Hộp lọc Hepa là thiết bị của hệ thống xử lý không khí rất quan trọng trong phòng sạch. Thiết bị này phù hợp với nhiều tiêu chuẩn phòng sạch khác nhau, thường được sử dụng trong các môi trường yêu cầu độ sạch cao. Ngày nay, Hepa Box được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề như Y tế, điện tử, dược phẩm, thực phẩm, sinh hóa, … Hepa Box được lắp đặt trong phòng sạch ở các vị trí như trần khung nhôm, tấm trần, phòng kết cấu panel, … và trong một số thiết bị phòng sạch.
Tham khảo nội dung trước: Hepa Box là gì?
Nội dung sau đây sẽ giới thiệu các lưu ý khi lắp đặt và bảo trì hộp lọc Hepa
1. Những điểm cần lưu ý khi lắp đặt Hepa Box
Đầu tiền, quý vị cần biết phân loại Hepa Box để có hướng lắp đặt cho phù hợp. Hepa Box được phân loại theo vị trí lắp đặt và hướng của luồng không khí, xem thêm ở bài viết về Hepa Box để tìm hiểu nếu quý vị chưa nắm rõ.
Hộp lọc Hepa bao gồm ba phần chính:
- Hộp áp suất tĩnh
- Bộ lọc không khí hiệu suất cao – Hepa Filter
- Bộ khuếch tán
B1: Lắp đặt hộp áp suất tĩnh
Làm sạch vỏ hộp lọc hepa và cửa thoát khí, lắp đặt cửa cấp khí và đường nối giữa mặt bích của cửa thoát khí và tấm trần. Kiểm tra độ kín trước khi lắp đặt.
Lắp cửa và thay thế đường cấp khí của hộp lọc trước khi lắp đặt cần nhúng, kiểm tra giữa ống ngắn và vách trần, nếu có kẽ hở phải được làm kín.
Sau khi lắp đặt xong hộp Hepa, cần đấu nối ngay với ống gió, nên dùng màng nhựa hoặc băng keo bịt kín chỗ đấu nối.
B2: Vệ sinh phòng sạch có lắp đặt Hepa Box
Trước khi lắp đặt hộp lọc, phòng sạch phải được vệ sinh và kiểm tra lại, đảm bảo sạch sẽ.
Sau khi kiểm tra phòng sạch và hệ thống điều hòa không khí đảm bảo sạch đáp ứng yêu cầu, vận hành hệ thống điều hòa không khí một thời gian từ 6 – 12h.
Vận chuyển và bảo quản các bộ lọc phải được xếp trên giá theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tránh rung động và va chạm trong quá trình vận chuyển.
B3: Kiểm tra lưu lượng không khí
Kiểm tra lưu lượng không khí đi qua và phát hiện rò rỉ của bộ lọc trước khi lắp đặt bằng cách mở và kiểm tra giấy lọc, chất làm kín và khung hộp lọc có bị hư hỏng, móp méo hay không.
Kiểm tra kích thước và độ dày các cạnh có đáp ứng yêu cầu thiết kế kỹ thuật của công trình hay không.
Kiểm tra và phát hiện rỏ rỉ, kiểm tra luồng dẫn.
B4: Lắp đặt bộ phận lọc
Khung lắp đặt bộ lọc Hepa phải bằng phẳng, sử dụng gioăng làm kín giữa Hepa Filter và khung hộp Hepa, miếng đệm không dày quá và tỷ lệ nén từ 25-30%. Khi sử dụng keo máng Hepa Box phải đáp ứng theo khuyến cáo của nhà sản xuất và thiết kế. Không được rò rỉ tại các mối nối của khung.
Để ý mũi tên trên khung bên ngoài hộp lọc, hướng đi của luồng không khí phải cùng chiều với mũi tên đó. Nếu lắp đặt thẳng đứng, đường gấp khúc của giấy lọc phải vuông góc với mặt sàn.
2. Bảo trì hộp lọc Hepa
Vì sao phải kiểm tra và bảo trì hộp lọc Hepa?
Việc bảo trì hộp lọc Hepa thường xuyên và có kế hoạch là rất cần thiết, để phòng ngừa và đảm bảo hệ thống xử lý không khí hoạt động bình thường. Giúp duy trì và đáp ứng tiêu chuẩn về cấp độ sạch cho môi trường sản xuất.
Việc hư tổn và thay thế bộ phận lọc hay cả hộp lọc là khó tránh khỏi, tuy nhiên việc tiến hành bảo trì và kiểm tra thường xuyên sẽ giúp hộp lọc sử dụng được lâu hơn. Giúp tiết kiệm một số chi phí, đồng thời kịp thời phát hiện và tiến hành thay thế. Từ đó, tránh đi các rủi ro không đáng có cho môi trường phòng sạch, gây ảnh hưởng đến chất lượng lao động và sản xuất.
Các việc cần làm khi bảo trì hộp lọc Hepa
Vệ sinh, làm sạch tấm khuếch tán của hộp lọc Hepa
Nới lỏng các tấm khuếch tán của đường thải khí hộp lọc, tháo tấm khuếch tán và làm sạch, sau đó lắp nó trở lại vị trí ban đầu. Tấm khuếch tán tồn đọng quá nhiều bụi bẩn và không vệ sinh thường xuyên sẽ gây ra cản trở cho luồng không khí. Ảnh hưởng đến lưu lượng không khí đi ra khỏi hộp lọc và áp suất không khí trong cả khu vực.
Kiểm tra độ lọc bụi của màng lọc Hepa
Phòng sạch thường được kiểm tra độ sạch định kỳ. Sau quá trình kiểm tra nếu độ sạch đo được không phù hợp với yêu cầu, nên kiểm tra lại lọc Hepa có rỏ rỉ hoặc hỏng hóc hay không. Nếu bộ lọc bị tổn hại, nên thay thế bộ lọc mới để đảm bảo không khí phòng sạch.
Kiểm tra và bảo trì, thay thế màng lọc Hepa
Theo mức độ sạch của môi trường, màng lọc Hepa thường được thay thế theo chu kỳ 6-12 tháng, hoặc cho đến lúc không thể được làm sạch. Các tiêu chí để đánh giá giúp phát hiện và thay thế màng lọc:
- Thể tích không khí của bộ lọc giảm xuống 75% thể tích định mức
- Khi trở lực quá lớn, gấp đôi trở lực ban đầu
- Khi bộ lọc hepa rỏ rỉ không thể khắc phục được
- Khi tốc độ gió giảm quá thấp
- Khi môi trường chứa các yếu tố không thể kiểm soát được, gây các ảnh hưởng cực đoan đến hộp lọc Hepa, khi đó cần thay thế màng lọc thường xuyên hơn
Khi thay thế màng lọc Hepa trong Hộp lọc, cần chú ý đến quá trình tháo dỡ, xử lý và lắp đặt. Tránh tác động vật lý trực tiếp đến giấy lọc, làm hư hỏng màng lọc.
Trước khi lắp đặt, hướng bộ lọc mới vào nguồn sắc và kiểm tra bằng mắt thường. Kiểm tra màng lọc có bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ. Nếu bị ảnh hưởng thì không thể sử dụng.
Xem thêm các nội dung khác về Hepa Filter:
- Thiết bị hộp lọc Hepa
- Hướng dẫn vệ sinh màng lọc Hepa
- Tấm lọc Hepa là gì?
- Màng lọc Hepa có rửa được không?