Hiện nay, trong xây dựng phòng sạch nói riêng, hoặc trong mọi công trình thuộc nhiều lĩnh vực nói chung, các vấn đề liên quan đến phòng chống cháy nổ, phòng cháy chữa cháy đều đang được quan tâm và chú trọng hơn rất nhiều. Theo thống kê từ Bộ Công An, năm 2022 toàn quốc xảy ra 1.745 vụ cháy, làm chết 109 người, bị thương 82 người, tài sản thiệt hại sơ bộ ước tính gần 600 tỷ đồng. Cho nên, những kiến thức về phòng chống và chữa cháy cần được phổ biến và nhắc đến thường xuyên, nhằm nâng cao cảnh giác của tất cả mọi người. Vậy phòng cháy chữa cháy là gì? Và tầm quan trọng ra sao? Nội dung sau đây, phòng sạch KYODO sẽ giới thiệu về PCCC trong công nghiệp và các kiến thức cơ bản liên quan.
1. Phòng cháy chữa cháy là gì?
Phòng cháy chữa cháy là tập hợp các hành động, biện pháp, giải pháp giúp loại bỏ hoặc phòng chống tối đa các nguy cơ hỏa hoạn, cháy nổ có thể xảy ra. Nó cũng bao gồm các biện pháp hoặc công tác cứu hộ, cứu nạn, chống cháy lan, giảm thiểu tối đa các thiệt hại về người và của khi xảy ra hỏa hoạn. Mỗi cá nhân nên được trang bị những kiến thức cơ bản về phòng cháy và chữa cháy, để hiểu rõ và có thể tham gia hỗ trợ kịp thời khi xảy ra các sự cố cháy nổ, làm giảm thiểu các thiệt hại không mong muốn.
Phòng cháy chữa cháy trong các ngành công nghiệp sản xuất là một vấn đề quan trọng cần được chú ý. Các cơ sở sản xuất có nguy cơ cháy nổ cao do có nhiều vật liệu, nguyên liệu dễ cháy, như dầu, khí đốt, hóa chất, nhựa, … Một đám cháy trong các cơ sở sản xuất có thể gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản, đồng thời có thể ảnh hưởng đến môi trường.
2. Công tác Phòng cháy chữa cháy quan trọng như thế nào?
Các tai nạn liên quan đến cháy nổ có thể xảy ra bất cứ khi nào, bất cứ đâu, vì vậy mỗi cá nhân trong gia đình, tập thể, công ty, xí nghiệp, trường học, hay bệnh viện, … Cần có các kiến thức cơ bản về phòng chống cháy nổ, đồng thời hiểu rõ mục đích của các công tác này.
PCCC là công tác quan trọng cần được chú trọng và thực hiện thường xuyên, nghiêm túc ở mọi nơi, từ nơi ở cá nhân cho đến khu vực tập thể, công cộng. Có rất nhiều vấn đề và công tác liên quan đến PCCC, nhưng quan trọng nhất là mỗi cá nhân phải có ý thức và trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết. Đặc biệt trong các môi trường sản xuất
Tại sao các công tác phòng cháy và chữa cháy quan trọng?
- PCCC giúp bảo vệ tính mạng, tài sản và môi trường, giúp giảm thiểu thiệt hại do cháy nổ, hỏa hoạn gây ra.
- Tạo tính tin cậy cho hoạt động của doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng.
- Tạo ra môi trường sống và làm việc an toàn.
- Tuân thủ pháp luật và quy định.
- Thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và xã hội của các tổ chức, doanh nghiệp.
- Giúp nâng cao ý thức phòng ngừa cháy nổ cho mọi người.
Xem thêm: Nội quy phòng cháy chữa cháy là gì?
3. Các thiết bị PCCC
- Bình chữa cháy: là thiết bị được sử dụng để dập tắt đám cháy bằng cách phun hóa chất hoặc khí vào đám cháy. Có nhiều loại bình khác nhau, cần tìm hiểu và trang bị loại bình phù hợp.
- Hệ thống báo cháy tự động: là hệ thống được sử dụng để phát hiện và báo động khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra. Hệ thống này bao gồm các thiết bị như là cảm biến báo khói – báo cháy, đầu phun Sprinkler, chuông báo cháy hoặc màn hình thông báo.
- Đường ống cấp nước chữa cháy: là hệ thống đường ống được thiết kế và lắp đặt với mục đích cung cấp nguồn nước cho các thiết bị chữa cháy khác như vòi phun nước, bơm chữa cháy.
- Thiết bị, hệ thống thoát hiểm: Là những hệ thống và thiết bị được sử dụng để giúp con người thoát khỏi khu vực cháy một cách an toàn. Ví dụ như: cầu thang thoát hiểm, cửa thoát hiểm, lối thoát hiểm, thang dây, búa cứu hỏa, …
Để biết cách sử dụng các thiết bị và phương tiện này, nhân sự cần được đào tạo hoặc tự tìm hiểu để biết cách sử dụng. Mỗi cá nhân nên có kỹ năng sử dụng để ứng phó với các tình huống khẩn cấp khi xảy ra hỏa hoạn.
4. Tại sao nên thiết kế và xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy đảm bảo?
Việc trang bị các thiết bị và hệ thống PCCC rất quan trọng để bảo vệ tính mạng, tài sản và môi trường khi xảy ra cháy nổ. Các lợi ích mang lại:
- Giảm thiểu thiệt hại do cháy nổ xảy ra
- Bảo vệ tài sản, tính mạng và môi trường
- Tạo môi trường sống và làm việc an toàn
- Nâng cao ý thức phòng cháy và chữa cháy cho mọi người
- Để tuân thủ các quy định, bộ luật phòng cháy chữa cháy
Tham khảo: Thông tư 149/2020/TT-BCA – Hướng dẫn luật phòng cháy và chữa cháy
Những lưu ý khi thiết kế và xây dựng hệ PCCC
- Hệ thống phải được thiết kế phù hợp với đặc điểm và đặc thù của khu vực (tòa nhà, nhà xưởng, nhà máy, …). VD: Những nơi để hoặc chứa các nguyên vật liệu dễ cháy cần hệ thống mạnh mẽ và đáp ứng nhanh hơn khi sự cố xảy ra.
- Hệ thống phải tuân thủ chặt chẽ các quy định và luật PCCC hiện hành như: thông tư 149/2020/TT-BCA và 136/2020/NĐ-CP, QCVN 06:2022/BXD, thông tư 09/2023/TT-BXD …
- Thường xuyên kiểm tra và bảo trì hệ thống, thiết bị phòng cháy để đảm bảo chúng hoạt động bình thường.
- Các cá nhân, tập thể ở trong khu vực phải được tập huấn và traning các vấn để về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên để nâng cao ý thức và trách nhiệm khi xảy ra sự cố.
5. Các phương án PCCC trong nhà máy, nhà xưởng sản xuất
- Sử dụng điện, các thiết bị điện một cách an toàn và thường xuyên kiểm tra.
- Luôn dữ cho khu vực xung quanh nhà ở, cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp sạch sẽ, gọn gàng, không tích tụ rác thải và các vật liệu dễ cháy.
- Trang bị và sử dụng hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động, có thể phát hiện và dập tắt đám cháy khi nó mới bắt đầu, giúp giảm thiểu thiệt hại.
- Tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy do chính phủ ban hành. Các quy định này bao gồm việc bố trí sử dụng các thiết bị, hệ thống và các vật liệu dễ cháy đúng cách.
- Tổ chức các buổi tập huấn về phòng cháy chữa cháy cho nhân viên. Các buổi tập huấn sẽ giúp nhân viên biết cách sử dụng các hệ thống và thiết bị, đồng thời phản ứng tốt khi xảy ra các sự cố cháy nổ.
- Hệ thống PCCC cần được kiểm tra thường xuyên, đảm bảo hoạt động bình thường khi gặp các sự cố cháy nổ.
Trên đây là những trình bày về phòng cháy chữa cháy và ý nghĩa của việc thực hiện các biện pháp đó trong sản xuất công nghiệp. Việc thực hiện các biện pháp này trong sản xuất công nghiệp không chỉ đảm bảo an toàn cho con người và tài sản, mà còn hỗ trợ sự ổn định và phát triển bền vững của mọi doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Xem thêm: Tiêu chuẩn chống cháy và vật liệu chống cháy