Sàn nâng kỹ thuật đang dần trở thành xu hướng cho ngành công nghiệp công nghệ cao bởi nhiều tiện ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ thắc mắc các kỹ sư đã xây dựng hệ thống này như thế nào không? Hãy cùng KYODO tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Công tác chuẩn bị: Thống nhất kết cấu và bản vẽ sàn nâng
Ngay từ ban đầu khi nhận bản vẽ thiết kế, mọi chi tiết từ sàn, các thiết bị khác như ổ cắm điện, các thiết bị, vách ngăn, cửa kính hay cửa ra vào đều được phê duyệt và làm rõ với chủ đầu tư.
Sau đó, tiếp nhận mặt bằng, mốc thực địa, các trục định vị và phạm vi công trình xây dựng. Các mốc này sẽ được đánh dấu và bảo quản bằng sơn. Ký nhận biên bản bàn giao mặt bằng.
Vì công trình là mặt bằng cải tạo, chính vì vậy mọi lưu ý về cửa (mở ra hay mở vào/ cửa ở dưới hay trên sàn nâng…) cần phải được xem xét. Nếu còn tồn tại những vướng mắc, cần phải đề xuất phương án giải quyết và thống nhất với chủ đầu tư.
Quy trình thi công sàn nâng kỹ thuật
Liên hệ với các đơn vị liên quan, ban quản lý tòa nhà để xin cấp phép sử dụng các phương tiện công cộng, nguồn điện, nguồn nước và đảm bảo giữ gìn an ninh chung.
Bố trí nhân viên túc trực để bảo vệ vật tư, vật liệu cho công trình. Chuẩn bị những thiết bị chống cháy nổ, đảm bảo an toàn khi cần thiết.
Bước cuối cùng, chuẩn bị đầy đủ các công cụ, thiết bị thi công. Tập kết nguyên vật liệu và bắt đầu bắt tay vào việc thi công sàn nâng kỹ thuật.
Đọc ngay: Sàn nâng là gì? Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật
Các bước thi công sàn nâng kỹ thuật
Bước 1: Làm vệ sinh công nghiệp tổng thể toàn bộ hệ thống sàn
- Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ tất cả các loại vật liệu, chi tiết nhỏ còn sót lại trên mặt sàn
Bước 2: Xác định chính xác chiều cao cần thiết của hệ thống sàn nâng kỹ thuật
- Tiến hành đo đạc, xác định độ cao chính xác của sàn nâng tại vị trí ban đầu
- Cao độ của sàn nâng kỹ thuật phải được xác định và duy trì trong suốt quá trình thi công bằng máy cân bằng chuyên dụng tia laser
- Đảm bảo các hệ thống dưới sàn sau khi thi công không bị ảnh hưởng bởi độ cao của sàn. Ngoài ra cũng cần đảm bảo hệ thống lưu thông khí dưới mặt sàn được duy trì
- Đối với hệ thống cửa ra vào, để đảm bảo việc vận chuyển các thiết bị và đi lại thuận tiện, các cửa phòng đều được tạo bậc lên xuống hoặc bục dốc.
Bước 3: Chia ô và xác định vị trí chân đế.
- Sau khi xác định được chiều cao của thiết kế, bước tiếp theo là các định vị trí các chân đế bằng cách chia ô trực tiếp trên mặt sàn và đánh dấu mực để khi dán thi công, các chân đế sẽ không bị xê dịch. Lưu ý, chân đế được chia theo kết cấu là 600x600mm
- Việc cân chỉnh sàn để đạt chiều cao cần thiết sẽ được thực hiện bằng việc tăng hay giảm mặt bích chân đế thông qua hệ thống ren linh hoạt cấu tạo của chân đế.
Bước 4: Lắp đặt hệ thống các thanh đỡ ngang
- Thanh đỡ ngang có tác dụng phân bổ khả năng chịu lực của tấm sàn và loại bỏ sự dịch chuyển của cả hệ thống. Sau khi dán chân đế bằng keo dán chuyên dụng, bước tiếp theo là tiến hành lắp các thanh đỡ ngang theo đúng kết cấu và quy chuẩn xây dựng.
- Thanh ngang đỡ được bắt bằng bulông vào bệ đỡ của chân đế thép, tạo thành một hệ chân – giằng kiên cố, liên kết chặt chẽ với nhau.
- Chân đế và thanh giằng được dán đệm cao su để chống ồn và cố định trong quá trình thi công
- Lưu ý, trong suốt quá trình lắp hệ thống thanh ngang, đảm bảo không gây ra sự cố nứt vỡ sàn gạch của nền nhà.
Các bước thi công sàn nâng kỹ thuật
Xem thêm: Vệ sinh sàn Vinyl đơn giản chỉ với 3 cách sau đây
Bước 5: Lắp đặt mặt tấm sàn nâng kỹ thuật
- Việc lắp đặt tấm sàn sẽ được tiến hành sau khi đã thi công hoàn chỉnh phần đế và thanh ngang. Đối với những tấm khuyên khổ thì sẽ được đặt trực tiếp lên chân đế và thanh đỡ.
- Đối với những tấm sàn bị cắt do không vừa kích thước phòng thì sau khi lắp đặt cần chèn keo silicon để làm kín những vị trí tiếp xúc giữa tấm sàn và tường.
- Lưu ý: Nên lắp đến đâu thì hoàn chỉnh đến đó, hạn chế hỏng hóc
- Sau khi đã lắp đặt xong toàn bộ sàn, tiến hành lấy phẳng và kiểm tra hệ thống lần cuối.
Bước 6: Cắt lỗ để lắp ổ điện/ mạng điện âm sàn
- Cắt các lỗ theo kích thước yêu cầu tại các vị trí được thiết kế sẵn trên bản vẽ của chủ đầu tư.
Bước 7: Hoàn thiện và bàn giao hệ thống sàn nâng kỹ thuật
- Sau khi đã hoàn tất mọi khâu thi công, kiểm tra lại và vệ sinh sàn sạch sẽ sau đó bàn giao cho chủ đầu tư
- Hướng dẫn chủ đầu tư sử dụng, cách bảo quản sàn nâng kỹ thuật để duy trì độ bền đẹp
- Hướng dẫn sử dụng tay nâng tấm sàn.
Các bước thi công sàn nâng kỹ thuật
Trên đây là tất cả quy trình thi công sàn nâng kỹ thuật mà Kyodotech muốn thông tin đến các bạn. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, xin hãy liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp và tư vấn. Ngoài ra, nếu công ty/doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu thi công các loại phòng sạch, sàn nâng… thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Kyodotech rất hân hạnh được phục vụ quý khách!
Xem ngay: Kiểm soát độ ẩm phòng sạch?