Nhà máy, nhà xưởng là nơi sản diễn ra các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, là nơi tạo ra sản phẩm để cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên, sau thời gian hoạt động, nhà xưởng có thể trở nên xuống cấp và gặp sự cố, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Bảo trì nhà xưởng là một công việc thiết yếu. Việc kiểm tra sẽ giúp phát hiện kịp thời những chi tiết, bộ phận bị hư hỏng để tiến hành sửa chữa và khắc phục, giúp nâng cao tuổi thọ cũng như ổn định cho công trình nhà xưởng.
1. Tầm quan trọng của nhà xưởng, nhà máy sản xuất
Nhà xưởng và nhà máy sản xuất đóng vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng, nơi nguyên liệu thô được biến đổi thành các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Hơn nữa, nhà xưởng và nhà máy sản xuất cung cấp một lượng lớn việc làm cho cộng đồng, từ công nhân sản xuất đến kỹ sư thiết kế. Việc này không chỉ tạo ra thu nhập và cơ hội cho người lao động mà còn đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế của đất nước.
Xem thêm: Tiêu chuẩn HACCP trong sản xuất thực phẩm
2. Bảo trì thường xuyên mang lại lợi ích gì cho nhà xưởng?
Việc bảo trì nhà xưởng thường xuyên mang lại nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm:
- Nâng cao tuổi thọ máy móc và thiết bị, đảm bảo hoạt động liên tục trong sản xuất
- Phát hiện và xử lý kịp thời các lỗi và hỏng hóc máy móc trong dây chuyền sản xuất, duy trì sự ổn định của quá trình sản xuất
- Giảm thiểu chi phí sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, tối ưu hóa nguồn lực tài chính
- Nâng cao hiệu suất sản xuất, từ đó gia tăng sự cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp
- Vượt qua các kỳ thẩm định của ISO, HACCP, GMP một cách dễ dàng
- Đảm bảo an toàn lao động, an toàn sản xuất cho nhân viên
Xem thêm: Tiêu chuẩn GMP và Điều kiện đạt chuẩn GMP cho các nhà máy
2. Những hạng mục cần kiểm tra khi bảo trì nhà xưởng
Kết cấu nhà xưởng
Kiểm tra khung
- Mức độ cong vênh, nứt, gãy của dầm, cột, kèo, xà gồ
- Tình trạng mối nối, bu lông, ốc vít
- Khả năng chịu tải của kết cấu
Kiểm tra mái
- Tình trạng dột, nứt, gãy của mái tôn, ngói, tấm lợp
- Hệ thống thoát nước mái, máng xối
- Khả năng chống thấm, chống dột của mái nhà
Kiểm tra nền nhà
- Mức độ lún, nứt, vỡ của nền nhà
- Khả năng chịu tải của nền nhà
- Hệ thống thoát nước sàn
Thời gian kiểm tra định kì: 12 tháng/lần
Xem thêm: Bản vẽ kết cấu là gì? Kỹ năng đọc bản vẽ kết cấu xây dựng
Hệ thống diện
Kiểm tra hệ thống dây điện
- Tình trạng lão hóa, hư hỏng, chập cháy của dây điện
- Mức độ tải trọng của hệ thống điện
- Hệ thống chống sét, chống giật
Kiểm tra thiết bị điện
- Tình trạng hoạt động của ổ cắm, công tắc, cầu dao, aptomat
- Hệ thống chiếu sáng, thông gió
- Các thiết bị điện sử dụng trong nhà xưởng
Thời gian kiểm tra định kì: 6 tháng/lần
Thiết bị cần kiểm tra: lệch pha, tủ điện, tủ báo động, kháng trở,…
Xem thêm: Tủ điện công nghiệp là gì? Các loại tủ điện
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Kiểm tra hệ thống báo cháy
- Tình trạng hoạt động của các đầu báo cháy, chuông báo động
- Hệ thống báo cháy có kết nối với trung tâm phòng cháy chữa cháy hay không
Kiểm tra hệ thống chữa cháy
- Tình trạng hoạt động của bình chữa cháy, hệ thống phun nước tự động
- Khả năng tiếp cận và sử dụng các thiết bị chữa cháy
Kiểm tra hệ thống thoát hiểm
- Tình trạng thông thoáng của các lối thoát hiểm
- Biển báo hướng dẫn thoát hiểm
Thời gian kiểm tra định kì: 3 tháng/lần
Thiết bị cần kiểm tra: còi báo động, bình chữa cháy, hệ thống phun nước tự động, biển báo,…
Xem thêm: Phòng cháy chữa cháy trong sản xuất công nghiệp
Hệ thống thông gió
Kiểm tra quạt thông gió
- Tình trạng hoạt động của quạt thông gió
- Hệ thống thông gió có đảm bảo đủ lưu lượng khí cho nhà xưởng hay không
Kiểm tra cửa sổ, cửa ra vào
- Khả năng đóng mở, thông gió của cửa sổ, cửa ra vào
Thời gian kiểm tra định kì: 6 tháng/lần
Thiết bị cần kiểm tra: AHU, FFU, BFU, hệ thống HVAC, Chiller,…
Xem thêm: AHU là gì? Nguyên lý hoạt động của AHU trong phòng sạch
Hệ thống cấp thoát nước
Kiểm tra hệ thống cấp nước
- Tình trạng rò rỉ, tắc nghẽn của đường ống nước
- Áp lực nước và chất lượng nước
Kiểm tra hệ thống thoát nước
- Tình trạng tắc nghẽn, rò rỉ của hệ thống thoát nước thải, nước mưa
- Khả năng thoát nước của hệ thống
Thời gian kiểm tra định kì: 12 tháng/lần
Thiết bị cần kiểm tra: đường ống nước, công tắc,…
Ngoài ra, cần lưu ý kiểm tra các hạng mục khác như:
- Hệ thống an ninh, camera giám sát: kiểm tra camera, đầu ghi hình, màn hình hiển thị,…
- Hệ thống báo động, chống trộm: kiểm tra cảm biến báo động, bảng điều khiển, còi báo động chống trộm,…
- Hệ thống xử lý chất thải: kiểm tra máng xối, rãnh nước, phễu thu, bể chứa nước thải,…
- Các thiết bị, máy móc sử dụng trong nhà xưởng
Xem thêm: Máng xối là gì? Tại sao phải sử dụng máng xối cho công trình?
3. Quy trình bảo trì nhà xưởng tại KYODO
KYODO cam kết cung cấp dịch vụ bảo trì toàn diện, tùy theo từng nhu cầu và tình trạng cụ thể của nhà xưởng của khách hàng. Quy trình làm việc của chúng tôi bao gồm 5 bước.
Bước 1: Khảo sát và đánh giá
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng: Đây là bước quan trọng để hiểu rõ nhu cầu và yêu cầu của khách hàng đối với công trình cụ thể. Bao gồm các thông tin về vấn đề cần sửa chữa, yêu cầu về tiến độ, ngân sách,…
- Thực hiện kiểm tra, khảo sát và đánh giá công trình: Các chuyên viên giàu kinh nghiệm của KYODO sẽ thực hiện khảo sát, đánh giá chi tiết công trình để xác định chính xác các hạng mục cần bảo trì.
Bước 2: Lên kế hoạch bảo trì
- Xác định các hạng mục cần bảo trì: Dựa trên kết quả khảo sát, KYODO sẽ xác định cụ thể các hạng mục cần bảo trì, đảm bảo hiệu quả tối ưu. Ví dụ: bảo trì mái nhà xưởng, hệ thống HVAC, các thiết bị thông gió,…
- Lập kế hoạch công việc: Chúng tôi lên kế hoạch công việc rõ ràng, bao gồm thời gian hoàn thành, phân công nguồn lực, lịch trình cụ thể,…giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng.
Xem thêm: Bảo trì và nâng cấp tòa nhà – KYODO
Bước 3: Tiến hành bảo dưỡng công trình
- Thực hiện bảo dưỡng theo kế hoạch đã đề ra: Đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao của KYODO sẽ thực hiện bảo dưỡng theo kế hoạch đã đề ra, đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.
- Sử dụng các kỹ thuật và vật liệu phù hợp: KYODO luôn ưu tiên sử dụng vật liệu và kỹ thuật phù hợp nhất cho từng hạng mục, giúp công trình bền vững lâu dài.
Bước 4: Kiểm tra định kỳ
- Kiểm tra định kỳ theo hợp đồng: KYODO thực hiện kiểm tra định kỳ theo hợp đồng để đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả, không tiềm ẩn nguy cơ.
- Phát hiện và sửa chữa kịp thời các hạng mục bị lỗi: Bất kỳ vấn đề nào được phát hiện sẽ được khắc phục kịp thời, ngăn chặn sự cố phát triển nghiêm trọng.
Xem thêm: Dịch vụ bảo dưỡng điều hòa thông gió tại KYODO
Bước 5: Quản lý hồ sơ bảo trì
- Lập và lưu trữ hồ sơ bảo trì: KYODO lập và lưu trữ đầy đủ hồ sơ bảo trì, giúp khách hàng dễ dàng theo dõi và quản lý.
Xem thêm: Nhà xưởng tiền chế và những điều bạn cần biết
Lý do chọn KYODO là đơn vị bảo trì nhà xưởng
Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo trì nhà xưởng, KYODO đã trở thành đối tác uy tín của hàng loạt doanh nghiệp lớn nhỏ trải dài từ Bắc vào Nam. Chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và luôn cập nhật kiến thức chuyên môn, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, KYODO còn áp dụng quy trình bảo trì chuyên nghiệp, kết hợp vật liệu và thiết bị tiên tiến, hiện đại, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho công trình. Với phương châm “Lắng nghe – Thấu hiểu – Hợp tác”, KYODO luôn cam kết mang đến dịch vụ bảo trì phù hợp với ngân sách và đặc thù của từng doanh nghiệp.
Lựa chọn KYODO doanh nghiệp sẽ được:
- Tư vấn hỗ trợ MIỄN PHÍ
- Dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp
- Đội ngũ kỹ thuật viên chất lượng
Quy trình bảo trì nhà xưởng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nó không chỉ giúp cải thiện quá trình sản xuất mà còn đảm bảo sự hiệu quả của lao động, từ đó mang lại doanh thu tốt nhất. KYODO hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên sẽ giúp bạn nắm vững quy trình này, từ đó luôn có kế hoạch bảo trì kịp thời và thực hiện đúng cách.
Xem thêm: Dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng nhà máy, nhà xưởng tại TP HCM