Nội quy PCCC là bản tài liệu quan trọng quy định các biện pháp phòng cháy, chữa cháy tại các nơi cần thiết để hạn chế các rủi ro cháy, nổ có thể xảy ra. Bài viết sau đây, KYODO sẽ giới thiệu về nội quy phòng chữa cháy, các vấn đề cần cân nhắc để xây dựng nội quy và các công tác cần thực hiện.
1. Nội quy PCCC là gì?
Nội quy PCCC là mẫu văn bản được lập ra để thể hiện các quy định, nội dung cần chú ý thực hiện, liên quan đến việc phòng cháy chữa cháy của một đơn vị, tổ chức. Bất kỳ cá nhân nào thuộc tổ chức đó phải có trách nhiệm tuân thủ những nội quy đó. Giúp hạn chế, phòng ngừa hoặc ngăn chặn các sự cố cháy nổ có thể xảy ra. Nội quy phòng cháy rất quan trọng với nhiều đơn vị, tổ chức. Nó được ứng dụng trong thực tế rất phổ biến, chúng ta thường gặp các nội quy này xuất hiện nhiều nơi, từ văn phòng, tòa nhà, chung cư cho đến các cơ sở như nhà xưởng, nhà máy công nghiệp, … Và được bố trí ở những nơi dễ thấy.
Nội dung cơ bản của nội quy phòng cháy chữa cháy Những hành vi nghiêm cấm theo quy định pháp luật về PCCC. Những việc cần làm khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Những quy định liên quan đến việc quản lý, sử dụng thiết bị và phương tiện phòng cháy và chữa cháy phù hợp theo đặc thù của cơ sở. Quy định về việc sử dụng nguồn nhiệt, nguồn điện, chất liệu dễ gây cháy nổ, … Nội quy và tiêu lệnh chữa cháy là một trong những thành phần bắt buộc phải có theo quy định về phòng cháy chữa cháy trong các cơ sở.
Xem thêm: Thi công PCCC – Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống PCCC
2. Đảm bảo an toàn bằng các quy định PCCC trong công nghiệp
Hiện nay, hoạt động sản xuất công nghiệp đang diễn ra thường xuyên và ngày càng phát triển. Trong đó, nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn luôn tồn tại ở mức độ cao, cần đặc biệt chú trọng vấn đề an toàn phòng chữa cháy. Ở những nơi tập trung sản xuất với số lượng nhân sự đông đảo, có thể gây khó khăn trong việc huấn luyện và giám sát công tác phòng cháy chữa cháy. Xây dựng nội quy để sử dụng ở đây cần được xem xét kỹ lưỡng và dựa trên nhiều yếu tố.
Xem xét các nguyên nhân, yếu tố có thể dẫn đến hỏa hoạn trong hoạt động công nghiệp:
- Thường xuyên tập trung khối lượng nguyên liệu vật liệu lớn như bao bì, giấy, vải, nhựa, gỗ, hóa chất, …
- Sản xuất kinh doanh các mặt hàng dễ cháy nổ.
- Sử dụng nhiều máy móc thiết bị phát sinh nhiệt, gia nhiệt.
- Sử dụng và tiêu thụ nguồn điện công suất lớn.
- Sử dụng quy trình sản xuất và máy móc cũ, kém chất lượng không đảm bảo an toàn.
- Không sử dụng hoặc sử dụng hệ thống PCCC cũ, lạc hậu, không nâng cấp cải tạo hoặc bảo trì thường xuyên.
- Không tập trung chú trọng vào đào tạo nâng cao ý thức của lao động về các công tác chữa cháy hoặc xem nhẹ các thủ tục, nội quy phòng cháy.
Nội quy và các công tác phòng cháy chữa cháy cần được thực hiện
- Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
- Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy và giải quyết khắc phục hậu quả.
- Thực hiện các biện pháp đặc thù phù hợp với tính chất của từng loại cơ sở sản xuất.
- Niêm yết nội quy, tiêu lệnh PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi dễ thấy.
- Kiểm soát và có kế hoạch xử lý nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt tại khu vực kinh doanh sản suất.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, hệ thống điện, lắp đặt thiết bị bảo vệ như cầu dao tự động, cầu chì cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực.
- Sử dụng riêng biệt các nguồn điện: chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt.
- Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn chung cho cả công trình, cho từng khu vực; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.
- Thành lập đội an toàn chuyên trách và phải được huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu hộ, cứu nạn, có phân công thường trực.
- Khi xảy ra sự cố cháy nổ cần báo ngay cho Cảnh sát PCCC theo số 114 hoặc báo chính quyền sở tại gần nhất.
3. Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy
3.1 Kiểm tra tiêu lệnh, biển bảng cảnh báo chữa cháy, nội quy phòng cháy chữa cháy
Sau thời gian nhất định, cần kiểm tra các tiêu lệnh, bảng cảnh báo, quy định phòng cháy chữa cháy. Đảm bảo đầy đủ và bố trí ở những nơi dễ thấy, mức độ gây chú ý cao, không mờ, nhàu rách. Các thành phần cần có đầy đủ bao gồm:
- Tiêu lệnh, mẫu nội quy.
- Bảng nội quy, điều lệnh phòng cháy.
- Biển báo cấm lửa.
- Biển báo cấm hút thuốc.
- Các biển bảng hướng dẫn, cảnh báo khác phù hợp (vật liệu dễ cháy, hóa chất dễ gây cháy/nổ, …).
- Tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy cần được bố trí đầy đủ.
3.2 Kiểm tra hệ thống báo cháy
Vệ sinh và kiếm tra hoạt động các thành phần báo cháy
- Tủ báo cháy.
- Đầu báo nhiệt, báo khói.
- Nút báo cháy khẩn cấp.
- Hệ thống chuông, còi báo cháy.
- Kiểm tra đường dây tín hiệu báo cháy có các hiện tượng đứt, rỉ sét, ẩm ướt, …
- Rà soát toàn bộ hệ thống, vận hành thử nghiệm và bàn giao lại cho bộ phận chuyên trách.
Xem thêm: Tiêu chuẩn chống cháy và vật liệu chống cháy thường được sử dụng
3.3 Hệ thống chữa cháy tự động sprinkler
Hệ thống chữa cháy tự động sprinkler là hệ thống sử dụng vòi xả kín luôn ở chế độ thường trực. Các vòi phun sprinkler được kích hoạt xả nước chữa cháy khi mức nhiệt độ môi trường tại đó cảm biến được ở một mức giá trị xác định. Hệ thống này chỉ có khả năng chữa cháy cục bộ trên một diện tích cố định.
Các bước kiểm tra bảo dưỡng hệ thống Sprinkler
- Tháo và vệ sinh, kiểm tra đầu phun sprinkler.
- Khử cặn, vệ sinh đường ống cấp nước cho đầu phun.
- Kiểm tra và bảo trì hệ thống van, hệ điều khiển máy bơm.
- Kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng bơm chữa cháy.
3.4 Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống máy bơm chữa cháy
Máy bơm hệ thống PCCC là thiết bị quan trọng trong hệ Phòng cháy tại các công trình lớn. Máy bơm có tác dụng cung cấp nước với áp lực cao tới các thiết bị và phương tiện chữa cháy đầu cuối. Có 2 loại máy bơm thường sử dụng cho hệ này là máy bơm điện và máy bơm dầu.
Máy bơm hệ thống PCCC cần được kiểm tra thường xuyên:
- Kiểm tra hoạt động của máy bơm.
- Kiểm tra tình trạng chi tiết, vỏ ngoài thiết bị.
- kiểm tra hệ thống dẫn truyền, đường ống của máy bơm.
- Kiểm tra nước làm mát, nhiên liệu, các loại dầu máy khác (nếu có).
- kiểm tra các thiết bị phụ trợ chữa cháy liên quan như tủ điện điều khiển máy bơm, van xả, cuộn vòi chữa cháy, …
3.5 Kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế bình chữa cháy
Bình chữa cháy là thiết bị phổ biến nhất trong các loại thiết bị và phương tiện chữa cháy. Bình chữa cháy dễ dùng và dễ bố trí, chúng xuất hiện ở mọi nơi, mọi công trình từ nhà ở, văn phòng cho đến nhà máy, nhà xưởng, thậm chí trên các phương tiện giao thông. Là thiết bị bắt buộc phải có theo luật PCCC. Tuy nhiên bình chữa cháy không được kiểm tra và thay thế đúng cách sẽ ảnh hưởng tới công tác PCCC khi xảy ra sự cố. Các lưu ý về kiểm tra bình chữa cháy
- Kiểm tra tổng thể bình đồng hồ áp, loa, vòi phun.
- Kiểm tra áp suất, trọng lượng.
- Kiểm tra tình trạng nhiên liệu của bình (dạng CO2 và dạng bột).
- Nên kiểm tra và thay thế, bảo trì ít nhất mỗi năm 1 lần hoặc theo khuyến nghị theo cấp cơ sở.
Xem thêm: Phòng cháy chữa cháy trong công nghiệp
3.6 Kiểm tra hệ thống chiếu sáng khẩn cấp, đèn báo EXIT, chỉ dẫn thoát hiểm
Hệ thống chiếu sáng PCCC gồm: Hệ thống đèn chiếu sáng khẩn cấp và đèn EXIT. Đèn và tín hiệu báo lối thoát hoạt động liên tục, còn đèn chiếu sáng khẩn cấp chỉ hoạt động khi xảy ra sự cố và hệ thống điện bị cắt. Có tác dụng cảnh báo, hướng dẫn lối thoát cho khu vực xảy ra sự cố.
Các công tác cần thực hiện:
- Xem xét tình trạng hoạt động.
- Kiểm tra đèn, bình tích điện, bảng hiển thị, nếu hư hỏng phải thay thế.
- Kiểm tra các đường dẫn, rơ le tự động chiếu sáng.
- Chạy thử, kiểm tra và phát hiện các lỗi phát sinh.
Xin cấp phép, thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy cho nhà máy, nhà xưởng
KYODO là đơn vị hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, phòng sạch, nhà máy – nhà xưởng. Khi tiếp xúc với nhiều khách hàng, chúng tôi đã thấy rất nhiều dự án và chủ đầu tư gặp phải các vấn đề khó khăn trong việc thiết kế, thi công, cũng như xin thẩm duyệt và hồ sơ PCCC.
Các nguyên nhân phổ biến
- Chưa thực hiện đúng quy định, quy chuẩn về hệ thống phòng cháy cho cơ sở sản xuất.
- Khó khăn trong việc xác định đối tượng, cơ quan để xin giấy phép phòng cháy chữa cháy.
- Khó khăn trong việc xác định các điều kiện để xin giấy phép PCCC.
- Khó khăn trong việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu hợp lệ và đúng chuẩn.
- Thiếu kinh nghiệm điền hồ sơ, soạn thảo thông tin cần thiết.
- Không nắm rõ hoặc hiểu sai các thuật ngữ, từ ngữ chuyên ngành.
- Chưa nắm rõ thủ tục, trình tự thực hiện.
- Chưa xác định được độ phù hợp của cơ sở hạ tầng hiện có.
- …
Tuy nhiên, để xác định được vấn đề đang gặp phải quý vị cần có một đơn vị am hiểu trong lĩnh vực này. KYODO là một trong những đơn vị có kinh nghiệm xử lý các vấn đề liên quan và xin cấp phép hợp lệ để tiến hành thi công hệ PCCC. Nếu đang gặp các vướng mắc trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết. Trên đây là chi tiết về nội quy phong cháy chữa cháy, hi vọng bài viết đã mang lại những thông hữu ích cho bạn, cảm ơn đã theo dõi.