Tầm quan trọng của QMR trong iso 9001

Ngày nay, tiêu chuẩn ISO 9001 đang ngày càng được áp dụng phổ biến trong doanh nghiệp. Điều này làm cho nhu cầu cần có một người chuyên trách cho quá trình thiết lập, vận hành, cải tiến và thành công của Hệ thống quản lý chất lượng tăng cao. Một doanh nghiệp thực hiện ISO 9001 có hiệu quả hay không, phụ thuộc rất nhiều vào đại diện lãnh đạo về chất lượng – QMR. Hãy cùng KYODO tìm hiểu chi tiết về vai trò và tầm quan trọng của QMR trong iso 9001 ngay tại bài viết dưới đây!

Tầm quan trọng của QMR trong iso 9001
Tầm quan trọng của QMR trong iso 9001

1. QMR là gì?

QMR viết tắt của cụm từ Quality Management Respresentatie, nghĩa là Đại diện quản lý chất lượng hay còn gọi là Giám đốc chất lượng (tùy theo mỗi cách gọi của mỗi tổ chức). Khái niệm này được ra đời cũng với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001.

ISO 9001 đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt về việc kiểm soát chất lượng, vận hành quy trình, đảm bảo chất lượng sản phẩm… Do đó, vai trò và nhiệm vụ của QMR ngày càng trở nên quan trọng hơn trong doanh nghiệp.

Xem thêm: Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?

2. Vai trò của người đại diện quản lý chất lượng – QMR

Sau khi doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 9001, việc duy trì hoạt động hiệu quả phụ thuộc vào người đại diện lãnh đạo. Tiêu chuẩn ISO 9001 quy định rõ ràng về việc các lãnh đạo cấp cao cần phải chỉ định một thành viên quản lý để đảm nhận ba trách nhiệm và quyền hạn nhất định, như được mô tả trong tiêu chuẩn. Dưới đây là vai trò và trách nhiệm của QMR.

Thiết lập, duy trì và vận hành Hệ thống quản lý chất lượng – QMS

Ngoài việc lên kế hoạch, thực hiện và đảm bảo sự ổn định của các quy trình Hệ thống Quản lý Chất lượng (QMS – Quality Management System), QMR còn phải quản lý kế hoạch kiểm toán nội bộ. QMR sẽ hợp tác với các chủ sở hữu quy trình để thảo luận và xem xét trực tiếp, đảm bảo rằng các quy trình được duy trì một cách ổn định nhất.

Kết nối, liên kết với bên ngoài

Đại diện quản lý chất lượng sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nhiệm vụ chính của họ là tiếp nhận ý kiến, đóng góp và khiếu nại từ khách hàng. Mặc dù thường được xem là trách nhiệm chủ yếu của đại diện quản lý, nhưng thực tế, các nhiệm vụ này có thể được phân chia giữa nhiều người khác mà vẫn đảm bảo hiệu quả và thành công của Hệ thống Quản lý Chất lượng (QMS).

Cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng
Cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng

Thống kê, báo cáo hiệu suất hoạt động của Hệ thống quản lý chất lượng

Đại diện quản lý chất lượng còn có trách nhiệm báo cáo hiệu suất của Hệ thống Quản lý Chất lượng (QMS) cho quản lý cấp cao, đồng thời đề xuất các cải tiến. Việc này đòi hỏi sự hỗ trợ đầy đủ từ quản lý cấp cao, đặc biệt khi triển khai QMS mang lại lợi ích cho công ty. Đại diện quản lý chất lượng sẽ thu thập thông tin từ giám sát và đo lường trong tổ chức, cũng như kết quả kiểm toán nội bộ và các cuộc họp của Lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng.

Thúc đẩy yêu cầu của khách hàng

Đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Đây cũng là mục tiêu của Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001. QMR cần có bản kế hoạch để nâng cao nhận thức của nhân sự trong doanh nghiệp đối với nhu cầu của khách hàng.

3. Yêu cầu cần tuân thủ của QMR

Quản lý chất lượng đặt ra các yêu cầu cho QMR, cụ thể:

  • Yêu cầu về chức năng và trách nhiệm: QMR cần phải được chỉ định và có đủ quyền lực để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn ISO.
  • Yêu cầu về lực lượng và nguồn lực: Tổ chức cần phải cung cấp đủ lực lượng và nguồn lực cho QMR để thực hiện công việc quản lý chất lượng.
  • Yêu cầu về năng lực và đào tạo: QMR cần có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
  • Yêu cầu về quản lý quy trình và quản lý rủi ro: Yêu cầu QMR thực hiện và quản lý quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, đồng thời đảm bảo quản lý rủi ro liên quan đến chất lượng trong tổ chức.
  • Yêu cầu về cải tiến liên tục: Yêu cầu QMR tham gia vào quá trình cải tiến liên tục của tổ chức và đảm bảo rằng các hoạt động cải tiến được thực hiện theo đúng quy trình và đạt được kết quả mong muốn.

Xem thêm: Kaizen là gì? Lợi ích từ việc áp dụng Kaizen?

4. Phân biệt QMR, QC và QA

QMR (Quality Management Respresentatie), QC (Quality Control) và QA (Quality Assurance) đều là những vị trí làm việc riêng biệt khác nhau.

  • QA viết tắt của cụm từ Quality Assurance, là người đảm bảo chất lượng của các bước trong quá trình.
QA là người đảm bảo chất lượng của các bước trong quá trình.
QA là người đảm bảo chất lượng của các bước trong quá trình.
  • QC viết tắt của cụm từ Quality Control, là người kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thiện.
  • QMR viết tắt của cụm từ Quality Management Respresentatie, là người lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát duy trì hệ thống tiêu chuẩn.

Để tổ chức doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và thành công, cần sự bền bỉ và kiên trì trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. Việc đào tạo và sử dụng công cụ như ISO 9001 là cần thiết để đáp ứng yêu cầu thị trường. Ngoài ra, Người đại diện quản lý chất lượng cũng đóng góp đáng kể vào sự thành công của tổ chức trong việc duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng cường uy tín và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Xem thêm: PDCA là gì? Chu trình PDCA trong hệ thống quản lý chất lượng

0777 386 683