Cấu tạo và phân loại tủ sấy phòng thí nghiệm

Trong môi trường của phòng thí nghiệm, việc duy trì vệ sinh và an toàn là yếu tố quan trọng đối với quá trình thí nghiệm. Để đảm bảo rằng các dụng cụ thí nghiệm đang được sử dụng trong điều kiện lý tưởng, việc tiệt trùng và diệt khuẩn là không thể phủ nhận. Chính vì vậy, tủ sấy đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường sạch sẽ và an toàn cho các dụng cụ. Vậy tủ sấy phòng thí nghiệm có cấu tạo như nào? Cách sử dụng ra sao? Cùng KYODO tìm hiểu ngay tại bài viết này.

Cấu tạo và phân loại tủ sấy phòng thí nghiệm
Cấu tạo và phân loại tủ sấy phòng thí nghiệm

1. Tủ sấy phòng thí nghiệm là gì?

Tủ sấy phòng thí nghiệm là thiết bị dùng để khử trùng, làm sạch dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học. Tủ thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm, xét nghiệm y tế, dược phẩm, thực phẩm hay công nghiệp,…

2. Cấu tạo

Một tủ sấy phòng thí nghiệm thường có cấu trúc cơ bản gồm các thành phần sau:

  • Khoang sấy: Thường được làm từ thép hoặc sắt không gỉ để đảm bảo độ bền và hiệu suất trong quá trình sử dụng.
  • Vách ngoài: Làm từ sắt không gỉ, được phủ lớp sơn cách điện và sơn tĩnh điện để bảo vệ và tăng tính Ä‘iện an toàn.
  • Cửa quan sát: Thường được làm từ kính chịu nhiệt, giúp quan sát bên trong tủ một cách thuận tiện.
  • Giá đỡ: Được làm bằng thép chống gỉ, giúp dễ dàng điều chỉnh và đặt các dụng cụ thí nghiệm.
  • Bộ điều khiển: Bao gồm bộ điều khiển kỹ thuật số với màn hình LED hiển thị giá trị cài đặt, giá trị hoạt động và điều chỉnh nhiệt độ.

Các thành phần trên đây tạo nên cấu trúc cơ bản của tủ sấy trong phòng thí nghiệm. Tùy thuộc vào thiết kế cụ thể và nhu cầu sử dụng, có thể có thêm các thành phần khác nhau để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của người sử dụng.

3. Tủ sấy phòng thí nghiệm có bao nhiêu loại?

Dựa vào mục đích sử dụng và kiểu đối lưu không khí, tủ sấy được phân chia thành các loại cơ bản sau:

Tủ sấy có lọc

Tủ sấy có lọc được trang bị màng lọc HEPA class 14, có khả năng loại bỏ hạt bụi có kích thước lớn hơn 0.3 micromet với hiệu năng đáng kinh ngạc lên đến 99,995%. Tủ sấy có lọc chủ yếu được sử dụng để sấy các mẫu yêu cầu độ sạch cao, như vật liệu điện tử, bán dẫn, hay dược phẩm. Tính năng lọc HEPA của tủ không chỉ bảo vệ mẫu khỏi bụi mà còn giúp duy trì môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn, đặc biệt quan trọng trong các ứng dụng nghiên cứu chính xác và trong ngành dược.

Tủ sấy tiệt trùng

Tủ sấy tiệt trùng thường được sử dụng để tiệt trùng dụng cụ bằng phương pháp hơi nóng, loại này hoạt động ở nhiệt độ 160 – 180 độ C liên tục trong khoảng thời gian tối thiểu là 30 – 60 phút.

Xem thêm: Phương pháp tiệt trùng, khử trùng trong phòng sạch dược phẩm

Tủ sấy nhiệt độ cao

Tủ sấy nhiệt độ cao có độ gia nhiệt không hề nhỏ, đạt lên đến 350 độ C. Nhờ tiếp xúc với nhiệt độ cao giúp tủ có thể xử lý hiệu quả các quá trình cần sự nung nóng và tiệt trùng đặc biệt là trong các ngành công nghiệp yêu cầu điều kiện nhiệt độ nghiêm ngặt.

Máy sấy đối lưu cưỡng bức

Đây là tủ sấy sử dụng công nghệ đối lưu cưỡng bức, với tốc độ gia nhiệt máy nhanh và khả năng đồng nhất nhiệt độ cao, đảm bảo sự chính xác với mức nhiệt độ do người sử dụng điều chỉnh, máy đem lại hiệu suất tối ưu cho các quy trình sấy chính xác và đáng tin cậy. Ngoài ra, những tủ sấy chất lượng cao còn tích hợp chế độ sấy tự động linh hoạt, thích ứng với từng loại dụng cụ khác nhau. Tủ sấy này áp dụng chế độ đối lưu khí cưỡng bức, sử dụng quạt để đảm bảo sự phân phối nhiệt độ đồng đều và hiệu quả trong khoang sấy.

  • Dải nhiệt độ hoạt động: 10 – 250 độ C
  • Bộ vi xử lý điện tử: PID
  • Bộ gia nhiệt: thiết kế ở vách sau tủ, có quạt tản nhiệt theo phương ngang
  • Dung tích: 50 – 250l
Tủ sấy đối lưu cưỡng bức
Tủ sấy đối lưu cưỡng bức

Một số loại tủ sấy đối lưu cưỡng bức phổ biến như:

  • Tủ sấy 864l J-IDO1 Jisico,
  • Tủ sấy 216 lít J-407M Jisico,…

Tủ sấy chân không

Tủ này được dùng để loại bỏ hơi nước hoặc dung môi có trong mẫu vật và vật liệu, đặc biệt là khi chúng đang ở trong điều kiện chân không hoặc nhiệt độ thấp. Thích hợp cho việc sấy các mẫu nhạy với oxi và yêu cầu điều kiện nhiệt độ đặc biệt, tủ này yêu cầu sự kết hợp với bộ phận bơm chân không và bẫy lạnh để đạt được hiệu suất tối đa trong quá trình sử dụng.

  • Bộ gia nhiệt: thiết kế ở 2 vách bên, truyền nhiệt vào giá đỡ bằng nhôm để đảm bảo nhiệt độ không bị chênh lệch.
  • Bộ vi xử lý điện tử: PID.
  • Dải nhiệt độ môi trường: 10 – 250 độ C
  • Tủ được thiết kế có 2 model
  • Dung tích: 30 và 60 lít

Tủ sấy công nghiệp

Tủ sấy công nghiệp là một giải pháp lý tưởng cho các ứng dụng công nghiệp, với dung tích lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng. Thiết kế của tủ có thể là 1 buồng hoặc 2 buồng độc lập, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của người sử dụng. Với điện áp sử dụng là 220V/50Hz 1 pha hoặc 380V/50Hz 3 pha, tủ sấy công nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn điện lực phổ biến, giúp tích hợp linh hoạt vào các hệ thống công nghiệp hiện đại.

Tủ sấy đối lưu tự nhiên

Tủ sấy đối lưu là giải pháp lý tưởng cho quá trình sấy khô và tiệt khuẩn các dụng cụ thủy tinh như đĩa Petri, ống nghiệm, và một số dụng cụ khác phục vụ trong phòng lab. Thường được sử dụng tại các phòng thí nghiệm và trung tâm xét nghiệm. Một trong những ưu điểm nổi trội của tủ sấy đối lưu tự nhiên là khả năng tiết kiệm năng lượng, với lượng tiêu thụ điện thấp mà vẫn đảm bảo độ chính xác cao trong quá trình sử dụng. Nguyên lý hoạt động của nó dựa trên đối lưu không khí tự nhiên, tạo ra một môi trường sấy hiệu quả, đồng thời giúp duy trì mức tiêu thụ điện ổn định.

  • Dải nhiệt hoạt động: 10 – 250 độ C
  • Bộ vi xử lý điện tử: PID
  • Bộ gia nhiệt: đặt ở vách đáy tủ.
  • Dung tích: 50 – 250 lít.
Tủ sấy đối lưu tự nhiên
Tủ sấy đối lưu tự nhiên

Một số loại tủ sấy đối lưu tự nhiên phổ biến như:

  • Tủ Sấy ED 23, 115,…;
  • Tủ sấy 72 lít J-DECO Jisico;
  • Tủ sấy 150 lít J-NDS2 Jisico;
  • Tủ sấy đối lưu tự nhiên 53 lít UNB 400; 108 lít UNB 500 Memmert.

4. Công dụng của tủ sấy

Mỗi lĩnh vực nghiên cứu đều có các phòng thí nghiệm riêng, và vai trò của các tủ sấy trong các phòng thí nghiệm là vô cùng quan trọng:

  • Trong phòng thí nghiệm nuôi cấy vi sinh: Sử dụng tủ sấy khô, tiệt trùng que cấy, …giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và vi sinh vật lạ, giữ cho quá trình nuôi cấy diễn ra một cách chính xác.
  • Trong phòng thí nghiệm sản xuất dược phẩm và nông sản: Sử dụng tủ sấy khô để xử lý các nguyên liệu, tránh tình trạng ẩm mốc và đảm bảo nhiệt độ đồng đều trong quá trình sản xuất.
  • Trong phòng thí nghiệm nghiên cứu chuyên sâu: Thường sử dụng chủ yếu là thiết bị, vật liệu, và dụng cụ thí nghiệm làm từ thủy tinh. Việc làm khô chúng để sử dụng trong nhiều thí nghiệm là một công việc khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta sử dụng tủ sấy. Tủ sấy giúp sấy khô và diệt khuẩn các dụng cụ một cách hiệu quả và an toàn, đồng thời giữ cho chúng ổn định ở một nhiệt độ phù hợp.

5. Hướng dẫn sử dụng tủ sấy phòng thì nghiệm

Về cơ bản, tủ sấy phòng thí nghiệm được sử dụng như sau:

  • Bước 1: Mở tủ, đặt sản phẩm cần sấy vào trong buồng sấy rồi đóng tủ lại
  • Bước 2: Tiến hành bật nguồn và bảng điều khiển
  • Bước 3: Tùy chỉnh nhiệt độ theo nhu cầu sử dụng, bằng bảng điều khiển
  • Bước 4: Nhiệt độ bên trong tủ sẽ đặt đến giá trị cần cài đặt khi tủ làm việc, sau khi yêu cầu thời gian ủ thì quá trình làm việc sẽ hoàn thành.
  • Bước 5: Khi nhiệt độ trong tủ bằng nhiệt độ môi trường xung quanh thì mở tủ và lấy sản phẩm ra

6. Tiêu chí để chọn tủ sấy phù hợp

Khi lựa chọn tủ sấy, có một số tiêu chí quan trọng mà bạn nên xem xét để đảm bảo rằng tủ đáp ứng đúng nhu cầu của bạn. Cụ thể:

  • Dải nhiệt độ sấy: Chọn tủ có dải nhiệt độ sấy phù hợp với nhu cầu của bạn, tránh lựa chọn dải nhiệt độ rộng hơn so với nhu cầu. Việc này có thể dẫn đến chi phí đầu tư không cần thiết.
  • Kiểu tủ sấy: Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể, bạn có thể sử dụng tủ sấy chân không, tủ sấy đối lưu,…
  • Kích thước buồng sấy: Khi mua tủ sấy, nhiều người thường chỉ chú ý đến dung tích, chẳng hạn như 30 lít, 50 lít, 70 lít, mà không xem xét kích thước trong buồng sấy. Trong một số trường hợp, khi kích thước của mẫu lớn, có thể không phù hợp với buồng sấy. Do đó, quan tâm đến kích thước buồng sấy và loại khay đi kèm là quan trọng để đảm bảo hiệu suất và hiệu quả sử dụng tốt nhất.

7. Một số lưu ý khi sử dụng và bảo trì tủ sấy phòng thí nghiệm

Lưu ý trong quá trình sử dụng

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng tủ sấy, hãy tuân thủ các biện pháp sau:

  • Kiểm tra đánh giá an toàn điện: Trước khi khởi động tủ, luôn kiểm tra nguồn điện, đảm bảo đủ công suất, kết nối an toàn và có đất (tiếp địa). Tránh rủi ro rò gỉ điện hoặc cháy nổ, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
  • Sắp xếp mẫu một cách thông thoáng: Đặt mẫu trong tủ sao cho có sự thông thoáng tốt, đảm bảo luồng không khí di chuyển đều khắp không gian.
  • Hiểu rõ đặc tính của mẫu: Trước khi sấy, nắm vững đặc tính của mẫu, đặc biệt lưu ý với các mẫu có khả năng gây cháy, nhạy với nhiệt.
  • Kiểm tra định kỳ và giám sát: Liên tục kiểm tra và giám sát tình trạng tủ trong quá trình sấy. Thiết lập quy trình xử lý sự cố có thể xảy ra.
  • Chú ý đến an toàn nhiệt độ: Khi làm việc với tủ sấy, hãy tuân thủ các biện pháp an toàn về nhiệt để tránh rủi ro bỏng và các sự cố không mong muốn.

Bảo trì, bảo dưỡng đúng cách

Để đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn của tủ sấy, việc thực hiện các bước dưới đây là quan trọng:

  • Vệ sinh tủ sấy: Quá trình vệ sinh tủ nên được thực hiện trước và sau mỗi lần sử dụng. Đảm bảo tủ đã nguội hoàn toàn và đã ngắt nguồn điện trước khi thực hiện. Sử dụng vải mềm để làm sạch và tránh sử dụng hoá chất gây ăn mòn.
  • Kiểm tra định kỳ và thay thế linh kiện: Thực hiện kiểm tra toàn bộ tủ theo định kỳ, thường là 6 tháng đến 1 năm, tùy thuộc vào mức độ và tần suất sử dụng. Việc này cần được thực hiện bởi người có chuyên môn và được đào tạo bởi hãng hoặc nhà cung cấp chính hãng. Linh kiện thay thế cần phải là chính hãng hoặc có chất lượng tương đương.

Bài viết trên đã tổng hợp thông tin chi tiết về khái niệm và các loại tủ sấy phòng thí nghiệm phổ biến. Chúng tôi hi vọng rằng bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc đang cần tư vấn về các thiết bị phòng sạch, hãy liên hệ ngay với KYODO để nhận được sự hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ!

0777 386 683