Phòng sạch là gì? Cấp sạch trong sản xuất công nghiệp

Phòng sạch là một thành phần không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn trong quá trình sản xuất. Phòng sạch là gì? Tác dụng và vai trò đối với sản xuất công nghiệp như thế nào? Xây dựng phòng sạch cần quan tâm đến những yếu tố nào? Ứng dụng vào môi trường sản xuất ra sao? Cùng theo dõi các thông tin về phòng sạch qua nội dung sau.

I. Phòng sạch là gì?

Phòng sạch (hay còn gọi là cleanroom) là một căn phòng hoặc khu vực được thiết kế và xây dựng để kiểm soát chặt chẽ các yếu tố môi trường như: số lượng hạt bụi có trong không khí, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, vi sinh. Khái niệm phòng sạch không chỉ hiểu đơn giản là một không gian sạch, mà còn là một hệ thống phức tạp với các tiêu chuẩn chất lượng và quy trình vận hành chặt chẽ.

Môi trường phòng sạch được thiết kế để duy trì mức độ cực kỳ thấp các thành phần trong không khí như bụi, vi sinh vật hoặc các hạt bốc hơi, sol khí (Aerosol). Giới hạn về các chỉ số duy trì này tạo thành sự phân chia các cấp sạch, các phân loại phòng sạch được công bố dưới dạng tiêu chuẩn chung để dễ dàng tham chiếu và ứng dụng vào các lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu khác nhau.

Các cấp sạch thường được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế, nghiên cứu khoa học và một số ngành sản xuất công nghiệp đòi hỏi chất lượng cao như sản xuất dược phẩm, công nghiệp thực phẩm, sản xuất linh kiện điện tử – bán dẫn. Tùy vào đặc thù ứng dụng, phòng sạch còn đòi hỏi kiểm soát một số yếu tố khác như: độ rung, tĩnh điện, chiếu sáng, …

Ví dụ: Sản xuất chip, vi mạch, thiết bị màn hình LCD, OLED, microLED … có yêu cầu rất cao về ứng dụng phòng sạch và kiểm soát môi trường, kiểm soát tĩnh điện.

KYODO Cleanroom

Theo tiêu chuẩn ISO 14644-1 được định nghĩa: “Phòng sạch là một phòng mà nồng độ các hạt lơ lửng trong không khí bị khống chế, được xây dựng và sử dụng trong một kết cấu sao cho sự có mặt, sự sản sinh và duy trì các hạt trong phòng được giảm đến tối thiểu và các yếu tố khác như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất đều có thể kiểm soát”.

Xem thêm: [2024] Tiêu chuẩn phòng sạch ISO 14644-1

Các cấp độ phòng sạch với sản xuất công nghiệp, dược phẩm, y tế, thực phẩm

Hiện nay, đảm bảo cấp sạch là điều kiện bắt buộc phải có trong một số ngành nghề sản xuất công nghiệp, trong y tế hoặc nghiên cứu, thử nghiệm khoa học. Môi trường này đảm bảo sự an toàn cho các hoạt động diễn ra trong đó trước các nguy cơ được gây ảnh hưởng tiêu cực (sẽ được trình bày phía dưới). Sản phẩm được sản xuất trong môi trường sạch tiêu chuẩn sẽ đạt được các chỉ số về yêu cầu chất lượng cần thiết. Thông thường, mỗi ngành nghề lĩnh vực sẽ có các yêu cầu khác biệt về cấp độ và hệ thống phòng sạch.

Xem thêm: Phân loại phòng sạch, Các tiêu chuẩn phân cấp

II. Các yếu tố quan trọng trong việc xác định tiêu chuẩn phòng sạch

Hiện nay, với việc thiết kế và xây dựng chuẩn phòng sạch cần lưu ý những yếu tố sau đây: áp suất, nhiễm chéo, độ sạch – số lượng hạt bụi, nhiệt độ, độ ẩm, số lần trao đổi không khí.

1. Áp suất

Thiết kế và thiết lập sự chênh lệch áp suất, khóa áp suất có nhiệm vụ chủ yếu giúp ngăn ngừa không cho không khí, hạt bụi, chất nhiễm trùng… xâm nhập vào phòng. Nguyên tắc di chuyển cơ bản nhất của không khí là di chuyển từ nơi có áp suất cao hơn đến nơi có áp suất thấp hơn.

Phòng sạch là gì? Các tiêu chuẩn cấp sạch

Để theo dõi được áp suất phòng, cần sử dụng đồng hồ hoặc cảm biến đo áp suất. Khi áp phòng vượt quá ngưỡng cho phép, không khí sẽ tự đồng tràn ra ngoài thông qua cửa gió xì. Thường thì những phòng có yêu cầu cao sẽ được gắn miệng gió xì hoặc khóa gió – AirLock. Bên cạnh đó cần lưu ý đến cột áp của các loại thiết bị như quạt, máy lạnh trung tâm, chênh lệch giữa lượng gió cấp và hồi trong các phòng khi thiết kế.

Xem thêm: Áp suất không khí, áp lực âm – áp lực dương

2. Nhiệt độ, độ ẩm phòng

Nhiệt độ và độ ẩm thường được quy định bởi đặc thù ứng dụng (lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu) sao cho phù hợp hoặc tối ưu. Ngoài ra, yếu tố này còn có thể ảnh hưởng đến các chỉ số khác như vi sinh, nấm mốc, sức khỏe con người làm việc trong khu vực đó. Có thể nói, nhiệt độ và độ ẩm là một trong những yếu tố quan trọng cần kiểm soát trong phòng sạch.

Xem thêm: Tiêu chuẩn nhiệt độ, độ ẩm phòng sạch được quy định như thế nào?

3. Nhiễm chéo

Nhiễm chéo trong phòng sạch là khái niệm chỉ sự lan tỏa không mong muốn của các tạp chất (có bản chất hóa học, tiểu phân) hoặc vi sinh vật (vi khuẩn, nấm mốc) từ một bề mặt, vật thể này sang một bề mặt, vật thể khác trong quá trình làm việc (sản xuất, lấy mẫu, đóng gói, bảo quản và vận chuyển).

Xem thêm: 8 Nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm chéo

4. Độ sạch, cấp sạch và thi công thông gió

Độ sạch, cấp sạch chủ yếu phụ thuộc vào thiết kế thi công thông gió, xử lý không khí, và phương pháp sử dụng thiết bị trong hệ thống này. Ba yếu tố chính quyết định thường thấy bao gồm:

Thông gió và số lần tuần hoàn không khí – ACH

Thông gió nói chung là các biện pháp điều khiển lưu lượng và hướng di chuyển của không khí, cần có kế hoạch và am hiểu kỹ thuật tính toán, thi công. Hệ thống thông gió ở phòng sạch không chỉ đơn giản là hệ thống quạt hút, quạt thổi như ở một số nhà xưởng thường thấy, nó thường là hệ thống phức tạp và các thiết bị tinh vi hơn.

Tìm hiểu thêm: Thi công thông gió HCM

Môi trường cấp sạch còn được quyết định bởi số lần trao đổi không khí (Air Changes per Hour – ACH), chỉ số này càng lớn thì nồng độ hạt bụi thấp. Thông thường, đối với hệ thống điều hòa không khí ở các cao ốc văn phòng có thể từ 2 tới 10 lần, nhưng với phòng sạch, số lần trao đổi không khí có thể lên tới 20 lần, đặc biệt trong môi trường sản xuất vi mạch, micro chip có thể yêu cầu lên tới 100 lần. Tăng số lần trao đổi không khí giúp loại bỏ hoặc làm giảm nồng độ hạt bụi, chất ô nhiễm sinh ra trong phòng. Phin lọc (tấm lọc Hepa) cũng góp phần vào nhiệm vụ lọc bỏ những hạt có trong không khí trước khi vào phòng.

kyodo chuyên thiết kế, thi công phòng sạch
KYODO chuyên thiết kế, thi công phòng sạch

Dòng chảy tầng – Laminar flow

Dòng chảy tầng (laminar flow) – dòng chảy không khí đặc biệt, nơi không khí di chuyển một cách mượt mà, song song và không gây sự hỗn loạn. Điều này tạo ra một môi trường sạch, không có bụi, vi khuẩn và hạt nhỏ, đảm bảo môi trường làm việc hoặc sản xuất trong phòng sạch được duy trì ở mức độ siêu sạch và an toàn.

Dòng chảy tầng trong có hai loại chính: dòng chảy theo hướng ngang (horizontal laminar flow) và dòng chảy theo hướng dọc (vertical laminar flow). Dòng chảy ngang thường được sử dụng trong các phòng sạch dành cho công nghệ thực phẩm hoặc sản xuất y học, trong khi dòng chảy dọc thường được sử dụng trong lĩnh vực y tế, phòng phẫu thuật hoặc phòng làm việc với các vật liệu nhạy cảm.

Xem thêm: Laminar flow và Turbulent flow trong xử lý không khí

Lọc không khí – Air Filter, nồng độ hạt bụi

Nồng độ hạt bụi là yếu tố quan trọng để quyết định tới cấp sạch của môi trường. Thông thường với hệ thống lọc khí trong các nhà máy sản xuất, hệ thống xử lý không khí sử dụng loại phin lọc hiệu suất cao HEPA (High Efficiency Particle Air) hoặc ULPA. Các bộ lọc này có thể được bố trí ở khối xử lý không khí AHU hoặc tại từng phòng.

Xem thêm: Air filter là gì? Phân loại các bộ lọc Air filter

5. Tiêu chuẩn phòng sạch

Tiêu chuẩn đầu tiên khi nhắc đến phòng sạch là hàm lượng hạt bụi, hay là số lượng các hạt bụi lơ lửng trong không khí. Hàm lượng này được khống chế đến mức độ đạt yêu cầu theo các yêu cầu của từng loại tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn cleanroom lần đầu tiên được sử dụng năm 1963 ở Mỹ là Federal Standard 209, quy định về phân loại sạch theo ngưỡng hàm lượng và kích thước hạt bụi, trong cùng một đơn vị thể tích không khí.

Ví dụ: Tiêu chuẩn phòng sạch được xác định bởi số hạt bụi có kích thước lớn hơn 0,5 μm trên một đơn vị thể tích không khí trong phòng (1 foot khối – ft3).

So sánh các kích thước bụi trong phòng sạch
So sánh các kích thước bụi trong phòng sạch

Nếu làm phép so sánh thì đường kính sợi tóc người vào cỡ 100 μm còn hạt bụi trong phòng có thể có đường kính từ 0,5 đến 50 μm. Quý vị có thể tham khảo tiếp ở nội dung sau.

III. Tiêu chuẩn, cơ sở để phân loại phòng sạch

1. Tiêu chuẩn Federal Standard 209 (1963)

Tiêu chuẩn này lần đầu tiên được quy định vào năm 1963 (có tên là FED 209), và sau đó liên tục được cải tiến, hoàn thiện thành các phiên bản 209 A (1966), 290 B (1973)…, cho đến 209 E (1992). Giới hạn được tham chiếu theo bảng sau:

Số hạt/ft³
Loại ≥ 0,1 μm ≥ 0,2 μm ≥ 0,3 μm ≥ 0,5 μm ≥ 5 μm
1 35 7,5 3 1 (*) –
10 350 75 30 10
100 750 300 100
1000     1.000 7
10000     10.000 70
100000     100.000 700

(*) Là các chỉ số không xác định

2. Tiêu chuẩn Federal Standard 209E (1992)

Tiêu chuẩn này xác định hàm lượng bụi lửng trong không khí theo đơn vị chuẩn (đơn vị thể tích không khí – m³ hoặc ft³). Là phòng sạch tiêu chuẩn được phân loại và xác định theo thang loga của hàm lượng bụi có đường kính lớn hơn 0,5 μm. Dưới đây là bảng tiêu chuẩn FED 209 E.

Loại Các giới hạn
≥ 0,1 μm ≥ 0,2 μm ≥ 0,3 μm ≥ 0,5 μm ≥ 5,0 μm
Đơn vị Đơn vị Đơn vị Đơn vị Đơn vị
SL English ft³ ft³ ft³ ft³ ft³
M1   350 9,91 757 2,14 30,9 0,875 10,0 0,283
M1.5 1 1.240 35,0 265 7,50 106 3,00 35,3 1,00
M2   3.500 99,1 757 21,4 309 8,75 100 2,83
M2.5 10 12.400 350 2.650 75,0 1.060 30,0 353 10,0
M3   3.500 991 7.570 214 3.090 87,5 1.000 28,3
M3.5 100 26.500 750 10.600 300 3.530 100
M4   75.700 2140 30.900 875 10.000 283
M4.5 1000 35.300 1.000 247 7,0
M5   100.000 2.830 618 17,5
M5.5 10000 353.000 10.000 2.470 70,0
M6   1.000.000 28.300 6.180 175
M6.5 100000 3.530.000 100.000 24.700 700
M7   10.000.000 283.000 31.800 1.750

Bảng giới hạn nồng độ hạt bụi theo kích thước – Tiêu chuẩn FED 209E

Xem chi tiết: Tiêu chuẩn FED 209E Cleanroom class 100.000, class 10.000, …

Lưu ý: Các tiêu chuẩn FED 209E đã bị Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp Hoa Kỳ (GSA) hủy bỏ vào ngày 29/11/2001. Tài liệu này được thay thế bởi các tiêu chuẩn được viết bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) – ISO 14644. Tuy nhiên, cho đến hiện tại các tên gọi class phòng sạch như 100.000 hay 10.000 … vẫn còn phổ biến, vui lòng xem thêm mục (4) để xem cấp sạch ISO tương ứng.

3. Tiêu chuẩn phòng sạch ISO 14644 – 1

Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (International Standards Organization – ISO) đã quy định về các tiêu chuẩn phòng sạch quốc tế. Tiêu chuẩn ISO 14644-1 được phát hành năm 1999 có tên “Phân loại độ sạch không khí” (Classification of Air Cleanliness). Các tiêu chuẩn này quy định phân cấp sạch ISO (cleanroom class) dựa trên biểu thức:

Standard expression classification of air cleanliness iso 14644-1

Trong đó:

  • Cn: hàm lượng cho phép tối đa (tính bằng số hạt/m3) của bụi lơ lửng không khí lớn hơn hoặc bằng kích thước xem xét
  • N: chỉ số phân loại sạch ISO, không vượt quá 9 và chỉ số cho phép nhỏ nhất là 0,1
  • D: là đường kính hạt tính theo μm. 0,1 ở đây là hằng số với thứ nguyên là μm

Như vậy, có thể xác định hàm lượng bụi từ công thức trên và dễ dàng phân loại từng cấp sạch dựa vào bảng giới hạn. Ở Việt Nam, tiêu chuẩn tương đương được quy định là TCVN 8664-1:2011 về phân loại độ sạch.

4. Phân loại cấp sạch theo ISO

Dưới đây là bảng phân cấp theo ISO

Loại Giới hạn nồng độ cho phép (hạt/m³)
0.1 µm 0.2 µm 0.3 µm 0.5 µm 1.0 µm 5.0 µm
ISO 1 10 2  
ISO 2 100 24 10 4
ISO 3 1.000 237 102 35 8
ISO 4 10.000 2.370 1.020 352 83
ISO 5 100.000 23.700 10.200 3.520 832 29
ISO 6 1.000.000 237.000 102.000 35.200 8.320 293
ISO 7 352.000 83.200 2.930
ISO 8 3.520.000 832.000 29.300
ISO 9 35.200.000 8.320.000 293.000

Bảng phân cấp độ sạch theo ISO Class dựa trên giới hạn nồng độ hạt bụi

Xem chi tiết: Cấp sạch theo ISO (ISO 8, ISO 7, ISO 6,…)

Lưu ý:

Mức độ nhiễm bẩn không khí trong phòng còn phụ thuộc vào các hạt bụi sinh ra trong các hoạt động trong phòng, chứ không chỉ là con số cố định của phòng. Trong các tiêu chuẩn luôn đòi hỏi các hệ thống làm sạch liên tục và tuần hoàn, ngoài ra còn quy định về quy mô phòng và số người, số hoạt động khả dĩ trong các phòng sạch, cấp sạch được xác định ở trạng thái nào.

  • Trạng thái nghỉ: Phòng sạch đã được lắp đặt đầy đủ các thiết bị, có thể vận hành hệ thống riêng nhưng không có nhân viên đang làm việc, không có máy móc nghiên cứu sản xuất đang hoạt động.
  • Trạng thái hoạt động: Là trạng thái đang tiến hành các hoạt động phục vụ nghiên cứu sản xuất của phòng sạch. Các trang thiết bị, máy móc trong phòng sạch đang được vận hành theo quy trình sản xuất, có nhân viên đang làm việc.

Ngoài các tiêu chuẩn này, mỗi lĩnh vực có thể có thêm các đòi hỏi riêng biệt. Ví dụ: Công nghiệp vi mạch bán dẫn đòi hỏi các tiêu chí phòng sạch khác với ngành y; Sản xuất dược khác với sản xuất thực phẩm; Hoặc trong công nghiệp bán dẫn, thường thao tác với các phần tử vật liệu tới cỡ micro (µm) nên quan trọng về chỉ số hàm lượng hạt bụi nhỏ, trong khi ngành y tế lại đòi hỏi cao về mức độ sạch và điều hòa không khí nhằm chống nhiễm khuẩn, nhiễm chéo.

Chi tiết về phân loại – Cấp độ sạch

Ngoài ra có thể kể đến các thuật ngữ như phòng sạch chuẩn GMP, GMP WHO, Phòng sạch thực phẩm, linh kiện điện, phòng sạch soi kính, … Các loại cleanroom này là khái niệm chung hoặc riêng rẽ được sử dụng theo từng lĩnh vực sản xuất hoặc nghiên cứu, thí nghiệm.

Xem thêm: Cấp sạch theo GMP (A, B, C, D)

IV. Vai trò và lợi ích khi xây dựng phòng sạch với sản xuất, kinh doanh

Qua những định nghĩa và yêu cầu của phòng sạch trên quý vị có thể thấy, cấp sạch rất cần thiết cho các môi trường sản xuất, nhà máy, nhà xưởng, y tế, thí nghiệm khoa học, … Phòng sạch không chỉ được biết đến như những tiêu chuẩn quốc tế cần được đáp ứng, đó còn là những điều kiện để mang lại chất lượng, sự chính xác, hiệu quả, phòng tránh những rủi ro không đáng có trong sản xuất, nghiên cứu. Ngoài ra, môi trường này cũng tạo ra thói quen, quy trình và ý thức làm việc của các nhân viên. Hơn hết, phòng sạch hiện nay cũng là một tiêu chí để đánh giá sự chuyên nghiệp của một tổ chức, doanh nghiệp sản xuất.

Để có cái nhìn chi tiết về lợi ích cụ thể trong mỗi ngành nghề, quý vị có thể tham khảo thêm các nội dung sau:

Xây dựng phòng sạch tiêu chuẩn 2025

1. Những lợi ích khi xây dựng phòng sạch là gì?

Đáp ứng yêu cầu pháp lý, quy định riêng trong từng ngành nghề sản xuất:

2. Chi phí đầu tư xây dựng

Chi phí đầu tư xây dựng ban đầu tùy thuộc vào các yếu tố sau:

  • Thiết kế, tiêu chuẩn, cấp sạch (Class sạch) nào thường phụ thuộc vào sản phẩm hoặc ngành nghề sản xuất.
  • Quy mô xây dựng, thiết kế, sử dụng công nghệ cho xây dựng nhà máy, nhà xưởng.
  • Chất lượng vật tư và trang thiết bị phòng sạch cần dùng đến.

Thiết kế phòng sạch tiêu chuẩn

3. Các vấn đề quan trọng cần lưu ý khi xây dựng phòng sạch

  • Yêu cầu về cấp độ sạch, tiêu chuẩn thiết kế cần đáp ứng.
  • Các yêu cầu về: Nồng độ bụi, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, nhiễm chéo, vi sinh, lọc mùi.
  • Các yêu cầu về phòng sạch thiết bị, vật tư, sơn bề mặt (sơn tĩnh điện, sơn sàn kháng khuẩn), chống cháy (panel bông khoáng, PU, PIR), thiết kế, di chuyển, … phù hợp với tình hình môi trường sản xuất và hạn mức đầu tư.
  • Diện tích và vị trí lắp đặt: Cần tư vấn khách hàng giải pháp tổng thể nhằm đáp ứng và tránh các rủi ro hay phát sinh chi phí trong quá trình thi công và lắp đặt.
  • Yêu cầu về tiến độ thi công dự án, chi phí đầu tư dự án để đáp ứng giải pháp tối ưu và tiết kiệm nhất.

4. Các thuật ngữ Cleanroom trong môi trường sản xuất

Cấp độ sạch (Cleanliness Class): Là một chỉ số thể hiện mức độ sạch của không khí trong phòng sạch. Cấp độ sạch càng thấp thì độ sạch của không khí càng cao. Cấp độ sạch được xác định dựa trên số lượng các hạt có kích thước 0,5 micron hoặc lớn hơn có trong một thể tích không khí nhất định.

  • Lưu lượng không khí (Airflow rate): Là thể tích không khí được lưu thông trong phòng sạch trong một đơn vị thời gian. Lưu lượng không khí được thiết kế để loại bỏ các hạt bụi và tạp chất khỏi không khí.
  • Tỷ lệ trao đổi không khí (Air change per hour): Là số lần không khí trong phòng sạch được thay thế trong một giờ. Tỷ lệ trao đổi không khí càng cao thì độ sạch của không khí càng cao.
  • Hệ thống lọc không khí (Air filtration system): Là hệ thống được sử dụng để lọc các hạt bụi và tạp chất khỏi không khí. Hệ thống lọc không khí thường bao gồm các bộ lọc HEPA hoặc ULPA.
  • Hệ thống điều hòa không khí (HVAC): Là hệ thống được sử dụng để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và lưu lượng không khí trong phòng sạch.
  • Buffer room: Là phòng đệm giữa các phòng sạch hoặc giữa phòng sạch với môi trường bên ngoài.
  • Clean zone: Là khu vực trong phòng sạch có yêu cầu về cấp sạch nhất định.

xây dựng phòng sạch tiêu chuẩn

Thiết bị phòng sạch (Cleanroom equipment)

Là các thiết bị được sử dụng trong hệ thống hỗ trợ việc duy trì, kiểm soát cấp độ sạch và sản xuất/nghiên cứu, một số thiết bị & vật tư phổ biến:

  • Air shower: Là phòng nhỏ có các vòi phun khí nén để làm sạch nhân viên trước khi đi vào phòng sạch.
  • Airlock: Là phòng đệm giữa phòng sạch và môi trường bên ngoài.
  • Cleanroom suit: Là bộ quần áo bảo hộ chuyên dụng được sử dụng trong phòng sạch.
  • Pass Box: Là hộp vận chuyển hàng, vật tư giữa các không gian, khu vực sạch.
  • AHU, Cửa panel, Clean boothCửa cuốn nhanh, …

Xem thêm chi tiết: Các thuật ngữ thường dùng trong phòng sạch

5. Bảo trì, bảo dưỡng cleanroom

Sau một thời gian dài đưa vào sử dụng, vận hành, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phòng sạch không còn duy trì được độ sạch như ban đầu. Cụ thể:

  • Hệ thống điều hòa không khí – thông gió, lọc khí bị tắc nghẽn
  • Thiết bị đã trở nên cũ hơn
  • Vật liệu, thiết bị sử dụng tiêu hao đã đến kỳ thay thế
  • Tủ an toàn, dụng cụ không còn đảm bảo độ sạch, hoen ố, hư hỏng.

Xem thêm: Các nguyên tắc làm việc trong môi trường sạch

6. Bản vẽ thiết kế và thi công đạt chuẩn

  • Bản thiết kế xác định vị trí và kích thước của phòng sạch trong không gian tổng thể của tòa nhà hoặc nhà máy.
  • Hệ thống thông gió cần được thiết kế sao cho không khí được lọc qua các bộ lọc hiệu quả trước khi thoát ra ngoài hoặc lưu thông trong phòng.
  • Xác định loại và vị trí của các bộ lọc không khí được sử dụng.
  • Phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định cụ thể của ngành công nghiệp và khu vực mà phòng sạch sẽ được sử dụng.

Bảo trì bảo dưỡng cleanroom có tác dụng gì?

V. Thông tin về lịch sử hình thành khái niệm phòng sạch

Phòng sạch theo nguyên văn Anh ngữ:

“What is cleanroom? A room in which the concentration of airborne is controlled, and which is constructed and used in a manner to minimise the introduction, generation and retention of particles inside the room and in which other relevant parameters, e.g. temperature, humidity, and pressure, are controlled as neccessary.”

Lịch sử hình thành phòng sạch bắt đầu từ những nhận thức đầu tiên về sự ảnh hưởng của vi khuẩn và vi-rút tới sức khỏe con người. Florence Nightingale, một trong những nhà y học nổi tiếng của thế kỷ 19, đã đóng góp lớn vào việc cải thiện vệ sinh và điều kiện sống trong bệnh viện, góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong của quân nhân trong Chiến tranh Crimea 1854. Florence Nightingale là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của phòng sạch. Những nguyên tắc vệ sinh và kiểm soát nhiễm trùng của bà đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân trong bệnh viện, và cũng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của phòng sạch trong nhiều lĩnh vực khác sau đó. Thuật ngữ phòng sạch được sử dụng lần đầu trong ngành sản xuất bán dẫn vào những năm 1960, góp phần giảm thiểu sự ô nhiễm không khí, giúp ngăn ngừa các hạt bụi và vi khuẩn xâm nhập vào các thiết bị bán dẫn nhạy cảm.

Từ đó cho đến những năm 1970 và 1980, phòng sạch tiếp tục phát triển và trở nên phổ biến hơn trong nhiều lĩnh vực khác. Tính từ thập kỷ 1990 đến hiện tại, hệ thống khái niệm này đã trở thành một phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản xuất và bảo vệ sức khỏe con người, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như y tế, các khu công nghiệp sản xuất, dược phẩm, điện tử và nghiên cứu khoa học.

KYODO – Nhà thầu xây dựng phòng sạch chất lượng (ISO, GMP)

Qua nội dung này, KYODO hi vọng đã mang đến cho khách hàng đã có thêm các thông tin và kiến thức cơ bản về “Phòng sạch là gì?”. Chúng tôi, CÔNG TY TNHH SX-TM-XD KYODO với đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, lắp đặt và thi công phòng sạch đạt chuẩn, sẽ mang đến các giải pháp kiểm soát cấp sạch phù hợp với những quy trình sản xuất công nghiệp chất lượng cao. Cam kết chứng nhận chất lượng và phù hợp với đa số các tiêu chuẩn sản xuất quốc tế hiện hành. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.

Xem thêm các dự án đã thi công:


0777 386 683