Nhà thầu thi công cơ điện KYODO: Uy tín, chất lượng, giá tốt

Thi công hệ thống cơ điện là một quy trình phức tạp, đòi hỏi sự chính xác, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn. Quy trình này gồm nhiều giai đoạn từ lập kế hoạch, chuẩn bị vật tư, lắp đặt đến nghiệm thu. Mỗi bước đều cần sự tỉ mỉ và chuyên nghiệp để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và an toàn. Vậy những yêu cầu kỹ thuật nào cần tuân thủ? Làm thế nào để chọn nhà thầu thi công cơ điện uy tín? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong nội dung dưới đây.

1. Tổng quan về cơ điện

Cơ điện là gì?

Cơ điện còn được gọi là M&E (Mechanical & Electrical) là một ngành kỹ thuật kết hợp giữa cơ khí và điện. Ngành này tập trung vào thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo trì các hệ thống máy móc, thiết bị sử dụng cả năng lượng cơ học và điện. Nói cách khác, cơ điện là cầu nối giữa điện và cơ khí, giúp cho các thiết bị hoạt động một cách hiệu quả hơn.

Vai trò của cơ điện trong vận hành công trình

Hệ thống cơ điện không chỉ đơn thuần là một phần trong cấu trúc của công trình, mà còn là yếu tố quyết định đến hiệu suất hoạt động. Với khả năng tự động hóa các quy trình như hệ thống chiếu sáng và điều hòa không khí, hệ thống cơ điện giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào lao động, tăng năng suất và hạn chế sai sót do con người.

Tự động hóa quy trình, hạn chế sai sót từ con người
Tự động hóa quy trình, hạn chế sai sót từ con người

Các hệ thống cơ điện điển hình

  • Hệ thống điện cung cấp: Điện chiếu sáng, ổ cắm, chống sét, trạm biến áp,…
  • Hệ thống điện nhẹ: Internet, âm thanh, camera an ninh, mạng nội bộ,… phục vụ cho các nhu cầu kết nối và giám sát.
  • Hệ thống cấp thoát nước: Cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…
  • Hệ thống điều hòa không khí: Cục bộ, Multy, VRV , Water Chiller
  • Hệ thống thông gió: Hệ thống cấp gió tươi, vệ sinh không khí, tăng áp cầu thang, hút khói hành lang và thông gió tầng hầm.
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Báo cháy, hệ thống phun nước Sprinkler, Drencher, chữa cháy bằng khí FM200,…

2. Thi công cơ điện: Yêu cầu và tiêu chuẩn cần đáp ứng

Thi công hệ thống cơ điện M&E là một quá trình phức tạp và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Do đó, để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho dự án, nhà thầu thi công cơ điện cần đáp ứng những yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật sau:

  • Tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế như IEC (International Electrotechnical Commission), ASHRAE (American Society of Heating, Refrigerating and Air-Conditioning Engineers) và một số tiêu chuẩn địa phương.
  • Chứng nhận và quy trình an toàn, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn lao động, PCCC và hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9001.
  • Kỹ sư phải có chứng chỉ PE hoặc tương đương, có kinh nghiệm trong nghiên cứu khả thi và phân tích tải (Load Analysis) để đảm bảo hệ thống đáp ứng đúng nhu cầu.

3. Nhà thầu thi công cơ điện, cơ điện công trình uy tín, chuyên nghiệp

Thi công hệ thống cơ điện là khâu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất hoạt động của nhà máy, nhà xưởng. Một hệ thống điện được thi công chính xác sẽ đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra liên tục và ổn định; ngược lại, bất kỳ sai sót nào cũng có thể gây gián đoạn nghiêm trọng.

Vì vậy, việc lựa chọn nhà thầu thi công cơ điện cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Tại KYODO, chúng tôi cung cấp giải pháp thi công trọn gói với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, cam kết đảm bảo chất lượng vượt trội và an toàn tối đa cho mỗi dự án.

Thi công hệ thống thang máng cáp

Thang máng cáp hỗ trợ cố định và bảo vệ toàn bộ hệ thống dây điện. Các ty treo của thang máng cáp cần có kích thước phù hợp, chắc chắn và được đặt với khoảng cách hợp lý dưới 1,5m. Trong quá trình lắp đặt, các thiết bị cắt và mài được dùng để tạo hình và hoàn thiện các góc lắp đặt, đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cho công trình. Đồng thời, để phòng tránh nguy cơ rò rỉ điện, hệ thống thang máng cáp được nối tiếp đất.

Thi công hệ thống máng cáp trong nhà xưởng
Thi công hệ thống máng cáp trong nhà xưởng

Thi công hệ thống cáp cấp nguồn chính

Hệ thống cáp động lực bắt đầu từ trạm biến áp, nối đến MCCB và từ đó kết nối với tủ phân phối điện chính (MSB), tạo nên nguồn cấp điện cho toàn bộ hệ thống. Phần lớn các đường cáp này được đi ngầm trong ống HDPE, PVC, hoặc kim loại để đảm bảo an toàn và độ bền. Đối với các công trình yêu cầu lắp đặt nổi, cáp sẽ được cố định vào trụ hoặc giá đỡ.

Dây dẫn cần chọn loại phù hợp với công suất yêu cầu để đảm bảo an toàn. Tất cả dây pha nên được đánh dấu rõ ràng bằng băng màu và sắp xếp theo thứ tự hợp lý để dễ dàng cho việc kiểm tra, bảo dưỡng sau này. Việc cố định dây cáp vào thang máng giúp ngăn ngừa trầy xước và bảo vệ dây hiệu quả. Nếu đường cáp đi ngầm, các mối nối cũng được dán keo để chống thấm nước.

Thi công, lắp đặt tủ điện công nghiệp

Tủ điện tổng là nơi đấu nối các trục cáp chính của hệ thống cơ điện và chứa thiết bị bảo vệ, đóng cắt. Việc thi công tủ điện tổng yêu cầu kỹ thuật cao để đảm bảo an toàn, độ bền và tính thẩm mỹ. Để dễ dàng kiểm soát nguồn điện trong từng khu vực, mỗi phân xưởng nên có tủ điện nhánh riêng, thuận tiện cho việc ngắt điện khi cần mà không ảnh hưởng đến các khu vực khác.

Ngoài ra, để đảm bảo nguồn điện liên tục cho các khu vực quan trọng khi mất điện, cần trang bị thêm máy phát điện và tủ ATS chuyển đổi nguồn tự động. Tủ điện điều khiển cũng phải được thiết kế theo chuẩn kỹ thuật, đảm bảo khả năng hoạt động lâu dài và ổn định.

Thi công lắp đặt tủ điện công nghiệp
Thi công lắp đặt tủ điện công nghiệp

Xem thêm: Thiết kế và lắp đặt tủ điện công nghiệp

Thi công hệ thống điện nhẹ

Hệ thống điện nhẹ bao gồm chiếu sáng, báo cháy, camera giám sát, chống sét và điện sinh hoạt. Hệ thống chiếu sáng nhà xưởng có thể được bố trí để bật/tắt tại một hoặc nhiều điểm, giúp linh hoạt trong sử dụng. Hệ thống camera giám sát cho phép ghi lại và theo dõi toàn bộ hoạt động nhà máy từ xa, hỗ trợ giám sát an ninh hiệu quả.

Đặc biệt, hệ thống báo cháy là yêu cầu bắt buộc cho nhà máy và nhà xưởng do tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.

=> Liên hệ để được tư vấn thiết kế hệ thống cơ điện

4. Quy trình thi công cơ điện chuyên nghiệp từ khảo sát đến vận hành

Tại KYODO, chúng tôi áp dụng quy trình thi công cơ điện chuyên nghiệp và bài bản, nhằm đảm bảo mỗi dự án không chỉ hoàn thành đúng tiến độ mà còn đạt được tiêu chuẩn chất lượng cao nhất. Quy trình thi công cơ điện của chúng tôi bao gồm các bước sau:

  • Khảo sát và đánh giá rủi ro: Tiến hành khảo sát hiện trường, xác định yêu cầu kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến dự án.
  • Thiết kế hệ thống chi tiết: Sử dụng công nghệ 2D, 3D và BIM (Building Information Modeling) để hình dung và phát hiện xung đột trong thiết kế.
  • Lập kế hoạch và quản lý tiến độ: Tối ưu hóa tiến độ thi công và giảm chi phí phát sinh thông qua phần mềm quản lý dự án như MS Project.
  • Thi công chuẩn xác: Từng giai đoạn thi công được giám sát bởi kỹ sư và đội ngũ QA/QC, đảm bảo chất lượng và tuân thủ quy trình.
  • Nghiệm thu và bảo trì: Thực hiện kiểm tra nghiệm thu toàn diện, lập kế hoạch bảo trì định kỳ để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động.
  • Tư vấn và thiết kế tùy chỉnh: Cung cấp giải pháp riêng biệt cho từng dự án, đảm bảo tính an toàn và phù hợp với ngân sách.
  • Dịch vụ bảo trì và hậu mãi: Đảm bảo vận hành ổn định với dịch vụ bảo trì chuyên nghiệp và chăm sóc khách hàng sau thi công.

5. Giá trị mà nhà thầu thi công cơ điện KYODO mang lại cho khách hàng

KYODO cam kết mang đến giá trị vượt trội cho khách hàng thông qua:

  • Các giải pháp linh hoạt, tùy chỉnh cho từng loại hình công trình.
  • Thiết bị hiện đại và phần mềm hỗ trợ thiết kế để đạt độ chính xác cao.
  • Đội ngũ chuyên gia dày dạn kinh nghiệm.
  • Bảo hành và dịch vụ hậu mãi tốt nhất.
  • Đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình
  • Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định hiện hành.

Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn chi tiết về dịch vụ thi công cơ điện, hãy liên hệ với KYODO qua các kênh sau:

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ bạn để hiện thực hóa dự án của mình một cách tốt nhất!

Xem thêm:

0777 386 683