IPC là gì? Vai trò của IPC ngành dược

IPC trong ngành Dược đóng vai trò cực kỳ quan trọng bởi công đoạn này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vậy thì IPC được viết tắt từ cụm từ nào? Và công việc của một nhân viên IPC ngành dược là gì? Cùng KYODO tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

ICP trong ngành dược
ICP trong ngành dược

1. IPC trong ngành dược là gì?

IPC được viết tắt của Inter Process Communication, trong tiếng Việt là kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất.

IPC ngành dược là một hệ thống quản lý chất lượng quan trọng được áp dụng trong quá trình sản xuất dược phẩm. IPC bao gồm các biện pháp kiểm soát và theo dõi chất lượng trong suốt quá trình sản xuất, từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng.

Mục tiêu của IPC là đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cần thiết trước khi được đưa ra thị trường và sử dụng bởi người tiêu dùng.

Xem thêm: GLP là gì? Good Laboratory Practice và nguyên tắc thực hiện

2. IPC trong ngành dược đóng vai trò gì?

Trong 10 nguyên tắc cơ bản của hướng dẫn GMP, nguyên tắc kiểm duyệt được xác định là bắt buộc cho nguyên liệu ban đầu, sản phẩm trung gian và thành phẩm. Điều này cũng áp dụng cho các quy trình trong sản xuất, hiệu chuẩn và thẩm định. Vì vậy, việc thực hiện kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất (IPC) là không thể thiếu đối với dược phẩm.

Kiểm soát chất lượng hiệu quả trong quá trình sản xuất giúp đảm bảo tính đồng nhất của sản phẩm cuối cùng và giảm thiểu nguy cơ trong quá trình sản xuất. Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tại mỗi giai đoạn trước khi tiến sang giai đoạn tiếp theo.

3. Nhiệm vụ của nhân viên IPC là gì?

Thông thường, các nhiệm vụ của nhân viên IPC bao gồm:

  • Thực hiện kiểm tra để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn GMP – tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt của doanh nghiệp dược.
  • Tiến hành lấy mẫu các sản phẩm đã hoàn thành để kiểm định chất lượng và xác nhận tuân thủ tiêu chuẩn GMP.
  • Thực hiện kiểm định chất lượng dựa trên các chỉ tiêu kiểm định đã được đề ra trong quá trình sản xuất và nghiên cứu dược phẩm.
  • Thực hiện kiểm soát chặt chẽ và kiểm tra kỹ lưỡng mọi công đoạn để đảm bảo rằng dược phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sau quá trình sản xuất.
  • Lấy mẫu sản phẩm đã hoàn thành và gửi đến phòng kiểm tra chất lượng theo đúng thời hạn quy định.
  • Ghi lại công việc vào sổ tay thường xuyên giúp tạo tài liệu hữu ích và ghi nhớ công việc một cách tốt hơn.
  • Phát hiện bất thường trong quá trình kiểm định, cần báo ngay cho quản lý cấp trên để xử lý kịp thời.
  • Nhân viên IPC ngành Dược có trách nhiệm chịu công việc được giao và cá nhân đang đảm nhận.
  • Kiểm tra thường xuyên việc lưu trữ nguyên vật liệu, bao bì và sản phẩm cuối cùng theo quy định pháp luật, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho dược phẩm được sản xuất và cung cấp trên thị trường.
  • Báo cáo cấp trên về việc xử lý các sản phẩm lỗi, loại bỏ và các dược phẩm đại lý trả về kho.
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm qua việc giám sát quy trình, điều kiện sản xuất và vệ sinh trong quá trình sản xuất.

Xem thêm: Phòng sạch Dược phẩm GMP WHO

4. Kỹ năng của nhân viên IPC

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, nhân viên IPC ngành dược cần có những kỹ năng như:

  • Kiến thức sâu về các loại dược liệu và tác dụng của từng loại đối với sức khỏe.
  • kỹ năng đọc hiểu và dịch thuật tiếng Anh thành thạo.
  • Kỹ năng tin học văn phòng đang trở thành yêu cầu cơ bản trong hầu hết các ngành nghề ngày nay, và nhân viên IPC cũng không phải là ngoại lệ.
  • Vì bản chất công việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, nhân viên IPC cần có khả năng chịu áp lực công việc, luôn nỗ lực học hỏi để tạo ra sản phẩm chất lượng và đảm bảo an toàn cho người dùng.
  • Tính trung thực và trách nhiệm đối với công việc.
Nhân viên ICP kiểm tra chất lượng
Nhân viên ICP kiểm tra chất lượng

Trên đây là toàn bộ nội dung khái quát về IPC ngành dược. Nếu doanh nghiệp muốn nhận thêm thông tin về IPC hoặc có nhu cầu xây dựng GMP, hãy liên hệ ngay với KYODO để được tư vấn và giải đáp.

Xem thêm:

0777 386 683