Các loại vật tư điện lạnh phổ biến trong công nghiệp

Trong mỗi hệ thống làm lạnh công nghiệp đều được trang bị các linh kiện và một số vật tư điện lạnh thiết yếu. Các vật tư điện lạnh này giúp duy trì kiểm soát nhiệt độ, bảo vệ hệ thống cũng như bảo vệ các thiết bị, máy móc trong nhà xưởng. Vậy vật tư điện lạnh ở đây là gì? Loại nào phổ biến và các tiêu chí lựa chọn vật tư điện lạnh phù hợp với từng hệ thống? Cùng tìm hiểu qua nội dung sau đây của KYODO.

1. Vật tư điện lạnh công nghiệp

Khái niệm

Vật tư điện lạnh công nghiệp là những thiết bị, linh kiện và vật liệu chuyên dụng được sử dụng trong các hệ thống điều hòa không khí, làm lạnh và hệ thống HVAC (Heating, Ventilation, and Air Conditioning) quy mô lớn. Các hệ thống này thường được lắp đặt trong các nhà máy, xí nghiệp, trung tâm thương mại, tòa nhà cao tầng, bệnh viện,…

Các loại vật tư điện lạnh phổ biến trong công nghiệp
Các loại vật tư điện lạnh phổ biến trong công nghiệp

Vai trò

  • Duy trì và kiểm soát nhiệt độ.
  • Tăng hiệu quả năng lượng.
  • Hỗ trợ làm lạnh và thoát nhiệt hiệu quả.
  • Bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm.

2. Các loại vật tư điện lạnh phổ biến

Hệ thống làm lạnh công nghiệp là một mạng lưới phức tạp gồm nhiều thành phần khác nhau. Để hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả, việc lựa chọn các loại vật tư điện lạnh phù hợp là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số loại vật tư điện lạnh phổ biến được sử dụng trong công nghiệp.

Cửa panel

Cửa panel giúp ngăn chặn sự thất thoát nhiệt, bảo vệ môi trường bên trong khỏi tác động từ bên ngoài, đồng thời hỗ trợ giảm chi phí năng lượng.

Phân loại:

  • Cửa panel cách nhiệt: Loại cửa này có lớp cách nhiệt dày, ngăn chặn truyền nhiệt từ bên ngoài vào hoặc ngược lại, đảm bảo nhiệt độ trong các phòng lạnh hoặc kho lạnh luôn ổn định. Loại cửa này thường sử dụng vật liệu như foam PU, EPS hoặc polyisocyanurate để đạt hiệu quả cách nhiệt cao.
  • Cửa panel nhôm kính: Được sử dụng cho những khu vực cần sự trong suốt, như phòng trưng bày hoặc các khu vực quan sát. Bề mặt cửa thường được gia cố bằng khung nhôm chắc chắn và kính chịu nhiệt.
  • Cửa panel tự động: Dành cho những khu vực có mật độ người qua lại cao, cửa có thể tự động đóng mở bằng cảm biến hoặc cơ chế điện tử, mang lại sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho người sử dụng.

Cửa panel thường được sử dụng trong các khu vực yêu cầu cách nhiệt, giữ cho không khí lạnh hoặc nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình hoạt động. Cụ thể trong các ngành công nghiệp như:

  • Kho lạnh và kho bảo quản thực phẩm.
  • Phòng sạch, phòng thí nghiệm, nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm,…những nơi yêu cầu kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm cao.
  • Các khu vực điều hòa không khí (tòa nhà văn phòng, bệnh viện, trung tâm thương mại,…).

Ống đồng và phụ kiện

Ống đồng giúp dẫn môi chất lạnh (gas lạnh) từ các thiết bị như máy nén, dàn lạnh, dàn nóng đến các bộ phận khác của hệ thống. Ống có khả năng chịu được áp suất và nhiệt độ cao, đảm bảo sự vận hành ổn định của hệ thống.

Ống đồng và phụ kiện
Ống đồng và phụ kiện

Phân loại:

  • Ống đồng mềm: Dễ dàng uốn cong và lắp đặt, phù hợp cho các không gian nhỏ, các hệ thống cần linh hoạt trong việc đi ống.
  • Ống đồng cứng: Chắc chắn và bền, thường được sử dụng trong các hệ thống có yêu cầu kỹ thuật cao, cần độ bền cao và không thay đổi hình dạng theo thời gian.
  • Ống đồng cách nhiệt: Được phủ lớp vật liệu cách nhiệt để giảm thiểu thất thoát nhiệt, bảo vệ môi chất lạnh và tăng hiệu quả năng lượng.

Phụ kiện kèm theo ống đồng: co nối, mối nối, phụ kiện nối ống,… giúp kết nối các đoạn ống đồng lại với nhau và đảm bảo kín, không rò rỉ gas trong quá trình vận hành.

Cách nhiệt và vật liệu bảo ôn

Vật liệu bảo ôn được sử dụng để cách nhiệt cho các ống dẫn, dàn nóng/lạnh, ngăn chặn sự mất mát nhiệt trong các hệ thống làm lạnh, điều hòa không khí từ đó tối ưu hiệu suất và giảm chi phí năng lượng.

Một số vật liệu các nhiệt phổ biến:

  • Cao su non: Có tính năng cách nhiệt và chống thấm nước, thường được sử dụng trong các hệ thống ống dẫn và dàn lạnh.
  • Bông thủy tinh: Chất liệu cách nhiệt hiệu quả, thường sử dụng trong các công trình lớn như hệ thống điều hòa trung tâm.
  • Xốp PE: Được sử dụng phổ biến trong các hệ thống làm lạnh dân dụng và công nghiệp, có khả năng chống ẩm và cách nhiệt tốt.
  • Các loại bảo ôn khác: Bao gồm các vật liệu bảo ôn đặc biệt khác, phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của từng hệ thống.

Gas lạnh

Gas lạnh là môi chất quan trọng trong việc thu và giải nhiệt trong các hệ thống làm lạnh và điều hòa không khí. Vật liệu này giúp làm giảm nhiệt độ không khí trong các hệ thống điều hòa và bảo quản sản phẩm trong các kho lạnh.

Gas lạnh
Gas lạnh

Các loại gas lạnh phổ biến:

  • R22: Một trong những loại gas lạnh truyền thống, nhưng hiện nay đang dần bị thay thế do tác động đến tầng ozone.
  • R410A: Thường sử dụng trong các hệ thống điều hòa mới, có hiệu quả làm lạnh cao và không gây hại cho tầng ozone.
  • R32: Là loại gas lạnh thân thiện với môi trường, giúp giảm lượng khí nhà kính và có hiệu suất làm lạnh cao.

Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng gas lạnh: Cần lựa chọn loại gas lạnh phù hợp với hệ thống, đảm bảo hiệu quả làm lạnh và bảo vệ môi trường. Việc sử dụng gas lạnh đúng cách cũng giúp giảm thiểu rủi ro về an toàn và tuổi thọ hệ thống.

Van tiết lưu và van điều khiển

Van tiết lưu có nhiệm vụ điều chỉnh dòng chảy của môi chất lạnh, giúp duy trì áp suất và lưu lượng phù hợp trong hệ thống làm lạnh. Van cần được lắp đặt đúng vị trí và có kích thước phù hợp với yêu cầu của hệ thống để tối ưu hiệu quả và tránh tình trạng tắc nghẽn hoặc rò rỉ gas.

Phân loại van:

  • Van cơ: Hoạt động đơn giản, phù hợp cho các hệ thống có yêu cầu kỹ thuật không quá phức tạp.
  • Van điện tử: Điều khiển bằng tín hiệu điện, giúp điều chỉnh dòng chảy chính xác hơn và có thể tự động hóa hệ thống.

Bộ điều khiển nhiệt độ và áp suất

Bộ điều khiển giúp duy trì nhiệt độ và áp suất ổn định trong hệ thống, tránh tình trạng quá tải hoặc mất cân bằng, đảm bảo sự hoạt động hiệu quả và an toàn.

Các thiết bị điều khiển phổ biến:

  • Thermostat: Điều khiển nhiệt độ, giúp duy trì mức nhiệt ổn định trong không gian cần làm lạnh.
  • Cảm biến áp suất: Giám sát và điều chỉnh áp suất trong các hệ thống làm lạnh và điều hòa.
  • Relay nhiệt: Dùng để ngắt kết nối khi nhiệt độ vượt mức an toàn.

Các vật tư phụ khác

Một số vật tư phụ trợ như băng quấn cách nhiệt, dây điện chuyên dụng, ốc vít và phụ kiện lắp đặt là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình lắp đặt và bảo trì hệ thống cơ điện lạnh.

Một số loại vật tư điện lạnh khác
Một số loại vật tư điện lạnh khác

3. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cho vật tư điện lạnh

Vật tư điện lạnh phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả. Các tiêu chuẩn này giúp nâng cao hiệu suất hoạt động và tiết kiệm năng lượng, đồng thời bảo vệ sức khỏe và môi trường. Cụ thể:

  • Tiêu chuẩn ISO: Đảm bảo tính đồng nhất và chất lượng sản phẩm.
  • Tiêu chuẩn CE: Sản phẩm đạt yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường.
  • Tiêu chuẩn UL (Underwriters Laboratories): Chứng nhận an toàn trong môi trường công nghiệp.
  • Tiêu chuẩn RoHS: Giới hạn chất độc hại trong sản phẩm.
  • Tiêu chuẩn ASHRAE: Đảm bảo hiệu quả năng lượng trong hệ thống HVAC.

4. Cách nhận biết vật tư điện lạnh đạt chuẩn

Để chọn vật tư điện lạnh đạt chuẩn, cần chú ý những yếu tố sau:

  • Kiểm tra chứng nhận chất lượng: Đảm bảo vật tư có chứng nhận ISO, CE, UL hoặc các chứng nhận quốc tế khác, giúp xác minh chất lượng và độ an toàn.
  • Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Mua vật tư từ các nhà cung cấp uy tín, có thương hiệu lâu năm trong ngành, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Kiểm tra các thông số kỹ thuật: Đọc kỹ các thông số kỹ thuật của sản phẩm, như công suất, khả năng chịu nhiệt, độ bền, khả năng cách điện, để đảm bảo tính phù hợp với hệ thống sử dụng.
  • Đánh giá độ bền và khả năng hoạt động lâu dài: Sản phẩm cần có các tính năng như chống ăn mòn, chống oxy hóa, và khả năng hoạt động liên tục trong điều kiện khắc nghiệt, giúp kéo dài tuổi thọ và tiết kiệm chi phí bảo trì.
  • Thử nghiệm thực tế: Sử dụng vật tư trong các hệ thống thử nghiệm để đánh giá hiệu suất thực tế trong điều kiện vận hành lâu dài, xác định khả năng làm việc ổn định và tiết kiệm năng lượng.

Lựa chọn vật tư điện lạnh chất lượng không chỉ giúp hệ thống bền lâu mà tiết kiệm năng lượng. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý đến các tiêu chuẩn chất lượng và cách nhận biết vật tư đạt chuẩn để tối ưu hóa hiệu quả vận hành. KYODO cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!

Xem thêm: 

0777 386 683