Màng lọc Hepa có rửa được không? Hướng dẫn làm sạch

Bộ lọc HEPA có giặt rửa được không? Lọc HEPA sử dụng nhiều lần được không? Việc này có làm giảm hiệu quả bộ lọc hay không? Có quá nhiều câu hỏi liên quan đến việc vệ sinh màng lọc Hepa. Vậy trong bài viết hôm nay, cùng KYODO tìm hiểu xem màng lọc Hepa có rửa được không và vệ sinh màng lọc đúng cách.

Bộ lọc Hepa được làm bằng gì?

Bộ lọc HEPA là bộ lọc khí với tiêu chuẩn EN1822 (cấp độ H10H14). Để đáp ứng được tiêu chuẩn này, bộ lọc phải trải qua nhiều bước kiểm tra với khả năng loại bỏ 99,97% các hạt có kích thước từ 0,3 micromet. Bộ lọc Hepa là một phần không thể thiếu trong hệ thống các thiết bị phòng sạch hiện nay.

màng lọc hepa có rửa được không

Bộ lọc Hepa được làm bằng gì?

Trên thực tế, bộ lọc HEPA được làm từ rất nhiều loại vật liệu. Quy trình ban đầu là thiết kế định hình các sợi như sợi thủy tinh thô, sợi thực vật, sợi tổng hợp (polyester hoặc nylon), bọt tổng hợp, len kim loại,… để tạo kết cấu. Các sợi này được thiết kế theo kiểu quấn tự nhiên sau đó xếp nếp để tăng diện tích bề mặt không khí đi qua. Cuối cùng là gắn lên khung (được làm từ nhựa, gỗ hoặc kim loại…) 

Trên tấm lọc Hepa có những gì?

Bộ lọc HEPA được thiết kế để ứng dụng trong những môi trường đặc biệt, mục đích là để lọc các hạt bụi, nấm mốc hay nhiều những chất ô nhiễm khác… Nguyên lý của Hepa là giữ lại tất cả các loại hạt đó để bảo vệ môi trường phòng sạch. Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, các mẫu lấy trên bộ lọc Hepa là nơi có điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển, Thậm chí, trên bộ lọc, nấm và vi khuẩn cũng có thể phát triển nhanh chóng và phát tán ngược lại không khí.

Màng lọc Hepa có rửa được không? 

Nhiều người thường đặt câu hỏi là, sau một thời gian sử dụng, có thể rửa màng lọc Hepa được không? Thật tiếc, điều này là không thể. Việc sử dụng nước, bàn chải, vòi phun hay các công cụ làm sạch khác có thể loại bỏ phần nào bụi bẩn. Tuy nhiên, điều này sẽ làm hỏng kết cấu siêu nhỏ của các sợi tổng hợp – những thành tố quyết định đến hiệu quả làm việc của bộ lọc Hepa. Ngay cả khi bạn có làm nhẹ nhàng, cẩn thận, rất nhiều những sợi siêu nhỏ sẽ bị hỏng, đứt. Cuối cùng, bạn sẽ nhận lại được một màng lọc Hepa sạch nhưng hỏng và sẽ không sử dụng được nữa.

Xem ngay: Hướng dẫn vệ sinh màng lọc Hepa phòng sạch cực kỳ đơn giản

Màng lọc Hepa có rửa được không?
Màng lọc Hepa có rửa được không?

Tiêu chuẩn của bộ lọc Hepa chính là tính nhất quán trong kết cấu của những sợi dệt. Nếu những sợi siêu nhỏ này bị hỏng do chà xát, kéo căng hoặc đơn giản chỉ là thay đổi kết cấu, nó sẽ mất hoàn toàn công dụng. Nấm mốc và bụi bẩn sẽ len lỏi vào những khoảng trống và phá hủy hoàn toàn môi trường phòng sạch. Ngoài ra, tính toàn vẹn của phần khung cũng vô cùng quan trọng. Nếu xảy ra những hỏng hóc ở các điểm nối xung quanh, các dòng khí chưa được làm sạch sẽ đi qua bộ lọc dễ dàng. 

Hiện nay, trên thị trường đã có những bộ lọc Hepa vĩnh viễn. Các nhà cung cấp đã thiết kế ra 1 loại sợi tổng hợp bền và có thể phục hồi lại kết cấu ban đầu. Với công nghệ nano, những tấm lọc Hepa có thể được làm sạch và giữ nguyên hiện trạng ban đầu. Tuy nhiên, chưa có tiêu chuẩn nào được định ra cho loại khí lọc này và đương nhiên, giá thành của sản phẩm chắc chắn sẽ cao hơn nhiều so với những loại thông thường mà chúng ta sử dụng.  

Cách làm sạch bộ lọc Hepa

Vậy, có cách nào làm sạch bộ lọc Hepa hay không? Bạn hoàn toàn có thể làm sạch chúng theo hướng dẫn dưới đây: 

Giữ cho bộ lọc Hepa khô ráo: Bộ lọc hepa là môi trường lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi. Bản chất nó được tạo thành bởi những sợi siêu nhỏ nên rất dễ làm khô. Chính vì vậy, không nên để bộ lọc bị ẩm. Khí hậu ẩm ướt cùng với việc lọc quá nhiều bụi và vi khuẩn sẽ khiến Hepa trở thành nơi cho vi khuẩn và nấm hình thành và phát triển mạnh mẽ.

Bảo vệ bộ lọc HEPA bằng các tấm lọc ở tầng lọc trước: Thông thường, trong hệ thống lọc sẽ có nhiều tầng và Hepa luôn nằm ở những tầng lọc sau cùng. Các tầng lọc trước thường là các loại lọc bông, sợi tổng hợp (cấp độ G1, G2, G3, G4 trong tiêu chuẩn EN779) – LỌC THÔ, hoặc lọc (có thể là dạng túi) ở cấp độ F5, F6, F7, F8, F9 – LỌC TRUNG GIAN và LỌC TINH.

Màng lọc Hepa có rửa được không? 

CÁCH LÀM SẠCH BỘ LỌC HEPA

Hiệu quả lọc cao nhất của cả hệ thống lọc không chỉ phụ thuộc vào mỗi Hepa mà nó cần được bảo vệ bởi các màng lọc ở nhiều cấp độ trước đó. Những loại hạt có kích thước lớn hơn 0,4 micromet cùng vô số bụi bẩn, côn trùng mang ký sinh, mầm bệnh, bào tử, nấm mốc, tạp chất,…vv sẽ bị giữ lại nhiều trước khi tiến vào màng lọc HEPA. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả lọc khí cũng như bảo vệ và duy trì được tuổi thọ của Hepa.

Xem thêm: Tiêu chuẩn vi sinh phòng sạch và phương pháp kiểm tra đạt chuẩn

Ngoài ra, điều chỉnh lưu lượng áp suất tại khu vực cấp gió đầu ra, đầu vào cho phù hợp cũng là cách bảo vệ bộ lọc Hepa, điều này sẽ giúp cho các tấm lọc ít bị tootn hại. Nếu lượng gió đi qua hệ thống quá mạnh so với mức thiết kế chịu được chung của hệ thống thì nguy có khiến màng lọc bị bục, keo kết nối bị yếu là hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu kết cấu bị hỏng, bụi bẩn, tạp chất và nấm mốc vi khuẩn sẽ có cơ hội lọt qua và làm cho màng lọc Hepa bị tổn hại nhanh chóng.

Tháo và vệ sinh màng lọc hepa

Trên đây là tất cả những thông tin về việc vệ sinh màng lọc Hepa sao cho đảm bảo được tuổi thọ và công dụng của nó. Rất hy vọng bài viết này của KYODO sẽ có ích cho những ai đang muốn vệ sinh màng lọc Hepa. Nếu bạn/doanh nghiệp bạn có nhu cầu thiết kế, thi công phòng sạch với những thiết bị đạt chuẩn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

Xem thêm các nội dung khác về Hepa Filter:

0777 386 683