Sàn nâng kỹ thuật trong xây dựng phòng sạch

Sàn nâng kỹ thuật là một sản phẩm có tính ứng dụng cao, được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng phòng sạch, đặc biệt, trong các ngành như điện tử. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết về cấu tạo, công dụng và quy trình thi công sàn nâng kỹ thuật, giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của sàn này trong phòng sạch.

1. Tổng quan về sàn nâng kỹ thuật

1.1 Sàn nâng là gì?

Sàn nâng, hay còn gọi là sàn kỹ thuật, sàn thông minh, là một giải pháp kết cấu hiện đại giúp tạo khoảng không giữa bề mặt bê tông và lớp sàn trên nhờ hệ thống chân đế nâng. Nhờ đó, không gian bên dưới có thể được tận dụng để lắp đặt hệ thống điện, chiếu sáng hoặc các thiết bị kỹ thuật khác, mang lại sự tiện lợi và linh hoạt trong quản lý hạ tầng.

Sàn thông minh có thể được tùy chỉnh về vật liệu bề mặt và vật liệu lõi, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng cụ thể. Độ cao sàn cũng có thể thay đổi linh hoạt, từ 51mm (2 inch) đến 1,2m (4 feet), cho phép con người có thể tiếp cận dễ dàng để bảo trì, lắp đặt hệ thống.

Đặc biệt, không gian trống bên dưới còn có thể hoạt động như một buồng thông gió, giúp tối ưu hóa hiệu suất điều hòa không khí và duy trì môi trường làm việc lý tưởng.

1.2 Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật

Sàn nâng kỹ thuật có cấu tạo gồm nhiều bộ phận. Cụ thể:

  • Tấm sàn nâng: Có cấu trúc dạng hộp, được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Thông thường thép hộp có kích thước 60×60 cm, phun sơn tĩnh điện bên ngoài, bên trong là xi măng độn để tăng khả năng cách âm và chịu tải trọng cao
  • Hệ thống chân đỡ: Các thành phần được làm từ thép mạ, bao gồm: đế chân đỡ, ống tuýp chân đỡ, đầu chân đỡ
  • Thanh giằng: Gắn với chân đỡ bằng vít, làm tăng khả năng chịu lực cho mặt sàn, thường được làm từ thép mạ
  • Phụ kiện đi kèm: Keo dán chuyên dụng, vít bắt, chân nâng tấm sàn,…
Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật
Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật

1.3 Đặc điểm sàn nâng

Sàn nâng kỹ thuật được làm từ những vật liệu chuyên dụng như thép, xi măng,…nên sở hữu các đặc điểm sau đây:

  • Đố chống ẩm, chống thấm nước gần như tuyệt đối
  • Hạn chế tiếng ồn, rung lắc trong quá trình vận hành của thiết bị
  • Quy trình thi công cần yêu cầu cao nên cần đội ngũ thi công chuyên nghiệp
  • Sàn có trọng lượng nặng hơn các loại sàn khác, vì vậy độ cứng cũng cao hơn
  • Được làm từ những vật liệu chuyên dụng như xi măng, thép,…nên độ bền cao
  • Bảo vệ hệ thống dây điện tránh bị công trùng phá hoại, tác động của môi trường
  • Sàn giúp che đi hệ thống đường dây điện bên dưới, mang lại tính thẩm mỹ cho công trình
  • Sàn chống tĩnh điện, giảm thiểu khả năng chập điện, cháy nổ và gây nguy hiểm cho người sử dụng
  • Vì hệ thống sàn lắp ghép, dễ dàng thay đổi vị trí làm việc, hệ thống đường điện cũng như độ cao của sàn mà không ảnh hưởng đến hoạt động trên sàn

1.4 Công dụng của sàn nâng

Mọi loại sàn nâng đều có tác dụng chính là giảm thiểu việc đi dây điện âm tường, gây khó khăn cho quá trình sửa chữa bảo dưỡng. Tuy nhiên, mỗi một loại sàn sẽ có một tác dụng khác nhau:

  • Sàn nâng nguyên khối: Tùy thuộc vào mỗi loại vật liệu bề mặt mà sàn sẽ có những công dụng khác nhau. Với bề mặt phủ sơn tĩnh điện kết hợp với lõi xi măng đem đến khả năng chịu lực vô cùng tốt. Với sàn nâng phủ Vinyl (sàn nâng tĩnh điện) thì khả năng khử tĩnh điện cao, phù hợp với các loại phòng sạch hay phòng sản xuất điện tử. Còn với mặt phủ HPL thì lại cho khả năng chống ồn vô cùng tốt, thường ứng dụng trong các phòng hội họp cấp cao…
  • Sàn nâng có lỗ thông hơi: Việc thiết kế những lỗ trải đều trên mặt sàn giúp loại sàn này có thể lắp hệ thống điều hòa bên dưới. Đây được xem như là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho điều hòa truyền thống bởi hiệu suất làm mát/âm cao hơn mà chi phí vận hành, bảo trì…lại thấp hơn.
Sàn nâng có công dụng khác nhau tùy thuộc vào chất liệu sử dụng
Sàn nâng có công dụng khác nhau tùy thuộc vào chất liệu sử dụng

2. Sàn nâng trong xây dựng phòng sạch

Sàn nâng đang ngày càng trở thành giải pháp phổ biến trong thiết kế phòng sạch nhờ vào những ưu điểm vượt trội của sàn.

2.1 Vai trò của sàn nâng trong phòng sạch

  • Kiểm soát luồng khí và áp suất: Hỗ trợ hệ thống thông gió để duy trì áp suất dương hoặc âm. Tích hợp khe hở hoặc lưới tản khí giúp điều phối dòng khí theo nguyên tắc tầng khí chảy (Laminar Flow) hoặc dòng khí rối (Turbulent Flow). Kiểm soát sự di chuyển của bụi và vi khuẩn, và ổn định áp suất giữa các phòng sạch.
  • Tối ưu không gian và bảo vệ hệ thống kỹ thuật: Che giấu các hệ thống dây cáp, ống dẫn, và các thiết bị kỹ thuật, giúp không gian làm việc gọn gàng và dễ dàng bảo trì, mở rộng.
  • Kiểm soát tĩnh điện, đảm bảo an toàn: Tích hợp vật liệu chống tĩnh điện (ESD) để bảo vệ thiết bị nhạy cảm và đảm bảo an toàn trong các môi trường sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn ngành.

2.2 Sàn nâng thường được sử dụng ở đâu?

2.3 Tiêu chí lựa chọn sàn nâng cho phòng sạch

  • Kết cấu khung đỡ, vật liệu khung, chân đế nâng (Tùy thuộc đặc tính môi trường và phải rắn chắc, không rung lắc)
  • Khả năng chịu lực
  • Cao độ phù hợp (thường không thấp hơn 15 Cm)
  • Vật liệu tấm sàn (Cần xem xét các tiêu chí như: nhẵn, sạch, không bám bụi, trơn trượt, chống tĩnh điện, chống ẩm, chống cháy, cách âm, không gây ô nhiễm, … phù hợp với thiết kế và thích hợp với môi trường cần sử dụng)

3. Thi công sàn nâng kỹ thuật trong phòng sạch

3.1 Công tác chuẩn bị

Nhà thầu cần xác nhận với chủ đầu tư về tất cả các chi tiết trong bản vẽ thiết kế, bao gồm sàn, ổ cắm điện, vách ngăn, cửa kính, cửa ra vào và các thiết bị khác để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ được phê duyệt từ đầu. Sau khi phê duyệt, nhà thầu thực hiện các công việc sau:

  • Tiếp nhận mặt bằng thi công, mốc thực địa, trục định vị và phạm vi công trình, đánh dấu bằng sơn và ký biên bản bàn giao mặt bằng.
  • Liên hệ với các đơn vị liên quan và ban quản lý tòa nhà để xin cấp phép sử dụng các phương tiện công cộng, nguồn điện, nước và đảm bảo an ninh khu vực thi công.
  • Bố trí nhân viên bảo vệ vật tư và vật liệu, đồng thời chuẩn bị thiết bị phòng chống cháy nổ để đảm bảo an toàn.
  • Chuẩn bị đầy đủ công cụ, thiết bị thi công, tập kết nguyên vật liệu và bắt đầu thi công sàn.

Đối với công trình cải tạo, cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố như cửa (mở ra hay vào, cửa dưới hay trên sàn nâng). Nếu có vướng mắc, cần đề xuất phương án giải quyết và thống nhất với chủ đầu tư để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.

3.2 Các bước thi công sàn nâng kỹ thuật

Bước 1: Làm vệ sinh công nghiệp tổng thể toàn bộ hệ thống sàn

  • Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ tất cả các loại vật liệu, chi tiết nhỏ còn sót lại trên mặt sàn

Bước 2: Xác định chính xác chiều cao cần thiết của hệ thống sàn nâng kỹ thuật

  • Tiến hành đo đạc, xác định cao độ chính xác của sàn nâng tại vị trí ban đầu bằng máy cân bằng chuyên dụng tia laser.
  • Đảm bảo các hệ thống dưới sàn sau khi thi công không bị ảnh hưởng bởi độ cao của sàn. Ngoài ra cũng cần đảm bảo hệ thống lưu thông khí dưới mặt sàn được duy trì.
  • Đảm bảo các cửa ra vào có bậc lên xuống thuận tiện.

Bước 3: Chia ô và xác định vị trí chân đế.  

  • Xác định vị trí các chân đế bằng cách chia ô trực tiếp trên mặt sàn và đánh dấu mực để khi dán thi công, các chân đế sẽ không bị xê dịch. Lưu ý, chân đế được chia theo kết cấu là 600x600mm.
  • Việc cân chỉnh sàn để đạt chiều cao cần thiết sẽ được thực hiện bằng việc tăng hay giảm mặt bích chân đế thông qua hệ thống ren linh hoạt cấu tạo của chân đế.

Bước 4: Lắp đặt hệ thống các thanh đỡ ngang

  • Thanh đỡ ngang có tác dụng phân bổ khả năng chịu lực của tấm sàn và loại bỏ sự dịch chuyển của cả hệ thống.
  • Sau khi dán chân đế bằng keo chuyên dụng và lắp các thanh đỡ ngang theo đúng kết cấu, bắt bulông vào bệ đỡ chân đế thép để tạo hệ chân – giằng kiên cố, liên kết chặt chẽ.
  • Chân đế và thanh giằng được dán đệm cao su để chống ồn và cố định trong quá trình thi công.
  • Lưu ý, trong suốt quá trình lắp hệ thống thanh ngang, đảm bảo không gây ra sự cố nứt vỡ sàn gạch của nền nhà.
Sàn nâng che giấu hệ thống dây điện
Sàn nâng che giấu hệ thống dây điện

Bước 5: Lắp đặt mặt tấm sàn nâng kỹ thuật

  • Việc lắp đặt tấm sàn sẽ được tiến hành sau khi đã thi công hoàn chỉnh phần đế và thanh ngang. Đối với những tấm khuyên khổ thì sẽ được đặt trực tiếp lên chân đế và thanh đỡ.
  • Đối với những tấm sàn bị cắt do không vừa kích thước phòng thì sau khi lắp đặt cần chèn keo silicon để làm kín những vị trí tiếp xúc giữa tấm sàn và tường.
  • Lưu ý: Nên lắp đến đâu thì hoàn chỉnh đến đó, hạn chế hỏng hóc.
  • Sau khi đã lắp đặt xong toàn bộ sàn, tiến hành lấy phẳng và kiểm tra hệ thống lần cuối.

Bước 6: Cắt lỗ để lắp ổ điện/ mạng điện âm sàn

  • Cắt các lỗ theo kích thước yêu cầu tại các vị trí được thiết kế sẵn trên bản vẽ của chủ đầu tư.

Bước 7: Hoàn thiện và bàn giao hệ thống sàn nâng kỹ thuật

  • Sau khi đã hoàn tất mọi khâu thi công, kiểm tra lại và vệ sinh sàn sạch sẽ sau đó bàn giao cho chủ đầu tư.
  • Hướng dẫn chủ đầu tư sử dụng, cách bảo quản sàn nâng kỹ thuật để duy trì độ bền đẹp.
  • Hướng dẫn sử dụng tay nâng tấm sàn.

3.3 Một số lưu ý khi thi công sàn nâng kỹ thuật

Để đảm bảo sàn nâng đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình thi công, cần lưu ý những điểm sau:

  • Kiểm tra chất lượng nền và đặc trưng công trình trước khi thi công
  • Xem xét giấu các hệ thống ngầm dưới sàn nâng để tăng tính thẩm mỹ
  • Kiểm tra chất lượng các bộ phận của sàn trước khi lắp đặt
  • Sử dụng vật liệu và công cụ chất lượng cao trong quá trình thi công
  • Thực hiện kiểm tra định kỳ và bảo trì sau khi hoàn thành

4. Báo giá thi công sàn nâng kỹ thuật 2025

Sàn nâng kỹ thuật là một giải pháp hoàn hảo cho những công trình phòng sạch đòi hỏi tính linh hoạt cao trong việc bố trí và bảo trì hệ thống cơ điện, mạng lưới điện, cũng như hệ thống điều hòa không khí. Việc lựa chọn thi công sàn nâng kỹ thuật giúp tối ưu hóa không gian, đồng thời mang lại sự thuận tiện cho việc thay đổi cấu trúc và bảo trì hệ thống mà không ảnh hưởng đến hoạt động của công trình.

Giá thi công sàn nâng kỹ thuật phòng sạch sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Diện tích thi công: Diện tích càng lớn, chi phí thi công sàn nâng càng cao.
  • Chất liệu và độ dày sàn nâng: Các loại sàn như sàn nâng HPL, sàn OA, sàn thông hơi,..hoặc sàn có vật liệu như thép, hợp kim nhôm, hoặc các vật liệu chống tĩnh điện sẽ có mức giá khác nhau.
  • Yêu cầu kỹ thuật: Các công trình có yêu cầu đặc biệt về độ chịu tải, tính chống cháy hoặc kháng tĩnh điện sẽ có mức chi phí cao hơn.
  • Đơn vị thi công: Chất lượng thi công, bảo hành, cũng như các dịch vụ đi kèm (tư vấn thiết kế, hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì) cũng ảnh hưởng đến giá thành.

Để có được báo giá chính xác, doanh nghiệp cần làm việc trực tiếp với đơn vị thi công để khảo sát thực tế và đưa ra phương án thi công phù hợp. Hoặc liên hệ với KYODO để nhận báo giá chi tiết và tư vấn giải pháp thi công sàn nâng kỹ thuật hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhất cho công trình của bạn.

Bạn có thể tham khảo một số hình ảnh sàn nâng phòng sạch mà KYODO đã thi công.

Thi công sàn nâng kỹ thuật trong phòng sạch thực phẩm
Thi công sàn nâng kỹ thuật trong phòng sạch thực phẩm
Sàn nâng kỹ thuật trong khu vực chữa cháy
Sàn nâng kỹ thuật trong khu vực chữa cháy

0777 386 683