Quy trình thi công kết cấu thép nhà xưởng chuẩn nhất được KYODO chia sẻ dựa trên hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành. Chúng tôi đưa ra một quy trình chi tiết giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về các giai đoạn và công việc trong quá trình thi công kết cấu thép. KYODO cam kết đảm bảo sự chính xác và chất lượng của các sản phẩm kết cấu thép, mang đến sự hoàn thiện cao cho mỗi dự án khung thép tiền chế.
1. Ứng dụng kết cấu thép trong xây dựng
Nhà máy công nghiệp
Ưu điểm:
- Khả năng chịu tải trọng lớn từ máy móc, thiết bị nặng.
- Dễ dàng điều chỉnh thiết kế theo nhu cầu sản xuất.
- Thời gian lắp đặt nhanh chóng, giảm thời gian xây dựng.
Nhà xưởng sản xuất
Ưu điểm:
- Cho phép tạo ra các không gian rộng lớn không cần nhiều cột chống, tối ưu hóa diện tích sản xuất.
- Chịu được các tác động từ môi trường và tải trọng từ máy móc, thiết bị sản xuất.
- Chi phí xây dựng và bảo trì thấp hơn so với các vật liệu khác.
Tòa nhà cao tầng
Ưu điểm:
- Kết cấu thép nhẹ nhưng bền, chịu lực tốt, phù hợp cho các tòa nhà cao tầng.
- Khả năng chống chịu động đất và các tác động địa chấn khác.
- Dễ dàng tùy chỉnh thiết kế theo yêu cầu của tòa nhà.
Xem thêm: Kết cấu thép là gì? Kết cấu thép trong nhà xưởng tiền chế
2. Cần chuẩn bị gì trước khi thi công kết cấu thép nhà xưởng?
Trước khi tiến hành lắp dựng kết cấu thép, cần đảm bảo đã chuẩn bị đầy đủ các yếu tố sau:
- Vật tư và thiết bị: Bao gồm các cấu kiện thép đã được gia công theo bản vẽ thiết kế, vật tư phụ như bulong, roan, tole lợp mái, vách,… và các thiết bị thi công cần thiết như cẩu, xe nâng, máy hàn,…
- Bản vẽ thiết kế và phương án thi công: Đầy đủ chi tiết và thể hiện rõ ràng vị trí, kích thước của các cấu kiện và yêu cầu kỹ thuật thi công. Phương án thi công cần nêu rõ trình tự thi công, biện pháp thi công kết cấu thép và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động.
- Khu vực thi công: Khu vực thi công cần được san lấp bằng phẳng, sạch sẽ và có đủ diện tích để thao tác. Cần có biện pháp che chắn khu vực thi công để tránh ảnh hưởng bởi thời tiết.
- An toàn lao động: Cần trang bị đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động cho công nhân như mũ, áo gió, găng tay, giày dép,…
3. Nguyên tắc lắp dựng kết cấu thép cơ bản
- Việc cân chỉnh các cột là điều cần thiết trước khi tiến hành lắp dựng kèo.
- Khung kèo phải được lắp đặt từ phía bên trong và đẩy ra khỏi nhà xưởng theo hướng di chuyển của xe cẩu.
- Trong quá trình lắp dựng, việc giằng tạm là cần thiết. Xà gồ mái và xà gồ vách phối hợp với cáp giằng để định vị và liên kết các khung kèo với nhau.
- Khi di chuyển trên mái, công nhân cần bước vào phần sóng âm (sóng dưới) để tránh làm móp, thủng tôn do đạp vào sóng dương (sóng cao).
- Không được đứng ở vị trí lợp tôn sáng để tránh làm hỏng bề mặt tôn.
Xem thêm: Bản vẽ kết cấu là gì? Kỹ năng đọc bản vẽ kết cấu xây dựng
4. Quy trình thi công kết cấu thép nhà xưởng
Quy trình thi công kết cấu thép nhà xưởng cần được thực hiện chính xác nhằm đảm bảo an toàn cho công trình. Lắp dựng kết cấu thép được chia thành 3 hạng mục.
Phần móng (bulong móng)
Lắp đặt bulong neo (bulong móng) là bước đầu tiên trong quy trình lắp dựng nhà xưởng kết cấu thép, đóng vai trò liên kết cột. Cần kiểm tra và định vị chính xác tim và cốt của bulong neo theo bản vẽ thiết kế, đảm bảo bulong neo được đặt vuông góc với mặt phẳng chịu lực để đảm bảo độ ổn định và an toàn cho kết cấu.
Phần khung chính
Lắp dựng hệ cột
Hệ thống cột là yếu tố chịu lực của nhà xưởng kết cấu thép. Hệ thống cột gồm 4 cột biên, trục và 2 cột giữa được lắp đặt bằng cần cẩu có trọng lượng lớn.
Dựa trên số liệu trong bản thiết kế, cần căn chỉnh vị trí, cao độ và độ thẳng đứng của các cột cho chính xác. Đảm bảo tính chắc chắn của giàn giáo tại vị trí các cột biên. Sau đó, sử dụng các thiết bị nâng hạ để lắp đặt xà gồ và cố định bằng bulong.
Lắp dựng hệ khung kèo
Khung kèo đóng vai trò quan trọng trong việc chống đỡ và kết nối các bộ phận khác của công trình nhà xưởng, giúp tăng độ cố định của kết cấu.
Khi lắp dựng khung kèo, cần bắt đầu theo trình tự từ trong ra ngoài và bắt đầu từ gian có giằng gió (cột và mái) trước. Quấn dây đai quanh cấu kiện tại hai điểm mút bán kèo với khoảng cách vừa đủ. Sau đó, cố định các điểm nối giữa cột và kèo bằng bulong chắc chắn.
Lắp dựng xà gồ
Lắp toàn bộ khung và xà gồ vào các cột biên và cột giữa, điều chỉnh vị trí, độ cao và độ thẳng đứng của cột sao cho phù hợp với bản vẽ thiết kế. Sử dụng bulong để cố định chắc chắn và đảm bảo an toàn cho kết cấu. Sau đó, vệ sinh sạch sẽ và sơn lại các vết trầy xước trên toàn bộ khung kèo và xà gồ để bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Lắp dựng giàn khóa
Hoàn thành giàn khóa bằng cách cố định khung bằng các giằng chéo vĩnh cửu của cột và dầm kèo. Sau khi đo chính xác vị trí lắp dựng, cố định giằng tạm bằng bulong để đảm bảo độ chắc chắn và ổn định của kết cấu.
Lắp dựng hệ mái che
Sử dụng ống trượt để vận chuyển từng tấm tôn lợp vào vị trí chính xác trên xà gồ mái, đảm bảo thẩm mỹ và độ chính xác của công trình. Đồng thời, lắp đặt hệ thống dây cáp bảo vệ an toàn trên mái và thiết bị điện phục vụ cho công việc thi công. Các phần điện thi công cần được lắp đặt một cách cẩn thận để tránh tiếp xúc trực tiếp với xà gồ và tấm tôn mái, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho toàn bộ hệ mái.
Lắp dựng hệ bao che
Lắp đặt hệ thống giàn giáo thi công để đảm bảo chắc chắn cho việc lắp dựng xà gồ vách, tôn vách, máng xối, ống xối, lam gió và các thành phần khác của hệ bao che. Tiếp đó, thực hiện lắp đặt các phụ kiện khác và hoàn thiện các công đoạn cần thiết để đưa công trình vào hoạt động.
Đánh giá và nghiệm thu công trình
Đơn vị thi công sẽ tiến hành kiểm tra và rà soát lại tất cả các chi tiết lắp dựng như cột, khung, kèo, phần bulong đã lắp đặt và các mối nối liên kết. Mục tiêu là đảm bảo không có bất kỳ sai sót nào xảy ra trong quá trình thi công. Sau khi đánh giá chất lượng hoàn tất, công trình sẽ được bàn giao cho khách hàng, chủ đầu tư.
Tiêu chuẩn nào dùng để nghiệm thu kết cấu thép?
Để đảm bảo chất lượng và độ an toàn trong thi công nhà xưởng thép tiền chế, việc kiểm định nhà xưởng phải tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật rõ ràng. Hiện nay, TCXDVN 170:2007 là bộ tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến cho công đoạn này.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật từ khâu chế tạo, lắp dựng cho đến nghiệm thu kết cấu thép, bao gồm:
- Sai số cho phép trong gia công và lắp đặt
- Kiểm tra liên kết hàn, bu lông
- Trình tự nghiệm thu và hồ sơ cần thiết
Việc thực hiện đúng TCXDVN 170:2007 không chỉ đảm bảo công trình đạt chuẩn kỹ thuật mà còn là cơ sở pháp lý minh bạch trong quá trình bàn giao và đưa vào sử dụng.
5. Một số lưu ý khi thi công kết cấu thép
Thi công kết cấu thép là hạng mục quan trọng trong xây dựng, đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật và an toàn lao động để đảm bảo chất lượng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cần ghi nhớ khi thi công:
- Kiểm tra kỹ lưỡng bản vẽ thiết kế để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ thông tin và chi tiết.
- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng.
- Sử dụng đúng chủng loại vật liệu và phương pháp thi công phù hợp.
- Lập kế hoạch thi công chi tiết và phân công trách nhiệm rõ ràng.
- Giám sát tiến độ thi công và chất lượng thi công.
- Phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong thi công.
Rủi ro khi thi công không đúng kỹ thuật
Nếu bạn từng thấy nhà xưởng bị võng kèo, mái lún, khung bị nghiêng – thì đó là hậu quả điển hình của thi công sai kỹ thuật. Một số lỗi thường gặp:
- Căn chỉnh cột/kèo lệch trục → dẫn đến lắp tôn/mái không khớp, phát sinh cắt hàn lại tại công trường.
- Bu lông siết không đủ lực → gây lỏng kết cấu sau vài năm vận hành.
- Không kiểm tra độ võng khi dựng khung → dẫn đến sàn gác không bằng, khó bố trí máy móc sau này.
- Lắp đặt thiếu giằng chéo → khiến khung thép dễ rung/lệch khi có gió mạnh hoặc rung động máy móc.
Có cần xin phép khi thi công kết cấu thép nhà xưởng?
Dù là dạng nhà xưởng tiền chế hay thi công cải tạo, chủ đầu tư vẫn cần thực hiện đúng thủ tục pháp lý trước khi triển khai. Cụ thể:
- Xin giấy phép xây dựng nếu công trình xây mới hoặc thay đổi kết cấu hiện hữu.
- Thẩm định thiết kế với công trình có quy mô lớn hoặc yêu cầu đặc biệt về an toàn, phòng cháy chữa cháy.
- Thông báo khởi công và nghiệm thu hoàn công theo đúng quy trình của cơ quan quản lý địa phương.
Việc bỏ qua các bước này có thể dẫn đến bị đình chỉ thi công, phạt hành chính hoặc không được đưa công trình vào sử dụng hợp pháp.
Vì thế, tốt nhất nên làm việc với một nhà thầu có kinh nghiệm thực tế và am hiểu thủ tục pháp lý, để quá trình triển khai được suôn sẻ và không phát sinh rủi ro về sau.
6. Nhà thầu thi công kết cấu thép cho nhà xưởng khu vực TP.HCM
Là đơn vị chuyên thi công kết cấu thép cho nhà xưởng công nghiệp tại TP.HCM và các tỉnh lân cận, KYODO mang đến giải pháp thi công trọn gói – đúng kỹ thuật – đúng tiến độ cho từng loại hình nhà xưởng như: thực phẩm, điện tử, kho logistics,…
Tại sao nên chọn chúng tôi?
- Tiến độ rút gọn: Tối ưu thời gian nhờ quy trình thi công khép kín, đội ngũ lành nghề.
- Thi công chuẩn giải pháp: Mỗi công trình đều được thiết kế kết cấu riêng phù hợp tải trọng và công năng sử dụng.
- Quản lý chặt chẽ: Đảm bảo tiến độ – an toàn – chất lượng và chi phí đầu tư hợp lý.
- Hậu mãi rõ ràng: Cam kết bảo hành kết cấu và hỗ trợ kỹ thuật sau thi công.
Báo giá thi công kết cấu thép nhà xưởng
Chi phí thi công kết cấu thép nhà xưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Quy mô công trình (diện tích, chiều cao, tải trọng thiết kế…)
- Loại kết cấu sử dụng (mái 1 dốc, 2 dốc, kết hợp sàn đúc, giằng cứng…)
- Yêu cầu kỹ thuật đặc thù theo ngành nghề (thực phẩm, dược phẩm, điện tử…)
- Vật liệu & tiêu chuẩn gia công (thép H/I tổ hợp, thép mạ kẽm, bu lông cấp bền…)
Vì mỗi công trình có đặc thù riêng, chúng tôi sẽ khảo sát thực tế và tư vấn phương án phù hợp nhất để tối ưu ngân sách mà vẫn đảm bảo chất lượng và tiến độ. Liên hệ qua hotline 0777.386.683 để hỗ trợ nhanh chóng!