Tư liệu sản xuất được xem là thành phần vật chất quan trọng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Vậy khái niệm về tư liệu sản xuất là gì? Thành phần cấu tạo nên tư liệu sản xuất và phân loại trong kinh doanh. Cùng KYODO tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Khái niệm tư liệu sản xuất
Tư liệu sản xuất là điều kiện vận chất cần thiết để tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp. Tư liệu sản xuất còn được hiểu là những tài liệu hướng dẫn, quy trình, quy định, tiêu chuẩn,… liên quan đến hoạt động sản xuất trong một doanh nghiệp. Mục đích của tài liệu sản xuất là giúp cho hoạt động sản xuất diễn ra hiệu quả, an toàn và chất lượng.
2. Tư liệu sản xuất đóng vai trò gì trong sản xuất kinh doanh?
Tư liệu sản xuất là yếu tố then chốt trong nền kinh tế, hỗ trợ tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế. Đầu tư vào tư liệu sản xuất chất lượng và tiên tiến là điều cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh và sáng tạo sản phẩm mới, góp phần vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp và nền kinh tế quốc gia.
3. Thành phần cấu tạo nên tư liệu sản xuất
Đối tượng lao động
Là những vật chất tự nhiên hoặc đã qua tác động của con người. Con người sử dụng để biến đổi thành sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của mình. Ví dụ: gỗ, quặng sắt, bông vải, da,…
Có thể chia thành hai loại:
- Đối tượng lao động tự nhiên: Là những vật chất tự nhiên sẵn có trong tự nhiên như cây cối, khoáng sản, đất đai,…
- Đối tượng lao động đã qua tác động của con người: Là những vật chất đã được con người gia công, chế biến thành sản phẩm trung gian để phục vụ cho quá trình sản xuất tiếp theo. Ví dụ: thép, xi măng, sợi tổng hợp,…
Tư liệu lao động
Là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến nó thành sản phẩm.
Một tư liệu lao động bao gồm:
- Công cụ lao động: Là bộ phận trực tiếp tác động lên đối tượng lao động, làm biến đổi nó theo ý muốn của con người. Ví dụ: máy móc, dụng cụ, thiết bị,…
- Phương tiện lao động: Là những vật chất đi cùng với công cụ lao động, tạo điều kiện cho công cụ lao động hoạt động hiệu quả.
Phương tiện lao động bao gồm:
- Bộ phận bình chứa: Dùng để chứa đựng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong quá trình sản xuất. Ví dụ: thùng, phễu, kho,…
- Kết cấu hạ tầng: Bao gồm các công trình nhà xưởng, hệ thống điện, hệ thống thông gió… tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất diễn ra thuận lợi.
Xem thêm: Thi công hệ thống thông gió TP HCM
Vai trò của các yếu tố hình thành tư liệu sản xuất
- Đối tượng lao động: Cung cấp nguyên liệu cho quá trình sản xuất.
- Tư liệu lao động: Giúp con người tác động vào đối tượng lao động một cách hiệu quả, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
4. Phân loại tư liệu
Tư liệu sản xuất cố định và lưu động
Trong sản xuất kinh doanh, tư liệu sản xuất hoạt động dưới hai hình thức:
- Tư liệu sản xuất cố định: Bao gồm máy móc, thiết bị,… tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất. Giá trị sản xuất của tư liệu cố định sẽ hao mòn theo thời gian, cần phải thay thế để đảm bảo dây chuyền hoạt động hiệu quả.
- Tư liệu sản xuất lưu động: Bao gồm nguyên vật liệu, vật liệu phụ, sức lao động,…Là những tài sản được sử dụng một lần hoặc một vài lần trong quá trình sản xuất, có giá trị sử dụng ngắn hạn (thường dưới 1 năm).
Vai trò
Tư liệu sản xuất cố định xác định năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Những tài sản như máy móc, thiết bị và cơ sở hạ tầng không chỉ giúp tiết kiệm sức lao động và thời gian sản xuất mà còn giúp tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu và nhiên liệu. Tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, từ đó gia tăng hiệu quả và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tư liệu sản xuất lưu động cung cấp các nguyên liệu cần thiết để duy trì quá trình sản xuất liên tục và hiệu quả. Ngoài ra, còn đóng vai trò trong việc vận chuyển và lưu thông sản phẩm đến thị trường tiêu thụ. Nhờ vào tư liệu này, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng, thúc đẩy sự phát triển và thành công của doanh nghiệp.
Việc phân chia rõ ràng giúp phát huy tối đa lợi ích của chúng trong sản xuất và tái cơ cấu kinh doanh khi cần thiết. Các tài sản phân định rõ ràng giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn đầu tư tài chính hợp lý và tạo ra giá trị thặng dư, mở rộng thị trường sản xuất mới.
Tư liệu sản xuất dành cho ngành dịch vụ, bán hàng
Tư liệu sản xuất dành cho ngành dịch vụ, bán hàng bao gồm những công cụ, thiết bị, vật liệu,… được sử dụng để cung cấp dịch vụ hoặc bán hàng hóa cho khách hàng. Loại tư liệu này có thể được phân loại thành hai nhóm chính:
- Tư liệu sản xuất chung: Đây là những loại tư liệu sản xuất được sử dụng chung cho nhiều ngành dịch vụ, bán hàng khác nhau. Ví dụ: điện thoại, máy tính, máy in,…
- Tư liệu sản xuất chuyên dụng: Đây là những loại tư liệu sản xuất được sử dụng cho một ngành dịch vụ cụ thể. Ví dụ: cà phê ( máy pha cà phê, máy xay cà phê,…), y tế (dụng cụ y tế, thiết bị khám,…), làm tóc (máy sấy, dụng cụ uốn tóc,…),…
Tư liệu sản xuất dành cho chính phủ
Tư liệu sản xuất độc quyền nhà nước là loại tư liệu sản xuất được cung cấp chủ yếu cho các hoạt động chính trị nhà nước và hàng hóa cơ bản cho chính phủ. Loại tư liệu này do Nhà nước nắm quyền sở hữu và quản lý, đảm bảo phục vụ trực tiếp cho các mục tiêu quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Tư liệu sản xuất. KYODO cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!
Xem thêm: Quan hệ sản xuất và chiến lược kinh doanh