Tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam

Việt Nam đang thuộc Top 10 quốc gia hàng đầu về chế biến và sản xuất thực phẩm trên thế giới. Mục tiêu đến năm 2030 là tăng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lên 65-70 tỷ USD, gấp đôi hiện tại. Điều này chứng tỏ ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và có triển vọng tích cực trong tương lai. Cùng KYODO thảo luận về vai trò và tiềm năng của ngành này trong bài viết dưới đây.

Tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam
Tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam

1. Công nghiệp sản xuất thực phẩm là gì?

Công nghiệp sản xuất thực phẩm là một ngành công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm thực phẩm để cung cấp cho thị trường tiêu dùng. Ngành này bao gồm các hoạt động từ việc trồng trọt, chế biến, đóng gói cho đến phân phối các sản phẩm thực phẩm như rau củ quả, thịt, cá, đồ uống, đồ ăn chế biến sẵn và nhiều loại thực phẩm khác.

Công nghiệp sản xuất thực phẩm đòi hỏi sự chú trọng đặc biệt đến vệ sinh an toàn thực phẩm và tuân thủ các quy định về chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, áp dụng các công nghệ chế biến và bảo quản hiện đại để đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra đạt được tiêu chuẩn về dinh dưỡng, hương vị và an toàn cho sức khỏe là điều cần thiết.

Các hoạt động trong ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm bao gồm:

  • Nông nghiệp: các hoạt động về trồng trọt, chăn nuôi thủy, hải sản, gia súc gia cầm,…
  • Chế biến thực phẩm: chuẩn bị các sản phẩm tươi cho thị trường và sản xuất các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn.
  • Sản xuất: hóa chất nông, xây dựng nông nghiệp, máy móc và vật tư nông nghiệp, hạt giống,…
  • Các hoạt động kinh doanh thực phẩm tại cửa hàng tạp hóa, chợ và các hình thức bán lẻ khác.

2. Vai trò của công nghiệp thực phẩm

Công nghiệp thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Ngành này đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người và sự phát triển kinh tế – xã hội.

  • Cung cấp nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng
  • Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua chế biến thúc đẩy người dân tăng cường sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Góp phần phát triển kinh tế nông thôn, cải thiện đời sống người nông dân.
  • Đem đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn, nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu như thủy hải sản, gạo, cà phê, cao su,…nhằm đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho đất nước.

Hơn nữa, ngành công nghiệp thực phẩm là tiền đề đẩy mạnh sự phát triển cho các ngành công nghiệp sản xuất mặt hàng tiêu dùng, ngành công nghiệp chăn nuôi, trồng trọt,…nhằm cung cấp cho ngành công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm.

3. Thực trạng ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam

Trong năm 2022, ngành công nghiệp chế biến đã đạt mức tăng trưởng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào sự phát triển tổng cả nền kinh tế. Chỉ số tiêu thụ trong ngành này đã tăng 7,1% so với năm trước. Đồng thời, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại cuối năm 2022 ước tính tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước (tăng từ 21,3% của cùng kỳ trước đó). Tỷ lệ tồn kho trung bình của ngành trong năm 2022 là 78,1%, giảm so với 79,2% của năm 2021.

Thực trạng ngành công nghiệp thực phẩm việt nam
Thực trạng ngành công nghiệp thực phẩm việt nam

Nhóm ngành sản phẩm đông lạnh lại ghi nhận lượng sản xuất tăng khá cao so với năm trước. Đặc biệt, thịt lợn đông lạnh ghi nhận lượng sản xuất năm 2023 tăng mạnh lên mức 117% so với năm 2022.

Công nghiệp chế biến thực phẩm đang có sự tăng trưởng nhanh chóng và mạnh mẽ. Sự cạnh tranh giữa các ngành công nghiệp chế biến đang dần đưa ra nhiều sản phẩm đa dạng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đang ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong xuất khẩu.

4. Tiềm năng của ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam

Ngành công nghiệp thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam. Với dân số đông, thu nhập và nhu cầu tiêu thụ gia tăng, ngành này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội mà còn thúc đẩy xuất khẩu và tạo việc làm. Mục tiêu năm 2030 là tăng giá trị xuất khẩu lên 65-70 tỷ USD, và ngành chế biến thực phẩm được kỳ vọng thu hút đầu tư lớn.

5. Những công nghệ chế biến thực phẩm phổ biến

Công nghệ chế biến thực phẩm đã phát triển rất nhiều trong những năm gần đây. Các công nghệ này giúp tăng cường độ bền vững của thực phẩm, giảm thiểu lãng phí thực phẩm và cải thiện chất lượng thực phẩm. Dưới đây là một số công nghệ chế biến thực phẩm phổ biến:

  • Tiệt trùng: Sử dụng nhiệt độ cao để tiêu diệt vi khuẩn và các loại vi sinh vật khác trong thực phẩm, giúp kéo dài tuổi thọ của thực phẩm và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng thực phẩm.
  • Đóng hộp: Là quá trình đóng gói thực phẩm vào hộp hoặc lon, giúp bảo vệ thực phẩm khỏi ánh sáng, không khí và vi khuẩn.
  • Sấy khô: Đây là quá trình loại bỏ nước từ thực phẩm bằng cách sử dụng nhiệt độ cao.
  • Lên men: Sử dụng vi khuẩn để biến đổi thành phần dinh dưỡng của thực phẩm, giúp tạo ra các sản phẩm như sữa chua, bia và rượu vang.
  • Đông lạnh: Sử dụng nhiệt độ rất thấp để bảo quản thực phẩm, giúp giữ nguyên chất lượng của thực phẩm.
  • Chưng cất: Là quá trình tách các thành phần của thực phẩm bằng cách sử dụng nhiệt độ cao, tạo ra các sản phẩm như dầu ăn, rượu và nước hoa quả.

Tuy nhiên, các công nghệ chế biến thực phẩm cũng có thể gây ra mất chất dinh dưỡng và tác động đến sức khỏe nếu được sử dụng quá mức hoặc không đúng cách. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm và công nghệ chế biến thực phẩm phù hợp là rất quan trọng.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam. KYODO cảm ơn bạn đọc đã giành thời gian quan tâm và đọc bài viết.

Xem thêm: Thiết kế nhà máy thực phẩm tiêu chuẩn

0777 386 683