Tủ điện công nghiệp là gì? Các loại tủ điện

Tủ điện là một trong những thiết bị quan trọng trong hệ thống điện công nghiệp, giúp điều khiển vận hành và quản lý các hệ thống/thiết bị/máy móc khác. Vậy tủ điện công nghiệp là gì? Thường được sử dụng ở đâu? Phân loại và hướng dẫn các bước lắp đặt tủ điện công nghiệp. Bài viết sau đây KYODO sẽ giới thiệu đến bạn các nội dung cơ bản đó về tủ điện trong hệ thống điện công nghiệp.

1. Tủ điện công nghiệp là gì?

Tủ điện công nghiệp (Industrial electrical cabinet) là một thiết bị được sử dụng trong môi trường công nghiệp để điều khiển và bảo vệ hệ thống điện. Nó là một hệ thống tủ bao gồm các thiết bị điện như: công tắc, CP, máy chủ, bộ điều khiển, bảng mạch, bộ chuyển đổi,… và các linh kiện khác liên quan đến điện. Tủ điện công nghiệp thường được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp, trạm biến áp và các cơ sở công nghiệp khác.

Tủ điện công nghiệp thường được thiết kế và lắp đặt theo các tiêu chuẩn và quy định an toàn điện, như IEC (International Electrotechnical Commission) hoặc NEC (National Electrical Code), tiêu chuẩn IEC 60649, IEC 62271 hay IEC 60255. Có thể có các tùy chỉnh bổ sung như màn hình hiển thị, giao diện người-máy (UI), hệ thống giám sát từ xa và các tính năng điều khiển tự động khác.

Tủ điện công nghiệp là gì?
Tủ điện công nghiệp là gì?

2. Ứng dụng tủ điện công nghiệp

Tủ điện công nghiệp có nhiều ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau:

  • Ngành sản xuất và chế biến: Sử dụng để cung cấp điện năng cho máy móc, thiết bị và hệ thống trong quá trình sản xuất và chế biến.
  • Ngành dầu khí và năng lượng: Đảm bảo cung cấp, bảo vệ nguồn điện cho các thiết bị được lắp đặt trong các trạm điện, nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện mặt trời và các hệ thống phân phối điện trong ngành dầu khí và năng lượng.
  • Ngành công nghiệp gia công: Cung cấp điện cho máy CNC, máy móc gia công, hệ thống điều khiển và bảo vệ các thiết bị điện trong các xưởng gia công kim loại, gỗ, nhựa và các ngành công nghiệp gia công khác.
  • Ngành công nghiệp xây dựng: Cung cấp điện cho các hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều hòa không khí, thang máy và các thiết bị khác trong các dự án xây dựng như tòa nhà cao tầng, nhà máy, trạm biến áp.
  • Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh: Trong các hệ thống BMS – quản lý tòa nhà thông minh, tủ điện công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và giám sát các thiết bị điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống HVAC (Heating, Ventilation, and Air Conditioning) và các thiết bị thông minh khác.
  • Hệ thống điều khiển công nghiệp: Sử dụng trong các hệ thống điều khiển công nghiệp như PLC (Programmable Logic Controller) và SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition) để kiểm soát và giám sát quá trình sản xuất

Xem thêm: Cách lựa chọn tủ điện công nghiệp đạt chuẩn, an toàn

3. Phân loại tủ điện trong hệ thống điện công nghiệp

Theo công năng sử dụng, thiết bị phân phối

  • Tủ điện phân phối: Được sử dụng để phân phối điện đến các thiết bị và máy móc khác nhau trong hệ thống, bao gồm các thiết bị điện như bộ chuyển đổi điện áp, bộ cắt điện và bộ bảo vệ.
  • Tủ điều khiển: Được sử dụng để điều khiển các thiết bị trong hệ thống, bao gồm các bộ điều khiển PLC, thiết bị đo lường và các thiết bị khác.
  • Tủ điện điều khiển trung tâm: Được sử dụng để quản lý các hệ thống lớn hơn, bao gồm các hệ thống điện công nghiệp, nhà máy, tòa nhà và các khu dân cư.
  • Tủ điện tụ bù, bù điện: Giảm tổn thất điện năng
  • Tủ điện công nghiệp ATS: Cung cấp cho những nơi có phụ tải đòi hỏi phải cung cấp điện liên tục
  • Tủ bơm phòng cháy chữa cháy: Là loại quan trọng trong hệ thống thiết bị điện, có nhiệm vụ báo động, khởi động, cung cấp điện cho các động cơ bơm nước chữa cháy.
  • Tủ điện điều khiển chiếu sáng: Cung cấp, điều khiển các hệ thống đèn điện tại các khu vực công cộng như đường xá, trung tâm thương mại, chung cư, văn phòng cao tầng, bệnh viện,…
  • Tủ điện năng lượng mặt trời: Được sử dụng để điều khiển các thiết bị và hệ thống điện năng lượng mặt trời.
  • Tủ điện dự phòng: Được sử dụng để cung cấp điện dự phòng khi hệ thống điện chính gặp sự cố hoặc ngừng hoạt động.
Thiết kế và lắp đặt tủ điện công nghiệp phù hợp
Thiết kế và lắp đặt tủ điện công nghiệp phù hợp

Theo thiết kế đặc thù

  • Thiết kế tủ điện tường: Tủ được lắp đặt trên tường và được thiết kế nhỏ gọn, thích hợp cho các ứng dụng trong nhà máy, xưởng sản xuất hoặc các khu vực có diện tích hạn chế.
  • Thiết kế tủ điện trung tâm: Được thiết kế để điều khiển và quản lý các thiết bị và máy móc trong các hệ thống công nghiệp lớn hơn, bao gồm các nhà máy, tòa nhà và các khu vực công cộng.
  • Thiết kế tủ điện ngoài trời: Được thiết kế để chịu được các tác động của thời tiết khắc nghiệt, bao gồm mưa, nắng, gió và tuyết. Thích hợp cho các ứng dụng ngoài trời, bao gồm các trạm điện, các trạm thu phí, các khu vực xây dựng công trình, các địa điểm giải trí.
  • Thiết kế tủ điện chống cháy nổ: Được thiết kế để chịu được các điều kiện môi trường nguy hiểm, bao gồm các vùng nguy hiểm, các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao, các khu vực chế biến hoá chất.

Ngoài các loại trên, còn có nhiều loại tủ điện khác được sử dụng trong công nghiệp tùy thuộc vào các yêu cầu cụ thể của hệ thống và ứng dụng. Việc lựa chọn loại tủ phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho các hệ thống sử dụng điện.

Xem thêm: Phòng cháy chữa cháy trong sản xuất công nghiệp

4. Những thiết bị, phụ kiện thường có bên trong tủ điện công nghiệp

  • Nút nhấn: Bộ phận này thường được thiết kế ở mặt trước của tủ điện, để dễ dàng cho việc sử dụng và vận hành.
  • Nút dừng khẩn cấp: có công dụng đóng cắt toàn bộ mạch điện trong trường hợp hệ thống gặp phải sự cố.
  • Relay trung gian: rơle điện từ với các bộ phận như tiếp điểm chung, tiếp điểm thường mở, tiếp điểm thường đóng, mạch từ, cuộn dây, nguồn nuôi rơle, lò xo,…
  • Khởi động từ: điều khiển hoặc đóng cắt động cơ, máy sản xuất trong công nghiệp và điện dân dụng.
  • Aptomat: thiết bị bảo vệ đa năng, bảo vệ sự cố quá tải, ngắn mạch, sự cố quá áp hay dòng điện rò.
  • Lưới lọc bụi và quạt tản nhiệt: làm mát các linh kiện bên trong
  • Relay bảo vệ, relay nhiệt, đèn báo, test block, cầu đấu dây điện,…
  • CB (Circuit Breaker)
  • MCB (Miniature Circuit Breaker)
  • MCCB (Molded Case Circuit Breaker)
  • ACB (Air Circuit Breaker)…
  • PLC (Programmable Logic Controller)
  • HMI (Human-Machine Interface)
  • Bộ điều khiển tốc độ động cơ (VFD – Variable Frequency Drive)
  • Bộ điều khiển nhiệt độ, bộ điều khiển áp suất

Xem thêm: Hướng dẫn đọc hiểu bản vẽ tủ điện công nghiệp

Tủ điện công nghiệp thường sử dụng trong nhà máy, nhà xưởng
Tủ điện công nghiệp thường sử dụng trong nhà máy, nhà xưởng

5. Các bước lắp ráp tủ công nghiệp

Bản vẽ và danh sách thiết bị, phụ kiện, vật tư khác

Việc đọc hiểu bản vẽ là vô cùng quan trọng giúp bạn biết được mục đích công việc và công dụng của mỗi tủ điện. Khi đọc bản vẽ cần kết hợp với danh sách vật tư – thiết bị, giúp đối chiếu và phản hồi lại với người quản lý để có phương án giải quyết nếu có sai sót.

Khi đọc bản vẽ, cần chú ý:

  • Quy cách tủ điện
  • Ghi chú ký hiệu
  • Bố trí thiết bị
  • Đọc bản vẽ động lực

Cách lắp đặt tủ điện công nghiệp

Lắp đặt tủ điện cần các kỹ thuật viên có chuyên môn và am hiểu về các hệ thống điện. Nguyên tắc lắp thiết bị điện:

  • Đọc hiểu và lắp ráp theo bản vẽ thiết kế, đúng nguyên lý
  • Tối ưu diện tích sử dụng, tiết kiệm dây dẫn đồng thời đảm bảo được tính thẩm mỹ

Lắp ráp tủ điện theo thứ tự ưu tiên:

  • Bước 1: Đọc hiểu bản vẽ và danh sách vật tư, thiết bị, phụ kiện
  • Bước 2: Gá lắp thiết bị điện lên tủ
  • Bước 3: Dán tên, phân loại các thiết bị trên tủ
  • Bước 4: Gia công, lắp ráp thanh cái đồng, đấu nối mạch động lực
  • Bước 5: Đấu nối mạch điều khiển
  • Bước 6: Kiểm tra nguội tủ điện đã lắp ráp, đấu nối
  • Bước 7: Kiểm tra tủ điện chạy đơn động và liên động không tải
  • Bước 8: Vệ sinh tủ và đưa vào sử dụng

Dán nhãn cho các thành phần có trong tủ

Việc ghi nhãn cho các thiết bị trong tủ điện khi lắp ráp có thể làm giảm thời gian và tránh các nhầm lẫn không đáng có. Đồng thời cũng hữu ích khi cần thay đổi hoặc sửa chữa về sau. Khi ghi nhãn cần lưu ý:

  • Dùng loại nhãn phù hợp
  • Cỡ chữ vừa phải, dễ nhìn
  • Chiều dài nhãn phù hợp
  • Không cắt vào tên trên nhãn

Lắp đặt tủ điện nhà xưởng công nghiệp

Báo giá tủ điện công nghiệp năm 2023

KYODO hiểu rõ tầm quan trọng của tủ điện công nghiệp trong việc bảo vệ và điều khiển hệ thống điện trong môi trường công nghiệp. Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về xây dựng phòng sạch công nghiệp, sản phẩm của chúng tôi sản xuất đáp ứng hầu hết các cơ sở sản xuất từ vừa nhỏ cho đến quy mô lớn. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, và báo giá tủ điện phù hợp với công suất hoạt động.

Trên đây là tất cả thông tin về tủ điện công nghiệpKYODO muốn giới thiệu đến quý vị. Chúng tôi cam kết cung cấp các sản phẩm tủ điện chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và tuân thủ các quy định.

Xem thêm: Những điều cần biết về tủ điện 3 pha công nghiệp

0777 386 683