Nội dung sau đây KYODO trình bày về các điều kiện cần để được cấp phép cho cơ sở sản xuất – gia công và kinh doanh thực phẩm chức năng. Hướng dẫn cơ bản cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng, từ cơ sở vật chất cho đến các hồ sơ giấy tờ, chứng chỉ để đưa sản phẩm ra thị trường tiêu dùng.
Thực phẩm chức năng là gì?
Thực phẩm chức năng ra đời ở Nhật Bản vào những năm 1980, loại thực phẩm này phải được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và được chứng minh rằng chúng mang lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện, nâng cao sức khỏe toàn diện cho người dùng.
- Thực phẩm chức năng là gì?
Thực phẩm chức năng bao gồm: Thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm dinh dưỡng y học, kể cả thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt. Thực phẩm chức năng dùng để bổ sung, tăng cường bảo vệ sức khỏe cho cơ thể con người.
Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng cần đáp ứng các điều kiện nào?
Các căn cứ pháp luật
- Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định về quản lý thực phẩm chức năng
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật An toàn thực phẩm
- Luật an toàn thực phẩm 2010
>> Điều kiện chi tiết cho nhà máy, cơ sở sản xuất Thực phẩm chức năng
Các điều kiện xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Đầu tiên, cơ sở phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh phù hợp. Được cấp chứng nhận cơ sở đù điều kiện an toàn thực phẩm hoặc chứng nhận thực hành sản xuất tốt – GMP.
Điều kiện về bảo quản thực phẩm:
- Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng cho từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện xếp dỡ an toàn, đảm bảo vệ sinh.
- Có đủ điều kiện ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực từ các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, vi sinh, côn trùng, bụi bẩn, …
- Đáp ứng đủ độ sáng, có thiết bị theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, hệ thống thông gió – HVAC theo yêu cầu riêng của từng loại thực phẩm.
- Tuân thủ các quy trình, quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất – kinh doanh thực phẩm.
Điều kiện về bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển:
- Phương tiện vận chuyển cần đáp ứng không làm ô nhiễm hoặc hư hao thực phẩm, dễ làm sạch.
- Không vận chuyển thực phẩm cùng các loại hàng hóa độc hại hoặc có thể nhiễm chéo dẫn đến ảnh hưởng chất lượng thực phẩm.
Một số chi tiết cơ bản khác:
Vách tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kho bảo quản không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc, bụi bẩn.
Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm dễ vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại, không gây ảnh hưởng đến thực phẩm.
Có trang phục lao động riêng cho từng khu vực sản xuất thực phẩm.
Bảo đảm không có côn trùng và các vi sinh vật, nấm mốc gây hại có thể xẩm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa nguyên vật liệu hoặc thành phẩm.
Không sử dụng hóa chất gây hại (diệt chuột, diệt côn trùng, nấm, mối) trong khu vực sản xuất và kho chứ nguyên vật liệu hoặc thành phẩm.
Trước khi đưa sản phẩm thực phẩm chức năng vào lưu hành trên thị trường, các cơ sở – doanh nghiệp phải thực hiện tủ tục công bố sản phẩm.
Hồ sơ Công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng – sản xuất trong nước
Giấy tờ cần chuẩn bị:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp với ngành, nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
- Mẫu sản phẩm, có gắn nhãn hiệu hoặc dự thảo nội dung nhãn sản phẩm phù hợp với quy định pháp luật về nhãn hiệu sản phẩm
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Kết quả kiểm nghiệm và đo lường, chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu vệ sinh từ các trung tâm khảo nghiệm, phòng kiểm nghiệm có thẩm quyền thẩm duyệt hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định
- Kết quả khảo nhiệm tại các trung tâm khảo nghiệm có chức năng
Xem thêm: Thiết kế nhà máy thực phẩm tiêu chuẩn