Tổ chức GFSI đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao an toàn thực phẩm trên toàn cầu. Được thành lập vào năm 2000, GFSI tập trung vào việc phát triển và thúc đẩy các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, đảm bảo rằng sản phẩm thực phẩm trên thế giới đáp ứng các yêu cầu cao cấp về an toàn và chất lượng. Cùng KYODO tìm hiểu thêm các thông tin về tổ chức này qua nội dung sau.
Tổ chức GFSI là gì?
GFSI là viết tắt của Tổ chức Sáng kiến An toàn Thực phẩm toàn cầu – Global Food Safety Initiative, thành lập từ những năm 2000 và được điều phối bởi Diễn đàn thương mại thực phẩm CIES – Là một mạng lưới thực phẩm toàn cầu bao gồm khoảng 400 nhà bán lẻ và nhà sản xuất trên toàn thế giới.
GFSI là sự quy tụ của các chuyên gia về an toàn thực phẩm hàng đầu thế giới. Xem xét các khâu từ bán lẻ, thu gom, nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ liên kết trong chuỗi thực phẩm đến các chuyên gia trong các Tổ chức quốc tế, học viện, chính phủ. Với mục đích đưa ra các mức chấp nhận cho các hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm. Thông qua đó, đảm bảo được sự an toàn và chất lượng cho các sản phẩm thực phẩm trên thị trường toàn cầu.
Cách thức hoạt động và vai trò của tổ chức GFSI là
Tổ chức GFSI chịu trách nhiệm công bố, đưa ra các định nghĩa về các yêu cầu an toàn thực phẩm thông qua quy các quy trình đo điểm chuẩn. Xem xét và công nhận các chương trình an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp. GFSI liên tục cập nhật và xem xét mở rộng các yêu cầu để bao quát tất cả các phạm vi của chuỗi cung ứng, “từ trang trại đến bàn ăn”.
Các hoạt động khác bao gồm xây dựng chương trình nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc kém phát triển để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, tiếp cận thị trường tốt hơn, nâng cao uy tín đối với người dùng và các đối tác ở các thị trường khác nhau.
Mỗi tiêu chuẩn được tổ chức GFSI đánh giá qua ba điều:
- Cách thức, quy trình sản xuất của Nhà cung cấp
- Đánh giá cam kết thực hiện của Nhà cung cấp
- Quy trình lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Kết hợp tất cả các yếu tố này lại với nhau, tổ chức GFSI sẽ đưa ra các tiêu chuẩn đảm bảo rằng nhà cung cấp đang sản xuất thực phẩm an toàn.
Các tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng thực phẩm được GFSI công nhận
- FSSC 22000 – kết hợp giữa tiêu chuẩn ISO 22000 của tổ chức chứng nhận ISO và tiêu chuẩn PAS 220: 2008 của BIS (Viện tiêu chuẩn Anh) – (Hiện tại, GFSI chưa công nhận ISO 22000).
- Mã SQF – Được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các nhà cung cấp trong toàn bộ chuỗi thực phẩm thông qua các mã chất lượng và an toàn thực phẩm.
- Tiêu chuẩn toàn cầu BRC.
- Tiêu chuẩn PrimusGFS – Công nhận tháng 2/2010. Bao gồm toàn bộ phạm vi của các quy phạm Thực hành Nông nghiệp Tốt (GAP) và Thực hành sản xuất tốt (GMP).
- Tiêu chuẩn IFS – đánh giá chất lượng và độ an toàn của thực phẩm, vật liệu đóng gói, bao gồm các hoạt động hậu cần, sắp xếp và vận chuyển.
- GlobalGAP, AsianGAP (Global Good Agricultural Practices – Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu).
- Global Seafood Alliance – Liên minh thủy sản toàn cầu 2018.
- Global Red Meat Standard – GRMS – Tiêu chuẩn thịt đỏ toàn cầu.
- Japan Food Safety Management Association – Hiệp hội Quản lý An toàn Thực phẩm Nhật Bản 2016.
Lợi ích của các tiêu An toàn Thực phẩm toàn cầu – The global food standards là gì?
- Tăng cường độ An toàn thực phẩm và hệ thống quản lý An toàn của công ty.
- Thể hiện cam kết của công ty trong sản xuất /kinh doanh thức ăn, thực phẩm an toàn.
- Đạt được thừa nhận và chấp nhận của cộng đồng bán lẻ, cộng đồng diễn đàn thương mại thực phẩm.
- Gia tăng niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng đối với chất lượng và sự an toàn của sản phẩm.
- Chứng minh với khách hàng rằng sản phẩm công ty an toàn và đã được kiểm soát về nguồn gốc. Tăng sự tin cậy và lòng trung thành của khách hàng và người tiêu dùng đối với công ty.
Xem thêm các tiêu chuẩn thực phẩm liên quan: Tiêu chuẩn FSSC 22000; Chứng nhận VietGap; Tiêu chuẩn BRCGS; Tổ chức chứng nhận quốc tế IAF
- Giúp tăng sản lượng tiêu thụ, nâng cao năng suất đồng thời có thể nâng cao giá mua nguyên liệu, cải thiện đời sống của người lao động sản xuất.
- Mở ra thị trường mới với yêu cầu cao hơn về an toàn và chất lượng/ khách hàng tiềm năng mới.
- Giảm được công đoạn đánh giá nhà cung cấp.
- Giúp cải thiện các tiêu chuẩn cung ứng và tính nhất quán, tránh được các rủi ro có thể phát sinh.
- Hỗ trợ chiến lược quảng bá, tiếp thị và tăng cường các giá trị của công ty.
- Giao dịch kinh doanh với nhà cung ứng đạt các chứng nhận như FSSC 22000, BRC, IFS Food, …
Qua nội dung này, hi vọng quý khách đã nắm rõ hơn về GFSI là gì? Như vậy, khi áp dụng hệ thống, múc đích tối cao vẫn là giúp doanh nghiệp sẽ giảm thiểu những chi phí quản lý trong chuỗi cung ứng và gia tăng mức độ an toàn cho khách hàng, nhà cung cấp & người tiêu dùng. Hãy liên hệ với KYODO nếu quý vị có nhu cầu tư vấn chứng nhận, các tiêu chí đánh giá và các chuẩn an toàn thực phẩm.
Xem thêm: Tổ chức Hội nghị quốc tế ICH là gì?