Quy trình xây dựng phòng sạch đạt chuẩn

Sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại đã đặt ra những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn, từ đó quy trình xây dựng phòng sạch cũng trở nên phức tạp hơn. Quy trình này bao gồm nhiều bước từ khâu thiết kế, thi công đến lắp đặt thiết bị, tất cả đều phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về chất lượng không khí, độ ẩm và kiểm soát ô nhiễm. Vậy, những tiêu chuẩn nào cần được tuân thủ và nguyên tắc lựa chọn vật liệu xây dựng là gì? Quy trình xây dựng phòng sạch ra sao và làm thế nào để lập dự toán một cách chính xác? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

1. Xây dựng phòng sạch mang lại lợi ích gì?

Phòng sạch là một môi trường kiểm soát chặt chẽ các yếu tố như bụi bẩn, vi khuẩn, độ ẩm, nhiệt độ và áp suất không khí, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn sạch tối đa cho quy trình sản xuất hoặc nghiên cứu. Việc xây dựng phòng sạch mang lại nhiều lợi ích quan trọng, cụ thể:

  • Kiểm soát nhiễm chéo, đảm bảo độ tinh khiết của sản phẩm: Trong các quy trình sản xuất và nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực dược phẩm và công nghệ sinh học, nhiễm chéo là vấn đề sống còn. Phòng sạch loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ này bằng cách kiểm soát luồng không khí, tạo áp suất dương/âm. Ngăn chặn sự lây lan của các hạt bụi và vi sinh vật giữa các khu vực khác nhau, đảm bảo độ tinh khiết nhất cho sản phẩm cuối cùng.
Xây dựng phòng sạch hạn chế lây nhiễm chéo, đảm bảo chất lượng sản phẩm
Xây dựng phòng sạch hạn chế lây nhiễm chéo, đảm bảo chất lượng sản phẩm
  • Tăng hiệu quả sản xuất: Khi các yếu tố môi trường được kiểm soát nghiêm ngặt, quy trình sản xuất trở nên ổn định và hiệu quả hơn. Đặc biệt trong các ngành sản xuất vi mạch bán dẫn hay linh kiện điện tử, việc kiểm soát kích thước hạt bụi dưới mức micromet giúp giảm thiểu các lỗi sản phẩm và nâng cao tỷ lệ thành phẩm đạt chuẩn.
  • Giảm chi phí bảo trì và sửa chữa: Mặc dù chi phí ban đầu cho việc xây dựng phòng sạch có thể khá lớn, nhưng về lâu dài, lại là một giải pháp tốt. Kéo dài tuổi thọ của thiết bị và sản phẩm nhờ kiểm soát môi trường tốt. Hơn nữa, các phòng sạch hiện đại được thiết kế với các hệ thống tiết kiệm năng lượng như điều hòa không khí tuần hoàn và lọc khí hiệu suất cao, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí điện năng và vận hành.
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế: Các tiêu chuẩn ISO 14644-1GMP là những chuẩn mực khắt khe mà nhiều ngành công nghiệp phải tuân thủ để được phép sản xuất và kinh doanh trên toàn cầu. Tuân thủ các tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp có cơ hội xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường có yêu cầu cao, từ đó nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu.

Các ngành công nghiệp cần áp dụng phòng sạch

  • Ngành dược phẩm và công nghệ sinh học
  • Ngành điện tử và vi mạch bán dẫn
  • Ngành y tế (Bệnh viện và thiết bị y tế)
  • Ngành thực phẩm và đồ uống
  • Ngành mỹ phẩm

2. Xây dựng phòng sạch dựa trên tiêu chuẩn nào?

Xây dựng phòng sạch không chỉ đơn thuần là một quá trình kỹ thuật mà còn yêu cầu sự tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo rằng môi trường làm việc đạt được mức độ sạch cần thiết cho từng ngành công nghiệp. Dưới đây là các tiêu chuẩn quan trọng trong xây dựng phòng sạch:

  • ISO 14644: Đây là tiêu chuẩn quốc tế về kiểm soát độ sạch của không khí trong phòng sạch. ISO 14644-1 phân loại phòng sạch dựa trên mật độ hạt bụi trong không khí, từ cấp độ ISO 1 (cực kỳ sạch) đến ISO 9 (ít yêu cầu về độ sạch).
  • GMP (Good Manufacturing Practice): Đây là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các ngành sản xuất dược phẩm, thực phẩm và thiết bị y tế, nhằm đảm bảo quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng. Phòng sạch GMP được phân loại theo các cấp A, B, C và D, tùy thuộc vào mức độ kiểm soát nghiêm ngặt của từng quy trình sản xuất. Tiêu chuẩn GMP không chỉ kiểm soát mật độ hạt bụi mà còn yêu cầu điều kiện về vi sinh vật, nhiệt độ, độ ẩm và luồng không khí.
  • Tiêu chuẩn FED-STD-209: Đây là một tiêu chuẩn do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ phát hành, dùng để phân loại phòng sạch theo số lượng hạt bụi.
Xây dựng phòng sạch dựa trên tiêu chuẩn nào?
Xây dựng phòng sạch dựa trên tiêu chuẩn nào?

3. Lựa chọn vật liệu thi công phù hợp cho phòng sạch

Lựa chọn vật liệu thi công phù hợp là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả của phòng sạch. Các vật liệu này không chỉ đảm bảo độ sạch, độ bền mà còn phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về tính tương thích, dễ vệ sinh và an toàn.

Các tiêu chí lựa chọn vật liệu thi công phòng sạch

  • Khả năng chống bám bụi, dễ làm sạch, không sản sinh các hạt bụi, sợi, hay các chất gây ô nhiễm khác vào môi trường.
  • Chịu được các tác động vật lý, hóa học, nhiệt độ và độ ẩm trong môi trường phòng sạch.
  • Khả năng tương thích với các thiết bị, hóa chất sử dụng trong phòng sạch, tránh gây ra các phản ứng hóa học, ăn mòn hoặc giải phóng các chất độc hại.
  • Bề mặt vật liệu phải trơn láng, không có các khe hở, dễ dàng lau chùi và khử trùng.
  • Khả năng kháng khuẩn, nấm mốc để ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật.
  • Không độc hại, không gây cháy nổ, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường.

Xem thêm: Một số lưu ý khi lựa chọn vật liệu thi công phòng sạch

Các loại vật liệu thi công phòng sạch phổ biến

  • Tấm panel: Là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong thi công phòng sạch. Tấm panel có nhiều loại như panel EPS, panel PU, panel Rockwool,… với các ưu điểm như cách nhiệt, chống cháy, cách âm tốt, dễ thi công và lắp đặt.
  • Sàn vinyl: Bề mặt trơn láng, dễ vệ sinh, kháng khuẩn, chống tĩnh điện, phù hợp với các khu vực yêu cầu độ sạch cao.
  • Kính: Kính cường lực, kính an toàn được sử dụng làm cửa, vách ngăn để tạo không gian thông thoáng và dễ quan sát.
  • Sơn epoxy: Độ bền cao, chống hóa chất, dễ vệ sinh, thường được sử dụng để sơn sàn, tường và các thiết bị trong phòng sạch.

Báo giá thi công panel

Xem thêm: Sàn VinylSàn Epoxy cho phòng sạch

Một số lưu ý khi lựa chọn vật liệu

  • Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng phòng sạch để lựa chọn vật liệu phù hợp nhất với nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Yêu cầu nhà cung cấp cung cấp mẫu thử để kiểm tra chất lượng, độ bền và tính tương thích của vật liệu.
  • Chọn các nhà cung cấp có uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp vật liệu cho phòng sạch.

4. Quy trình xây dựng phòng sạch đạt chuẩn

Thi công phòng sạch là quá trình phức tạp, đòi hỏi chuyên môn cao và sự chính xác. Quy trình xây dựng phòng sạch có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu cụ thể của từng lĩnh vực. Dưới đây là 8 bước trong quy trình này:

  1. Thiết kế phòng sạch: Thiết kế cần đáp ứng các tiêu chuẩn sạch như ISO, GMP và đồng thời phù hợp với mục đích sử dụng. Thiết kế cũng phải tối ưu hóa luồng không khí, ánh sáng và khả năng bảo trì.
  2. Chuẩn bị mặt bằng: Sau khi thiết kế được chấp nhận, chuẩn bị mặt bằng bao gồm làm sạch, tạo độ bằng cho nền, lát sàn, xây tường và lắp đặt hệ thống chiếu sáng cùng hệ thống lọc không khí.
  3. Chọn vật liệu và thiết bị: Vật liệu và thiết bị cần đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh, dễ vệ sinh và bảo trì. Các vật liệu thông dụng bao gồm thép không gỉ, tường phẳng, sàn nhựa epoxy và các thiết phòng sạch (Air Shower, Pass Box,…).
  4. Xây dựng phòng sạch: Sau khi thiết kế và chọn vật liệu, bắt đầu xây dựng. Công việc thi công phải chính xác, sử dụng vật liệu và thiết bị chất lượng để đảm bảo phòng đạt tiêu chuẩn sạch.
  5. Lắp đặt hệ thống lọc không khí: Hệ thống lọc không khí là phần quan trọng, đảm bảo không khí trong phòng sạch sẽ, không có vi khuẩn và tạp chất. Bộ lọc HEPA và ULPA thường được sử dụng để loại bỏ bụi và vi sinh vật.
  6. Lắp đặt hệ thống điều hòa không khí: Hệ thống điều hòa không khí (HVAC) cần duy trì nhiệt độ và độ ẩm ở mức yêu cầu, góp phần đảm bảo môi trường làm việc an toàn và hiệu quả.
  7. Kiểm tra và chứng nhận: Sau khi hoàn thành, phòng sạch cần được kiểm tra và chứng nhận để xác định có đạt các tiêu chuẩn độ sạch hay không. Kiểm tra bao gồm đánh giá độ sạch không khí và hiệu suất của hệ thống lọc và điều hòa.
  8. Bảo trì và bảo dưỡng định kỳ: Sau khi đi vào hoạt động, phòng sạch cần kiểm tra và bảo trì định kỳ để đảm bảo hiệu suất lâu dài. Việc bảo trì bao gồm kiểm tra và thay thế bộ lọc, làm sạch bề mặt, và duy trì hệ thống điều hòa không khí.

Xem thêm: Một số tiêu chí khi thiết kế phòng sạch

5. Cách lập dự toán chi phí cho xây dựng phòng sạch

Lập dự toán theo định mức, đơn giá

Xác định phạm vi công việc

  • Hạng mục xây dựng: Các công việc liên quan đến xây dựng phần thô và hoàn thiện của phòng sạch.
  • Hạng mục lắp đặt: Bao gồm việc lắp đặt các hệ thống điện, hệ thống điều hòa, hệ thống lọc không khí và hệ thống thông tin.
  • Hạng mục thiết bị: Liên quan đến việc mua sắm và lắp đặt các thiết bị thiết yếu.

Thu thập thông tin

  • Thông tin thiết kế: Các bản vẽ thiết kế và tài liệu thuyết minh liên quan đến phòng sạch.
  • Thông tin về địa điểm: Các yếu tố như địa hình, địa chất và khí hậu có thể ảnh hưởng đến thi công.
  • Thông tin về vật tư, thiết bị: Bao gồm chủng loại, số lượng và giá thị trường của vật liệu và thiết bị cần thiết.

Xác định định mức và đơn giá

Đơn giá là cơ sở để tính toán chi phí cho các công việc xây dựng, thường được quy định bởi các cơ quan có thẩm quyền.

Tính toán chi phí

Sau khi đã có định mức và đơn giá, tiến hành tính toán chi phí cho từng hạng mục công việc theo công thức sau:

Chi phí = Định mức * Đơn giá * Số lượng

Trong đó:

  • Chi phí: Là tổng chi phí cho từng hạng mục.
  • Định mức: Khối lượng công việc cần thiết để hoàn thành một đơn vị sản phẩm.
  • Đơn giá: Giá trị của một đơn vị sản phẩm.
  • Số lượng: Số lượng sản phẩm hoặc công việc cần thực hiện.

Phương pháp này có một số hạn chế, chẳng hạn như định mức và đơn giá có thể không phản ánh chính xác thực tế thi công, hoặc không thể lập dự toán cho các hạng mục không có định mức.

Cách lập dự toán chi phí cho xây dựng phòng sạch
Cách lập dự toán chi phí cho xây dựng phòng sạch

Lập dự toán theo giá thị trường

Quy trình lập dự toán theo giá thị trường tương tự như phương pháp định mức, nhưng có những điểm khác biệt quan trọng trong cách tính toán.

Công thức cho dự toán theo giá thị trường được thể hiện như sau:

Chi phí = Giá thị trường * Số lượng

Trong đó:

  • Chi phí: Là chi phí cho từng hạng mục công việc.
  • Giá thị trường: Là giá của một đơn vị sản phẩm trên thị trường vào thời điểm lập dự toán.
  • Số lượng: Là số lượng sản phẩm cần thực hiện.

Phương pháp này đòi hỏi sự chuyên môn cao và cần phải thường xuyên cập nhật giá cả thị trường để đảm bảo tính chính xác trong lập dự toán.

6. Nhà thầu uy tín thi công phòng sạch

Trong lĩnh vực xây dựng phòng sạch, việc lựa chọn nhà thầu uy tín là một yếu tố quyết định để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công trình. Một nhà thầu đáng tin cậy không chỉ giúp lập dự toán chính xác mà còn mang lại giải pháp thi công phù hợp với yêu cầu khắt khe của từng ngành nghề. KYODO cung cấp dịch vụ thi công phòng sạch trọn gói, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của khách hàng. Cụ thể:

  • Tư vấn và thiết kế chuyên nghiệp
  • Thi công xây dựng và lắp đặt
  • Hỗ trợ xin giấy phép thi công và PCCC
  • Cung cấp và lắp đặt thiết bị phòng sạch đạt chuẩn
  • Kiểm tra và đo đạc chuẩn chất lượng
  • Bảo trì và bảo hành phòng sạch

Hợp tác với KYODO giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo chất lượng phòng sạch. Liên hệ: 0777.386.683!

Xem thêm: Giải pháp thi công phòng sạch đạt chuẩn

0777 386 683