lạm dụng từ các cấp quản lý hoặc đồng nghiệp. Cũng cần tránh sử dụng bất kỳ hình phạt nào gây tổn hại cho người lao động, bao gồm cả lời nói và hành động.
- Nguyên tắc 5: Lương và phúc lợi
Doanh nghiệp phải đảm bảo chi trả lương đúng theo thỏa thuận và tuân thủ luật lao động địa phương và quốc gia. Đảm bảo trả lương cho giờ làm tăng ca và ngày lễ, cũng như cung cấp các khoản phúc lợi như bảo hiểm xã hội và y tế.
- Nguyên tắc 6: Tuân thủ giờ làm việc
Thời gian và số ngày làm việc không được vượt quá số giờ pháp luật quy định. Doanh nghiệp phải đảm bảo có ít nhất 1 ngày nghỉ trong mỗi chu kỳ 7 ngày làm việc liên tục, trừ trường hợp kinh doanh khẩn cấp và phải được sự đồng ý của người lao động, đồng thời đảm bảo các quyền lợi đi kèm.
- Nguyên tắc 7: Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử
Doanh nghiệp phải tuyển dụng, trả lương, thăng chức và chấm dứt hợp đồng lao động dựa trên năng lực làm việc, không được phân biệt dựa trên đặc điểm địa lý, cá nhân, tôn giáo hoặc bất kỳ lý do nào khác.
- Nguyên tắc 8: Đảm bảo an toàn lao động
Cung cấp môi trường làm việc an toàn. Nếu doanh nghiệp cung cấp chổ ở, cần đảm bảo nhu cầu về chất lượng cuộc sống cho người lao động.
- Nguyên tắc 9: Tự do nghiệp đoàn và thương lượng tập thể
Doanh nghiệp cần tôn trọng và thừa nhận các quyền hợp pháp của công nhân liên quan đến tự do lao động và thoả ước lao động tập thể.
- Nguyên tắc 10: Đảm bảo tiêu chuẩn môi trường
Doanh nghiệp cần tuân thủ các điều luật và tiêu chuẩn môi trường tại mọi địa điểm hoạt động kinh doanh và sản xuất của mình.
- Nguyên tắc 11: Tuân thủ luật hải quan
Nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ thuế quan và thủ tục hải quan, không vận chuyển bất hợp pháp sản phẩm hoàn thiện trước khi kê khai thuế theo quy định.
- Nguyên tắc 12: Đảm bảo an ninh
Doanh nghiệp phải kiểm soát và duy trì các quy định về an toàn để ngăn chặn vận chuyển hàng lậu hoặc không kê khai đúng, cũng như hàng cấm theo pháp luật như thuốc gây nghiện, chất sinh học, hóa học nguy hiểm,…
2. Tại sao cần thực hiện tiêu chuẩn WRAP
Thực hiện tiêu chuẩn WRAP không chỉ mang lại chứng nhận WRAP, mà còn là cam kết của doanh nghiệp tuân thủ các quy định xã hội quốc tế. Điều này tạo ra sự tin cậy và chấp nhận từ khách hàng. Bên cạhh đó, việc sử dụng WRAP để giám sát chuỗi cung ứng, sẽ giúp doanh nghiệp có thể nâng cao vị thế của mình trong mắt các thương hiệu và nhà bán lẻ, bằng việc họ công nhận và chấp nhận kiểm toán của WRAP.
3. Lợi ích của doanh nghiệp khi đạt chứng nhận WRAP
Đối với doanh nghiệp
- WRAP khẳng định doanh nghiệp cam kết về đạo đức sản xuất, điều kiện làm việc an toàn và trách nhiệm xã hội, thu hút khách hàng và tạo dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp
- Môi trường làm việc an toàn, công bằng và tôn trọng tạo động lực cho nhân viên, nâng cao tinh thần làm việc và hiệu quả hoạt động
- WRAP là yêu cầu bắt buộc của nhiều nhà bán lẻ, giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế và mở ra nhiều tiềm năng hợp tác mới
- Khẳng định sự khác biệt so với đối thủ, thu hút nhà đầu tư và đối tác tiềm năng, tạo dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc
- WRAP đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn lao động quốc tế, hạn chế tranh chấp, kiện tụng và bảo vệ doanh nghiệp khỏi các rủi ro pháp lý
Đối với người lao động
- Bảo vệ sức khỏe và tinh thần của người lao động, giảm thiểu tai nạn lao động và các nguy cơ về sức khỏe
- Đảm bảo mức lương hợp lý, chế độ phúc lợi đầy đủ, thời gian làm việc hợp lý và quyền lợi chính đáng cho người lao động
- Doanh nghiệp cam kết tạo điều kiện cho người lao động học tập, rèn luyện và phát triển bản thân, nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn
Xem thêm: Những điều bạn cần biết về tiêu chuẩn OEKO-TEX 100 trong ngành dệt may
4. Chứng nhận WRAP
Chứng nhận WRAP là quá trình đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn WRAP bởi tổ chức chứng nhận WRAP. Sau khi doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn, họ sẽ được cấp chứng chỉ WRAP.
Cấp độ chứng nhận WRAP
Tiêu chuẩn WRAP có 3 cấp độ chứng nhận tương ứng với 3 giá trị phù hợp. Cụ thể:
- Chứng nhận Bạc (Hiệu lực 6 tháng): Đây là chứng nhận dành cho doanh nghiệp đã tuân thủ đúng 12 nguyên tắc, chỉ còn một số chính sách hoặc quy trình đạo tạo liên quan cần khắc phục hoặc cải thiện
- Chứng nhận Vàng (Hiệu lực 1 năm): Là chứng nhận cấp cho doanh nghiệp đáp ứng đủ 12 nguyên tắc của tiêu chuẩn WRAP
- Chứng nhận Bạch kim (Hiệu lực 2 năm): Chứng nhận này được trao cho doanh nghiệp tuân thủ 12 nguyên tắc trong 3 lần đánh giá liên tiếp mà không cần cải tiến, khắc phục
Chính sách của WRAP
Chính sách hủy chứng nhận
Doanh nghiệp sẽ bị hủy chứng nhận trong những trường hợp dưới đây:
- Vi phạm các vấn đề trong chính sách không khoan nhượng
- Không khắc phục, cải thiện các lỗi được tìm thấy trong PCA kịp thời
- Đánh giá viên không được thực hiện đánh giá sau chứng nhận
- Từ chối thực hiện quy trình khắc phục lỗi vi phạm
Chính sách không khoan nhượng
Nếu vi phạm một trong số bất kỳ chính sách nào dưới đây, doanh nghiệp sẽ bị hủy chứng nhận hoặc cấm tham gia WRAP, nặng hơn là không được chứng nhận trong tương lai. Cụ thể:
- Vi phạm nhân quyền
- Thực hiện hành vi đe dọa, gây tổn hại về thể chất đối với nhóm thực hiện đánh giá
- Trình bày sai hoặc báo cáo giả mạo
- Trình bày sai quy trình sản xuất
5. Quy trình chứng nhận tiêu chuẩn WRAP 2024
Dưới đây là quy trình 6 bước cơ bản để đạt chứng nhận tiêu chuẩn WRAP 2024.
- Bước 1: Nộp hồ sơ, tài liệu
Tổ chức hoặc cơ sở sản xuất khai báo thông tin, điền đầy đủ hồ sơ cơ bản để đăng ký chứng nhận WRAP. Sau đó gửi đến cơ quan đánh giá và trả phí đăng ký theo quy định.
- Bước 2: Tự đánh giá theo hướng dẫn WRAP
Các cơ sở tự đánh giá và sử dụng thực hành tuân thủ xã hội ít nhất 90 ngày trước khi kiểm toán. Đối với cơ sở mới hoặc cần chứng nhận lại, phải cam kết tuân thủ suốt thời gian chứng nhận trước đó.
- Bước 3: Giám sát
Sau khi hoàn thành bản tự đánh giá, doanh nghiệp cần chọn một công ty giám sát được WRAP công nhận để kiểm toán theo 12 Nguyên tắc của WRAP. Việc kiểm toán phải được thành công trong vòng 6 tháng từ ngày nộp lệ phí để tránh việc đăng ký lại.
- Bước 4: Đánh giá cơ sở
Tổ chức WRAP kiểm tra báo cáo, đảm bảo đầy đủ thông tin cần thiết. Nếu thiếu, doanh nghiệp cần bổ sung ngay lập tức. Sau khi đươc phê duyệt, WRAP sẽ xác nhận cơ sở và cấp chứng nhận.
Nếu như cơ sở không đạt yêu cầu, WRAP sẽ thông báo về các sửa chữa cần được khắc phục và công ty giám sát sẽ tiến hành kiểm tra bổ sung.
- Bước 5: Cấp chứng nhận
Chứng nhận WRAP có 3 cấp độ (Bạch kim, Vàng, Bạc). Giấy chứng nhận được cấp sẽ phụ thuộc vào mức độ kiểm toán sự tuân thủ đầy đủ đối với 12 nguyên tắc WRAP.
- Bước 6: Tái đánh giá chứng nhận
Tổ chức, cơ sở cần tái đánh giá chứng nhận, sau khi chứng nhận hết hiệu lực. Hiệu lực đánh giá phụ thuộc vào cấp độ chứng nhận được cấp.
Trên đây là tất cả những thông tin về tiêu chuẩn WRAP mà các doanh nghiệp cần nắm rõ để triển khai và đạt được chứng nhận sớm nhất. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!