Để một dự án xây dựng được hoàn thành đúng thời hạn và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, sự góp mặt của các vị trí như QA, QC là vô cùng quan trọng. Vậy cụ thể QA/QC trong ngành xây dựng là gì? Các công việc của QA/QC trong lĩnh vực này ra sao? Để giải đáp những câu hỏi này, mời bạn theo dõi bài viết chi tiết dưới đây cùng KYODO.
1. Kỹ sư QA trong xây dựng
Khái niệm
Kỹ sư QA (Quality Assurance) trong xây dựng là người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng công trình đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định và yêu cầu kỹ thuật. Họ giám sát, kiểm tra và tối ưu quy trình thi công nhằm đảm bảo chất lượng cuối cùng của dự án.
Bên cạnh việc quản lý và theo dõi quy trình thi công, QA còn thiết lập các tiêu chuẩn, kiểm tra định kỳ, phát hiện lỗi và đề xuất điều chỉnh khi cần thiết. Mục tiêu là đảm bảo các quy trình trong doanh nghiệp diễn ra đúng chuẩn, từ đó nâng cao chất lượng công trình.
Công việc
- Đề xuất quy trình và giải pháp thi công phù hợp với yêu cầu từng dự án
- Chuẩn bị tài liệu, biểu mẫu, hướng dẫn công việc và quản lý hồ sơ chất lượng
- Cải tiến quy trình sản xuất, tối ưu hóa chất lượng tại nhà máy và công trường
- Giám sát, kiểm tra, nhắc nhở đội ngũ thi công tuân thủ quy trình
- Đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp và nhà thầu phụ đảm bảo chất lượng
- Theo dõi, phân tích và điều chỉnh quy trình thi công khi cần thiết
- Đào tạo, hướng dẫn các bộ phận về tiêu chuẩn và quy trình chất lượng
2. Kỹ sư QC trong xây dựng
Khái niệm
Kỹ sư QC (Quality Control) trong xây dựng là người chịu trách nhiệm kiểm tra và đánh giá chất lượng vật liệu, thiết bị và quá trình thi công nhằm đảm bảo công trình đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật QA đã đề ra. Họ trực tiếp giám sát từng giai đoạn thi công, phát hiện và xử lý các sai sót để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.
Khác với QA tập trung vào thiết lập và giám sát quy trình, QC tập trung vào việc kiểm tra thực tế để phát hiện lỗi và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời. Nhờ đó, kỹ sư QC giúp kiểm soát chất lượng công trình, hạn chế rủi ro và đảm bảo đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư.
Công việc
- Phối hợp với chỉ huy công trường để lập kế hoạch kiểm soát chất lượng phù hợp với yêu cầu dự án.
- Giám sát chất lượng nguyên vật liệu, vật tư và thiết bị trước khi đưa vào thi công.
- Làm việc với nhà cung cấp để xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng vật liệu.
- Theo dõi quá trình thi công, phát hiện lỗi và yêu cầu điều chỉnh kịp thời.
- Đo lường, kiểm tra thông số kỹ thuật để đảm bảo công trình đạt tiêu chuẩn.
- Xác định, điều tra nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục lỗi chất lượng.
- Xử lý khiếu nại của chủ đầu tư liên quan đến chất lượng công trình.
- Lập báo cáo kiểm soát chất lượng và đề xuất biện pháp cải tiến.
3. Sự khác biệt giữa QA và QC trong xây dựng
Dù đều liên quan đến kiểm soát chất lượng trong xây dựng, QA và QC có những điểm khác biệt rõ ràng. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp làm rõ sự khác nhau giữa hai vai trò này.
Tiêu chí | QA (Đảm bảo chất lượng) | QC (Kiểm soát chất lượng) |
Mục tiêu | Ngăn ngừa lỗi ngay từ đầu | Phát hiện và sửa lỗi trong quá trình thi công |
Trách nhiệm | Thiết lập quy trình, tiêu chuẩn | Kiểm tra, giám sát thực tế tại công trường |
Phạm vi | Toàn bộ hệ thống chất lượng | Từng hạng mục, sản phẩm cụ thể |
Thời điểm thực hiện | Trước và trong quá trình thi công | Trong và sau khi thi công |
4. Tại sao cần đội ngũ QA-QC trong xây dựng?
Trong xây dựng, nếu không kiểm soát chặt chẽ, công trình có thể sai lệch so với bản vẽ, không đảm bảo chất lượng, thậm chí xảy ra các vấn đề nghiêm trọng khác. Đó chính lý do vì sao cần có đội ngũ kỹ sư QA-QC trong quá trình xây dựng công trình. Họ giúp:
- Đảm bảo phòng sạch/ nhà xưởng đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất
- Kiểm soát rủi ro và phát hiện lỗi kịp thời trong thi công
- Tối ưu quy trình, giảm lãng phí và nâng cao hiệu suất
- Đảm bảo vật liệu, thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
- Duy trì chất lượng ổn định, kéo dài tuổi thọ công trình
- Hỗ trợ nghiệm thu, chứng nhận và bàn giao đúng tiêu chuẩn
Xem thêm: Kỹ sư QS trong xây dựng
5. Quy trình kiểm tra chất lượng trong thi công tại KYODO
Tại KYODO, quy trình kiểm tra chất lượng được thực hiện nghiêm ngặt bởi các kỹ sư QA-QC có trình độ cao, đảm bảo mỗi dự án thi công phòng sạch và nhà xưởng đều đạt chuẩn cao nhất. Quy trình bao gồm:
Bước 1: Xây dựng quy trình & tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng (QA)
- Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng (QMS) theo tiêu chuẩn ISO, GMP, HACCP.
- Xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng cho từng hạng mục thi công.
- Đào tạo đội ngũ kỹ sư, giám sát và công nhân tuân thủ quy trình.
Bước 2: Kiểm tra chất lượng vật liệu & thiết bị đầu vào (QC)
- Đánh giá chứng nhận nguồn gốc, CO, CQ của vật liệu, thiết bị.
- Kiểm tra tính phù hợp với thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Đảm bảo vật liệu không bị lỗi, hư hỏng trước khi đưa vào sử dụng.
Bước 3: Giám sát quá trình thi công từng hạng mục (QC)
- Kiểm tra chất lượng kết cấu xây dựng, hệ thống cơ điện, HVAC, sàn, trần, tường.
- Đảm bảo thi công đúng bản vẽ, tiêu chuẩn phòng sạch (ISO 14644, GMP).
- Kiểm tra độ kín khí, chênh lệch áp suất, độ sạch hạt bụi, độ ẩm theo từng giai đoạn.
Bước 4: Nghiệm thu từng giai đoạn & kiểm tra nội bộ (QC)
- Đánh giá chất lượng thi công sau từng công đoạn.
- Thực hiện các phép đo, test độ sạch, đo độ dẫn điện, kiểm tra hệ thống HVAC.
- Ghi nhận các lỗi kỹ thuật (nếu có) và khắc phục trước khi nghiệm thu tổng thể.
Bước 5: Nghiệm thu hoàn thiện & bàn giao công trình (QA & QC)
- Kiểm tra lần cuối, đánh giá tổng thể công trình trước khi bàn giao.
- Đảm bảo dự án đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng & yêu cầu của khách hàng.
- Hướng dẫn vận hành, bảo trì và cung cấp tài liệu kỹ thuật liên quan.
Với quy trình kiểm tra chất lượng chặt chẽ, KYODO cam kết mang đến những công trình phòng sạch và nhà xưởng đạt chuẩn cao nhất. KYODO cảm ơn bạn đọc đã theo dõi! Nếu cần hỗ trợ tư vấn, thiết kế và thi công phòng sạch/nhà xưởng công nghiệp. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Xem thêm: