Hướng dẫn vệ sinh màng lọc Hepa phòng sạch

Phòng sạch là môi trường cần rất nhiều bộ lọc Hepa. Nó là một vật tư không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong phòng sạch. Tuy nhiên, để Hepa hoạt động hiệu quả thì khâu vệ sinh và và thay lọc là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, trong bài viết này, KYODO sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh màng lọc Hepa vô cùng đơn giản. Cùng đón chờ bài viết dưới đây! 

Bộ lọc Hepa filter là gì?

HEPA Filter là viết tắt của High Efficiency Particulate Air Filter, là các bộ lọc khí đạt tiêu chuẩn Hepa – tiêu chuẩn có tỷ lệ hiệu quả trong việc lọc khí không thể thiếu trong bộ thiết bị phòng sạch. Bộ lọc Hepa là một phần không thể thiếu của máy lọc không khí để giữ lại các hạt bụi và vi sinh vật. 

Bộ lọc Hepa filter

Bộ lọc Hepa filter

Bộ lọc HEPA filter có kết cấu giống một chiếc lưới được xếp ngẫu nhiên từ các sợi thủy tinh có đường kính từ 0.5 đến 2.0 micromet. Chính vì thế, nó có thể hút một lượng lớn các hạt vô cùng nhỏ, có khả năng gây hen suyễn và dị ứng hô hấp cho con người mà những thiết bị hút bụi thông thường khác không hút được. 

Bộ lọc HEPA có thể lọc đến 99,97% các hạt nhỏ tới 0,3 micron. Vì vậy, đây là một trong những bộ lọc hiệu suất cao nhất (sau ULPA) được tìm thấy trong công nghệ máy hút bụi. Bộ lọc này giúp lọc không khí và cho chúng ta thở trong không khí trong lành và tinh khiết.

Mục đích vệ sinh và thay thế màng lọc cho Hepa Box

Sau một thời gian hoạt động, bộ lọc Hepa cũng cần phải vệ sinh. Việc vệ sinh và thay bộ lọc Hepa giúp bộ lọc có thể hoạt động với đúng công suất của nó, đảm bảo việc cung cấp nguồn không khí sạch, đạt chuẩn yêu cầu khi thiết kế phòng sạch ban đầu. 

Hướng dẫn vệ sinh và thay các bộ lọc sử dụng trong phòng sạch

Các bộ lọc khí là một vật tư quan trọng được sử dụng trong các công trình phòng sạch, đặc biệt là phòng sạch công nghệ sản xuất dược phẩm. Nhằm đảm bảo độ sạch cho quá trình sản xuất, việc vệ sinh, thay lọc cần được thực hiện kịp thời, đúng thời gian quy định. Sau đây là cách vệ sinh các loại màng lọc phổ biến trong phòng sạch.

1. Đối với lọc G4

Lọc G4 thường được lắp đặt ở thiết bị AHU, phần lọc sơ cấp. Bộ lọc này cần được kiểm tra và vệ sinh thường xuyên khoảng 1 tuần 1 lần với môi trường nhiều bụi. Bụi này có thể do quá trình sản xuất hoặc khi áp suất trong phòng có những biến đổi rõ rệt sau một thời gian sử dụng. Nếu vệ sinh thường xuyên, tuổi thọ của túi lọc F8 đặt tại AHU sẽ được nâng cao.

Vệ sinh lọc bụi AHU
Vệ sinh lọc bụi G4 và F8 AHU

2. Đối với lọc F8

Là loại màng lọc lắp đặt trong thiết bị AHU. Bộ lọc này có mục đích bảo vệ coil làm lạnh không bị bám bẩn trong quá trình hoạt động. Hạn chế làm mất hiệu suất làm lạnh và đồng thời giữ lại những hạt bụi lớn khi vào bộ lọc tinh Hepa. Với lọc F8, chúng ta cần kiểm tra và vệ sinh 6 tháng 1 lần. Để biết được bộ lọc bẩn như thế nào, chúng ta cần kiểm tra đồng hồ độ chênh áp trước và sau lọc F8.

Đồng hồ chênh áp được lắp đặt tại AHU để dễ dàng và thuận tiện cho việc kiểm tra. Khi bộ lọc mới, độ chênh áp sẽ khoảng từ 200 Pa đến 250 Pa. Sau khi hoạt động một thời gian, nếu độ chênh áp lên khoảng trên 400Pa thì cần phải vệ sinh bằng cách rửa với nước và đem phơi khô hoặc thổi khí nén cho sạch bụi và lắp đặt lại vào AHU. Khi lọc được vệ sinh nhiều lần và không còn khả năng tái sử dụng thì chúng ta cần thay thế bằng bộ lọc mới hoàn toàn. Nếu thấy bộ lọc bẩn thì cũng có thể vệ sinh luôn mà không chờ đến thời gian định kỳ. 

Đọc ngay: AHU là gì? Nguyên lý hoạt động của hệ thống AHU trong phòng sạch?

3. Đối với lọc Hepa

Với lọc độ sạch cấp A, B thì chúng ta cần kiểm tra 1 tháng 1 lần, cần kiểm tra độ chênh áp trước và sau lọc.

Ví dụ: Độ chênh áp khi mới lắp là 200 – 250Pa. Khi độ chênh áp đạt 400Pa thì lọc cần phải được kiểm tra thường xuyên 2 lần mỗi tuần. Và khi độ chênh áp lọc lên 450 – 500 Pa thì cần phải thay lọc mới ngay tùy vào khuyến cáo của nhà sản xuất.

Hướng dẫn vệ sinh màng lọc hepa

Với lọc độ sạch cấp C, D cũng cần kiểm tra 1 tháng 1 lần và phải kiểm tra độ chênh áp trước và sau khi lọc trước khi tiến hành vệ sinh. Độ chênh áp khi mới lắp là 200 – 250Pa. Khi độ chênh áp đạt 400Pa thì lọc cần phải được kiểm tra thường xuyên 2 lần mỗi tuần. Và khi độ chênh áp lọc lên 450 – 500 Pa thì cần phải thay lọc mới ngay tùy vào khuyến cáo của nhà sản xuất. 

Xem ngay: Cấu tạo màng lọc Hepa và nguyên lý hoạt động

Cách vệ sinh màng lọc hepa

Dụng cụ:​​​

  • Vòi xịt nước có áp lực 
  • Khăn sạch 
  • Tủ sấy

Thao tác thực hiện việc làm sạch bộ lọc: 

  • Sử dụng vòi xịt nước để làm sạch bề mặt màng lọc và khung nhôm cho đến khi bụi bẩn không còn bám lên bề mặt bộ lọc. 
  • Sử dụng khăn sạch để lau khô:

Sắp xếp các khung lọc đã vệ sinh sạch bụi vào tủ sấy khô với các thông số sau: 

  • Nhiệt độ sấy: 60 – 75 0C.
  • Thời gian sấy: 2 – 4 giờ.

Thay thế màng lọc không khí, phụ kiện hepa box

  • Mang màng lọc không khí đã được vệ sinh sạch và khô đến chỗ cần thay
  • Sử dụng tay kéo nhẹ khung lọc cần thay khỏi đầu gió hồi, hạn chế để bụi rơi ra sàn
  • Vệ sinh xung quanh đầu gió hồi (Thay mặt nạ hồi và vệ sinh đầu gió hồi nếu cần thiết) 
  • Lắp màng lọc vào khe đầu gió hồi
  • Kiểm tra và điều chỉnh độ chính xác giữa khung lọc với đầu gió hồi và với trần nhà
  • Mang khung lọc vừa thay đi vệ sinh và sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. 

Xem thêm: Tiêu chuẩn vi sinh phòng sạch và phương pháp kiểm tra đạt chuẩn

Trên đây là tất cả những thông tin về cách vệ sinh màng lọc Hepa mà Kyodotech muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng rằng chúng sẽ thực sự có ích cho những ai đang tìm kiếm những thông tin về vệ sinh màng lọc Hepa. Nếu bạn cần tư vấn xây dựng phòng sạch với đầy đủ những thiết bị phòng sạch đạt chuẩn, liên hệ với chúng tôi ngay để được biết thêm những thông tin chi tiết. Kyodotech rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Xem thêm các thông tin về thiết bị lọc Hepa:

0777 386 683