Màng nhựa PVC hiện đang là một trong những sản phẩm phổ biến và ứng dụng rộng rãi trên toàn cầu. Tuy nhiên, một số người vẫn chưa hiểu rõ về màng nhựa PVC và đặc điểm nào giúp màng PVC được ưa chuộng trong hệ thống làm mát nhà xưởng như vậy? Cùng KYODO tìm hiểu về những đặc tính và ưu điểm nổi bật của loại màng nhựa này.
1. Màng nhựa PVC
Khái niệm
Màng nhựa PVC (Polyvinyl Chloride), còn gọi là vách ngăn đối lưu hoặc màng điều tiết luồng gió, có khả năng ngăn hơi lạnh thoát ra và ngăn chặn côn trùng xâm nhập trong nhà xưởng. Được chế tạo từ nhựa nhiệt dẻo sản xuất qua quá trình trùng hợp vinyl clorua và phụ gia. Đây là vật liệu tiêu thụ lớn thứ ba toàn cầu, sau Polyetylen (PE) và Polypropylene (PP).
Đặc tính
- Chống được bụi bẩn, côn trùng.
- Dễ dàng tùy chỉnh kích thước theo ý muốn.
- Khả năng cách âm, chịu nhiệt từ -10 độ C – 50 độ C.
- Mềm, mỏng, bóng, màu trong suốt, dễ dàng quan sát bên trong.
- Khả năng chống thấm nước khá cao.
- Dễ dàng thi công lắp đặt, không yêu cầu kỹ thuật phức tạp.
- Dễ bị căng phồng nếu tiếp xúc với chất tẩy rửa, Aceton, tinh dầu thơm,…
2. Màng nhựa PVC trong hệ thống làm mát nhà xưởng
Sử dụng Màng PVC trong nhà xưởng mang lại một số công dụng sau:
- Ngăn thất thoát nhiệt: Ngăn cách không gian làm mát với khu vực bên ngoài, giúp giữ cho không khí lạnh tập trung ở một khu vực nhất định.
- Điều tiết luồng không khí: Điều chỉnh để tạo ra các luồng gió đối lưu, phân phối đều không khí lạnh.
- Ngăn bụi và côn trùng: Tạo rào cản vật lý, bảo vệ khu vực sản xuất khỏi các tác nhân gây hại như bụi bẩn và côn trùng, đảm bảo vệ sinh và chất lượng sản phẩm.
- Tăng hiệu quả làm mát: Giảm tải cho hệ thống làm mát nhờ khả năng cách nhiệt tốt, kéo dài tuổi thọ thiết bị và giảm chi phí bảo trì.
- Phân chia không gian linh hoạt: Làm rèm chắn phân tách khu vực làm việc mà không ảnh hưởng đến khả năng lưu thông không khí, tối ưu hóa không gian nhà xưởng.
- Cải thiện an toàn và thẩm mỹ: Các loại màng trong suốt hoặc màu sắc giúp dễ dàng quan sát, đảm bảo an toàn và tăng tính thẩm mỹ cho nhà xưởng.
3. Phân loại màng PVC
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại màng nhựa PVC khác nhau nhằm phụ vụ nhu cầu của người sử dụng. Nhưng có 2 loại chính là màng PVC cứng và PVC mềm:
- Màng nhựa PVC cứng: Được tạo từ bột bôi trơn, bột màng PVC, chất ổn định nhiệt,…Những sản phẩm được làm từ màng nhựa PVC cứng sẽ được sử dụng làm ống dẫn khí hoặc ống dẫn xăng dầu, dùng bảo vệ kim loại ở những môi trường dễ bị ăn mòn,…
- Màng nhựa PVC mềm: Trong thành phần của màng nhựa PVC này được trộn thêm chất hóa dẻo tạo nên tính chất mềm dẻo cho màng nhựa. Loại màng này thường được áp dụng để sản xuất lớp phủ, nhựa xốp, màng mỏng, bột nhão,…
4. Nên lắp đặt màng nhựa PVC ở vị trí nào trong nhà xưởng?
Vị trí lắp đặt màng nhựa PVC sẽ phụ thuộc vào thiết kế cụ thể và nhu cầu sử dụng của từng nhà xưởng. Các vị trí lắp đặt phổ biến như:
- Khu vực kết hợp với tấm Cooling Pad: Màng PVC thường được lắp đặt sát trần nhà, thả xuống theo thiết kế, tạo luồng không khí mát lưu thông hiệu quả.
- Khu vực phân chia không gian: Các khu vực cần duy trì nhiệt độ hoặc độ ẩm khác nhau, như khu sản xuất, kho hàng, hoặc khu vực kiểm soát chất lượng.
- Cửa ra vào: Sử dụng làm rèm cửa mềm giúp ngăn cách khu vực mà vẫn thuận tiện cho việc di chuyển.
5. Báo giá màng nhựa PVC cho hệ thống làm mát nhà xưởng
Giá thành của màng PVC có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Chất liệu: PVC nguyên chất, PVC gia cường, PVC chống cháy…
- Độ dày: Thường dao động từ 0.5mm đến 3mm, màng PVC có độ dày càng lớn thì giá thành càng cao.
- Kích thước: Chiều rộng và chiều dài của tấm màng.
- Số lượng: Mua số lượng lớn thường sẽ có giá ưu đãi hơn.
- Phụ kiện: Các phụ kiện đi kèm như thanh treo, bát treo cũng ảnh hưởng đến giá thành tổng thể.
Để nhận báo giá chi tiết và tư vấn Màng nhựa PVC phù hợp, hãy liên hệ với KYODO hoặc các đơn vị cung cấp uy tín. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn lựa chọn loại màng nhựa PVC đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng.
Xem thêm: Top 5 mẫu rèm nhựa ngăn lạnh công nghiệp chất lượng cao