Bên cạnh những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đã được đề ra cho phòng sạch, các nhà thiết kế còn phải đặc biệt chú trọng đến việc tích hợp phòng đệm vào các không gian này. Vậy phòng đệm là gì? Cùng KYODO tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!
1. Phòng đệm | Buffer Room là gì?
Trong thiết kế và xây dựng phòng sạch, khu vực đệm (buffer zone) hay phòng đệm (buffer room) thường được hiểu là một phòng hoặc khu vực được thiết kế riêng, có công năng như một bước đệm để bảo toàn môi trường sạch cho các hướng di chuyển (của người hoặc vật liệu) tiếp theo. Khu vực này như một nơi lắng đọng, ngăn cách một phần bụi, vi khuẩn, hoặc các hạt nhỏ gây ô nhiễm khác giúp hạn chế nguy cơ nhiễm chéo. Phòng đệm thường ở giữa môi trường phòng sạch với môi trường bên ngoài hoặc là phòng ở giữa các khu vực có cấp độ phòng sạch khác, tạo môi trường không khí sạch đảm bảo nhu cầu di chuyển giữa 2 môi trường khác nhau.
Sử dụng phòng đệm trong xây dựng phòng sạch
Ở phòng đệm, chỉ có thể mở một cửa ở một thời điểm, và chỉ mở các cửa khác sau khi cửa còn lại được đóng kín (tính năng của khóa liên động).
Phòng đệm là công trình hỗ trợ thêm cho các giải pháp phòng sạch, mục đích của nó là ngăn các chất ô nhiễm được đưa vào phòng sạch khi người hoặc vật tư được di chuyển vào.
Phòng đệm nằm giữa hai phòng sạch, có thể có nhiều cửa (theo mặt bằng hoặc yêu cầu thiết kế), một phòng đệm có thể dùng chung cho hai phòng sạch khi giữa hai phòng có nguồn gây ô nhiễm hoặc ảnh hưởng tương tự nhau.
Đối với người hoặc vật tư ra vào phòng cách ly áp lực âm đều phải đi qua phòng đệm (Buffer Room). Tại đây, họ sẽ mặc quần áo bảo hộ, đội mũ trùm đầu, đeo khẩu trang, găng tay và giày hoặc khử khuẩn khử trùng. Sau đó, để đảm bảo nguyên tắc một chiều, nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân sẽ rời phòng chính bằng buồng đệm thứ hai. Các dụng cụ y tế và quần áo bảo hộ sẽ được lấy ra và xử lý theo tiêu chuẩn quy định.
2. Nguyên tắc thiết kế phòng đệm
- Phòng đệm cần phải có diện tích lớn hơn 3 m².
- Cấp độ sạch phải bằng với cấp sạch của phòng (khu vực) sẽ vào, nhưng không cao hơn mức ISO 6 (Class 1.000)
- Không cần bố trí phòng đệm giữa các phòng sạch lệch nhau một cấp độ sạch. Nếu ô nhiễm lọt vào khi mở cửa, không làm tăng nồng độ bụi trong phòng quá 120%.
- Giữa các phòng sạch có sự chênh lệch hai cấp độ sạch, việc có đặt Buffer Room hay không cần được xem xét một cách toàn diện tùy theo tình hình cụ thể. Mặc dù ô nhiễm kéo vào ngay lúc mở cửa khiến nồng độ bụi trong phòng tăng lên hơn gấp đôi, nhưng chỉ mất khoảng 3 phút là phòng sạch sẽ trở lại dưới 120%. Nếu thời gian tự làm sạch được coi là có thể chấp nhận được hoặc không ảnh hưởng đến thí nghiệm hoặc sản xuất. Như vậy, chúng ta sẽ không cần thiết kế phòng đệm, và ngược lại.
- Nếu các phòng liền kề có các nguồn ô nhiễm khác nhau, giữa chúng nên bố trí khu vực đệm (kể cả cùng cấp sạch).
3. Tầm quan trọng của khóa liên động với Buffer room
Mục đích sử dụng phòng đệm là ngăn ngừa ô nhiễm chéo cho phòng sạch. Để thực hiện được mục tiêu đó, ngoài việc tạo ra và duy trì dòng không khí sạch, tại các cửa của phòng cần được bố trí thêm khóa liên động.
Khóa liên động sẽ nhận biết và bắt buộc đóng các cửa còn lại khi một cửa khác đang mở, khóa có tác dụng làm cho tất cả các cửa không được phép mở cùng một lúc. Từ đó, không khí từ môi trường bẩn không thể xâm nhập trực tiếp vào phòng sạch, hạn chế nhiễm chéo.
Xem thêm: Khóa liên động là gì? Phân loại khóa liên động
Ứng dụng
- Công nghiệp điện tử và hạt nhân: Trong các nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử như chip, vi mạch, hay trong các nhà máy điện hạt nhân, phòng đệm được sử dụng để bảo vệ các sản phẩm trước và trong quá trình sản xuất tránh bị ô nhiễm.
- Y tế: Trong các bệnh viện, phòng mổ, phòng chăm sóc đặc biệt, Buffer Zone được sử dụng để đảm bảo không khí sạch và ngăn vi khuẩn lây lan trong quá trình điều trị.
- Công nghiệp sản xuất dược phẩm: Trong ngành sản xuất các loại thuốc, vaccine hoặc các chất dược phẩm khác, phòng đệm giúp bảo vệ sản phẩm khỏi ô nhiễm ngoại vi.
- Công nghiệp thực phẩm: Trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và đồ uống, khu vực đệm được sử dụng để giữ môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn.
4. Điểm khác giữa phòng đệm và AirLock
Chức năng quan trọng nhất của Chốt gió Airlock là ngăn chặn luồng không khí giữa các phòng hoặc môi trường liền kề, điều này cần phải đạt được để tăng hiệu quả giảm “nhiễm chéo“. Để ngăn luồng không khí đi qua, áp suất không khí trong phòng chốt gió phải âm so với môi trường bên cạnh, nghĩa là, áp suất không khí trong phòng chốt gió phải thấp hơn áp suất không khí trong phòng sạch được liền kề với phòng chốt gió Airlock (nhưng vẫn cao hơn so với áp suất khí quyển).
Phòng đệm dùng để đi lại giữa khu vực không sạch và khu vực sạch, áp suất không khí của phòng này sẽ cao hơn khu vực không sạch và thấp hơn khu vực sạch. Do đó, từ khu vực không sạch vào phòng đệm rồi đến vùng sạch, áp suất thay đổi từ thấp đến cao. Bằng cách bố trí Buffer Room, luồng không khí trong khu vực không sạch bị chặn lại trước khi tiến vào khu vực sạch, tránh gây ô nhiễm cho khu vực sạch. Airlock là một dạng của phòng đệm. Phòng đệm có hệ thống tạo không khí sạch còn Airlock thì không.
Trên đây là thông tin về Phòng đệm, hy vọng bài hữu ích đối với bạn. KYODO cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!
Xem thêm: Airlock là gì? Cấu tạo và phân loại chốt gió