Luật Hồi giáo có các đạo luật mang đậm màu sắc tín ngưỡng, Halal là tiêu chuẩn dựa trên luật của Hồi giáo, mà trong đó có các quy định đặc biệt liên quan đến ăn kiêng, nguồn gốc thức ăn và cách chế biến theo một quy trình riêng biệt. Để tiêu chuẩn hóa và tuân thủ theo những đạo luật này, tiêu chuẩn HALAL được thành lập.
1. Tiêu chuẩn Halal là gì?
Halal (ḥalāl) Có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập, có ý nghĩa là “sự cho phép, hợp pháp”. Trái nghĩa với Halal là “Haram – Bị cấm, không được phép”.
Tiêu chuẩn Halal là tiêu chuẩn bao gồm các quy định, thể hiện sự phù hợp dành cho các khách hàng, người tiêu dùng thực phẩm là người Hồi giáo (theo đạo Hồi).
Chứng nhận Halal là một căn cứ để chứng minh sự phù hợp với quy định pháp luật Hồi giáo đối với các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm. Chứng nhận này giúp chứng thực và đánh dấu sản phẩm phù hợp với các tiêu chí của Halal Food – Thực phẩm Halal.
2. Tiêu chuẩn Halal thường áp dụng cho các sản phẩm nào?
Tại các thị trường Hồi giáo, việc chú trọng đến tiêu chuẩn để phù hợp với các điều luật của tôn giáo này rất được xem trọng. Tiêu chuẩn này thường được sử dụng trong nhóm ngành, lĩnh vực liên quan đến sản xuất, chế biến như:
- Thực phẩm và đồ uống
- Thuốc chữa bệnh
- Mỹ phẩm
- Thực phẩm chức năng
Trên thế giới, ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống ḥalāl cũng đã tạo ra một tác động đáng kể đến siêu thị và kinh doanh thực phẩm như nhà hàng. Tại Việt Nam, thực phẩm Halal được xem là một tiêu chuẩn cao, và được áp dụng tương đối rộng rãi. Tiêu chuẩn này liên quan đến luật ăn kiêng của người Hồi giáo, tiêu chuẩn này đánh giá thực phẩm được chế biến với các nguyên liệu và quy trình phù hợp với quy định pháp luật Hồi giáo.
Xem thêm: HACCP và ISO 22000 trong sản xuất thực phẩm
3. Thị trường thực phẩm Halal
Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ 2 trên thế giới, với hơn 1,5 tỷ người. Phần lớn tập trung tại các nước Trung Đông. Ở Nước ta, người theo đạo Hồi có tỷ lệ rất thấp, khoảng 0,1% dân số. Vì vậy, đối tượng hướng đến của các cơ sở sản xuất thực phẩm, nước uống, các sản phẩm liên quan đến thực phẩm halal là thị trường ở các nước lân cận có tỷ lệ dân số theo đạo Hồi cao như Indonesia và Malaysia, hoặc các nước Trung Đông. Và việc xuất khẩu tiêu thụ qua các nước này đòi hỏi phải có chứng nhận và đánh dấu Halal.
Thị trường thực phẩm Halal cũng là một trong những thị trường nổi bật nhất ở trong ngành thực phẩm trên toàn cầu. Theo dự báo của các chuyên gia, thị trường thực phẩm Halal sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới, nhờ vào sự gia tăng của dân số Hồi giáo trên toàn thế giới và nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với thực phẩm Halal. Một số thị trường tiêu biểu của thực phẩm Halal bao gồm các nước Hồi giáo, châu Á và Trung Đông. Trong những năm gần đây, các nước phương Tây cũng đã bắt đầu quan tâm đến thực phẩm Halal và nhu cầu tiêu thụ của họ cũng đang tăng lên
Thực phẩm Halal, hay Halal food là thuật ngữ dùng cho các thực phẩm được đánh dấu cho người Hồi giáo. Thực phẩm sẽ được đánh dấu chứng nhận Halal trên bao bì sản phẩm sau khi được công nhận bởi các bên có thẩm quyền liên quan.
4. Ẩm thực Hồi giáo và quy định Halal Food
Văn hóa ẩm thực Hồi giáo
Ẩm thực Hồi giáo là một phần không thể thiếu trong văn hóa và tôn giáo của người Hồi giáo trên khắp thế giới. Nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm địa lý, văn hóa và tôn giáo, tạo ra những món ăn độc đáo và mang tính chất truyền thống cao.
Một trong những đặc điểm của ẩm thực Hồi giáo là sự tuân thủ nghiêm ngặt với nguyên tắc Halal, điều này đảm bảo rằng thực phẩm đã được chuẩn bị và chế biến một cách an toàn và đúng đắn theo quy định của Islam. Vì vậy, ẩm thực Hồi giáo thường được coi là an toàn và lành mạnh hơn so với các loại thực phẩm khác. Các món ăn trong ẩm thực Hồi giáo phong phú và đa dạng, bao gồm cả món ăn chính và món tráng miệng. Một số món ăn phổ biến bao gồm: Kebab, Biryani, Falafel, Hummus, Shawarma, và các loại mì Ả Rập.
Ngoài ra, ẩm thực Hồi giáo còn mang tính chất kết nối, gắn liền, là sự chia sẻ và sự đoàn kết. Thực phẩm Halal sẽ rất được chú trọng trong những bữa tiệc nhằm tôn vinh hoặc những sự kiện quan trọng trong cuộc sống.
Xem thêm: Tư vấn thiết kế nhà máy sản xuất thực phẩm
Halal Food là gì?
Mỗi quốc gia Hồi giáo sẽ có những quy định riêng biệt về cơ chế thành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ quan chứng nhận thực phẩm Halal (Halal Examination Agency – Cơ quan kiểm nghiệm ḥalāl). Bộ phận này có chức năng, kiểm tra giám sát, cấp chứng chỉ cho các sản phẩm để được nhán dãn Halal trước khi đưa ra thị trường. Dưới đây là một số chi tiết quy định chung.
Các thực phẩm, đồ ăn Halal
- Cá
- Mật ong
- Rau tươi hoặc hoa quả khô
- Sữa (từ bò, cừu, lạc đà và dê)
- Đồ tự nhiên tươi hoặc rau đông lạnh
- Rau đậu và các loại hạt như đậu phộng, hạt điều, hạt phỉ (Hazelnuts)…
- Các loại ngũ cốc như lúa mì, gạo, lúa mạch đen, yến mạch, lúa mạch…
- Động vật như bò, cừu, dê, hươu, nai, gà, chim, vịt… là thực phẩm Halal nếu như chúng được giết mổ theo đúng nghi thức Hồi giáo.
Các thực phẩm không phải là Halal, thực phẩm Haram – bị cấm
- Lợn (heo), chó và những gì được làm hay chiết xuất ra từ chúng.
- Động vật có móng vuốt và răng nanh như sư tử, hổ, gấu, rắn, khỉ và các loài động vật khác tương tự.
- Loài chim săn mồi có móng vuốt như đại bàng, kền kền, và các loài chim tương tự khác.
- Vật gây hại như chuột, rết, bọ cạp và động vật tương tự khác.
- Máu – huyết.
- Động vật cấm bị giết trong đạo Hồi: kiến, ong, chim gõ kiến.
- Động vật được coi là bẩn như chấy, ruồi, giòi và các động vật tương tự khác.
- Động vật vừa sống trên đất liền vừa sống trong nước (động vật lưỡng cư) như ếch, cá sấu và các động vật tương tự khác.
- Con la và con lừa trong nước.
- Tất cả các chất độc hại và loài thuỷ sản nguy hiểm .
- Bất kỳ loài động vật khác không giết mổ theo luật Hồi giáo.
- Động vật chết vì nghẹt thở, bị đập vào đầu, bị rơi, bị tấn công bởi động vật khác.
- Một phần bộ phận của cơ thể con người hoặc nhau thai
- Bất kỳ chất lỏng hay rắn xuất ra từ người hoặc động vật như nước tiểu, phân, chất nôn và mủ.
- Chất gây nghiện, thực vật nguy hại, trừ trường hợp các độc tố hoặc mối nguy hiểm có thể được loại bỏ trong quá trình chế biến.
- Đồ uống có cồn (bia, rượu và rượu mạnh).
- Tất cả các loại đồ uống gây say và nguy hại
- Tất cả các phụ gia thực phẩm có nguồn gốc từ các chất liệt kê trên.
- Bất kỳ hóa chất độc hại, nguy hiểm hoặc khoáng chất thiên nhiên.
Các quy định về nghi thức, chế biến thực phẩm Halal
- Từ “Allah” (chúa trời) phải được người mổ thịt nói trước khi mổ.
- Dụng cụ giết mổ phải được mài sắc bén để đảm bảo tính nhân đạo, động bật phải được giết ở khe cổ họng.
- Động vật phải còn sống trước khi bị mổ. Thịt của động vật bị chết hoặc bất tỉnh trước khi mổ không phải là thịt Halal.
- Thịt Halal là thịt không dính máu. Sau khi giết mổ phải được treo ngược lên để máu chảy ra hết khỏi thịt.
- Việc giết mổ phải được thực hiện bởi người hồi giáo hoặc người Do Thái.
- Động vật phải được cho ăn ở chế độ tự nhiên, không chứa các sản phẩm làm tự động vật khác
5. Sự khác nhau giữa Halal Food và Kosher Food
Halal food và Kosher food (kashér) là những thực phẩm có nguồn gốc từ hai tôn giáo khác nhau, Islam (Hồi giáo) và Judaism (Do Thái giáo).
Sự khác biệt giữa 2 loại thực phẩm này bao gồm:
- Động vật được sử dụng: Trong ḥalāl food, chỉ có những động vật được coi là “sạch” và được giết một cách nhanh chóng và không đau đớn mới được coi là Halal. Trong Kosher food, những động vật có vây và vảy và được giết bằng nghi thức shechita (bởi shochet) mới được coi là Kosher.
- Các loại thực phẩm cấm: ḥalāl food cấm sử dụng rượu và bia, trong khi kosher food cấm sử dụng các loại thực phẩm từ sữa và thịt trong cùng một bữa ăn.
- Quy trình kiểm soát: Cả Halal food và Kosher food đều có quy trình kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo tính an toàn và đúng đắn của thực phẩm, quy trình kiểm soát của Kosher food được thực hiện theo những nguyên tắc của Judaism, còn quy trình kiểm soát của Halal food được thực hiện theo nguyên tắc của Islam.
- Phạm vi phổ biến: Halal food phổ biến hơn và được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, trong khi Kosher food chỉ được sử dụng chủ yếu ở các khu vực có đông đảo người Do Thái.
Xem thêm: Thực phẩm Kosher – Chứng nhận Kosher
6. Quy trình chứng nhận Halal
Mục đích chính của Luật Hồi giáo là việc bảo vệ con người. Quy tắc “đa số các sản phẩm là được phép sử dụng” có rất nhiều đóng góp cho mục tiêu này. Quy tắc này cũng đã được đóng góp cho sự linh hoạt và áp dụng Luật Hồi giáo trong suốt nhiều năm qua.
Việc xây dựng hệ thống đảm bảo cho các sản phẩm là thực phẩm và đồ uống Halal nhằm hướng tới thương mại quốc tế và phục vụ nguời tiêu dùng Hồi giáo, đồng thời kiểm soát và đảm bảo rằng sản phẩm không sử dụng các thành phần “haram”, đáp ứng điều kiện sản xuất theo yêu cầu của Kinh Qu’ran và Shari’ah Islamia.
*Luật Shariah là một bộ luật và các quy tắc trong đời sống hàng ngày của người Hồi giáo. Luật Shari’ah dựa trên các cách diễn đạt và giải thích của Kinh Qu’ran.
Tại Việt Nam, quy trình đào tạ và cấp Chứng nhận Halal phải tuân thủ các hướng dẫn của tổ chức chứng nhận Halal, bên cạnh đó cần dựa vào các tiêu chuẩn như: ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17020, 17021-1, FDA 12, MS 1500:2019, UAE.S 2055-1:2015, HAS 23000:1…
Quy trình cấp chứng nhận chung
B1: Nộp đơn đăng ký chứng nhận Halal
B2: Báo giá và ký kết hợp đồng
B3: Đánh giá giai đoạn
- Giai đoạn 1, đánh giá hồ sơ
- Giai đoạn 2, đánh giá hiện trường, cơ sở sản xuất
B4: Thẩm tra hồ sơ và cấp chứng nhận
Quý vị nên tham khảo thêm thông tin từ các tổ chức chứng nhận như TQC, ISOCUS, ICERT, … Các tổ chức này đã được các tổ chức có thẩm quyền quốc tế chấp nhận về các điều kiện chứng nhận Halal.
Trên đây là các nội dung và vấn đề cơ bản về tiêu chuẩn Halal. Qua nội dung này hi vọng quý khách sẽ nắm được một số thông tin cần thiết cho dây chuyền và cơ sở của mình nếu có ý định cung cấp sản phẩm cho khách hàng là người Hồi giáo, hoặc xuất khẩu tới thị trường các nước Hồi giáo. KYODO là đơn vị chuyên thiết kế – thi công xây dựng các phòng sạch đáp ứng cho các dây chuyền sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm. Hãy liên hệ tới chúng tôi khi quý vị cần tư vấn các vấn đề liên quan đến phòng sạch nhà máy, nhà xưởng.
Xem thêm: Top 10 tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến theo khu vực
7. Đồ ăn Halal tại Việt Nam có thể tìm thấy ở đâu?
Ở Việt Nam, có một số lựa chọn thực phẩm Halal cho người Hồi giáo. Dưới đây là một số phương pháp tìm kiếm thực phẩm và nhà hàng/địa điểm bạn có thể xem xét:
- Thịt Halal: Có một số cửa hàng và nhà máy chế biến thịt ở Việt Nam cung cấp thịt Halal, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Bạn có thể tìm kiếm các cửa hàng thực phẩm Halal hoặc cửa hàng thực phẩm là đối tác của các tổ chức hồi giáo địa phương.
- Cơ sở thực phẩm Halal: Có một số cơ sở thực phẩm Halal tại Việt Nam, sản xuất các sản phẩm như xúc xích, thịt chế biến sẵn, mì gói, và nhiều sản phẩm thực phẩm khác. Hãy kiểm tra nhãn hiệu sản phẩm để đảm bảo chúng được chứng nhận Halal bởi các tổ chức uy tín.
- Nhà hàng Halal: Nhiều nhà hàng tại các thành phố lớn ở Việt Nam cung cấp các món ăn Halal, đặc biệt là các món ăn tại các nhà hàng Ấn Độ, nhà hàng Malaysia, và các nước có dân số Hồi giáo lớn. Hãy tra cứu trực tuyến hoặc hỏi các cộng đồng Hồi giáo địa phương để biết về các lựa chọn nhà hàng Halal gần bạn.
- Thực phẩm tại siêu thị: Một số siêu thị lớn ở Việt Nam cung cấp các sản phẩm thực phẩm Halal như thịt, gạo, và thực phẩm đóng hộp. Hãy kiểm tra kỹ nhãn sản phẩm để đảm bảo chúng được chứng nhận Halal.
- Thực phẩm truyền thống: Nhiều món ăn truyền thống của Việt Nam, như cơm phở hoặc bánh mì, có thể được thực hiện theo cách Halal bằng cách đảm bảo không sử dụng thịt lợn hoặc các sản phẩm Haram.
Trong trường hợp bạn cần chắc chắn về tính Halal của sản phẩm hoặc món ăn nào đó, hãy luôn hỏi nhà bán hoặc nhà hàng về nguồn gốc và chứng nhận của sản phẩm.
Thông tin khác: