Nghị định 15/2018/NĐ-CP là văn bản pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm năm 2010. Nghị định này được Chính phủ ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2018. Sau đây, KYODO sẽ giới thiệu quá trình xây dựng và áp dụng quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.
1. Bộ luật An toàn thực phẩm
Năm 2010, bộ luật an toàn thực phẩm số 55 được ban hành và có hiệu lực đã thay thế pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm được áp dụng từ 2003. Luật số 55 hoàn thiện hơn trong các quy định về an toàn thực phẩm, giúp bảo vệ sức khỏe người dân khi sử dụng thực phẩm. Bên cạnh đó cũng tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm. Góp phần phát triển nền kinh tế xã hội đất nước được tốt hơn.
Luật an toàn thực phẩm
Luật số 55/2010/QH12 được quốc hội khóa 12 thông qua ngày 17/06/2010 và bắt đầu có hiệu lực từ 01/07/2011.
Bao gồm 11 chương, 72 điều quy định về:
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm
- Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và xuất nhập khẩu thực phẩm
- Quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm
- Kiểm nghiệm thực phẩm
- Phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm
- Phòng ngừa, ngăn chặn và đảm bảo khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm
- Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
- Trách nhiệm của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Cơ quan quản lý
Để kiểm tra đánh giá và giám sát thực hiện luật an toàn thực phẩm và các quy định về luật an toàn thực phẩm được giao cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý là:
- Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Bộ công thương
- Bộ y tế
2. Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm
Trong đời sống phát triển kinh tế hiện nay, có rất nhiều vấn đề phát sinh trong lĩnh vực thực phẩm. Vì vậy các nghị định về luật an toàn thực phẩm được ban hành nhằm đảm bảo và thắt chặt quá trình quản lý cho người tiêu dùng. Nghị định 15/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật an toàn thực phẩm.
Nội dung chính:
Ngày ban hành: 02/02/2018
Ngày có hiệu lực: 02/02/2018
Văn bản bị thay thế, bãi bỏ:
Thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Bãi bỏ Chương II Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm về:
- Thủ tục tự công bố sản phẩm.
- Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm.
- Bảo đảm an toàn thực phẩm biến đổi gen.
- Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu.
- Ghi nhãn thực phẩm.
- Quảng cáo thực phẩm.
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm.
- Truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
- Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Quy định cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm được tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết tại trụ sở thay vì phải Công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ. Đây là nội dung quan trọng tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm.
Sản phẩm được tự công bố gồm: thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ chứa đựng thực phẩm; vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, trừ:
- Nhóm sản phẩm được miễn thủ tục tự công bố: sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ sản xuất nội bộ (không tiêu thụ trong nước);
- Nhóm sản phẩm phải làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
- Phụ gia hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng theo quy định của Bộ Y Tế.
Hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
Về đăng ký bản công bố sản phẩm: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm và trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
3. Điều kiện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Là cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định này.
Các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Bao gồm:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Các cơ sở quy định trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
Các sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng đến khi hết thời hạn ghi trên giấy và hết thời hạn sử dụng của sản phẩm.
Thủ tục hành chính do địa phương thực hiện: 05 thủ tục
- Thủ tục tự công bố sản phẩm;
- Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm;
- Thủ tục kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu;
- Thủ tục đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm;
- Thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Chúng tôi chuyên tư vấn thiết kế phòng sạch, nhận cải tạo – mở rộng nhà máy nhà xưởng sản xuất chế biến thực phẩm. Đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về phòng sạch lĩnh vực thực phẩm. Liên hệ với KYODO khi quý vị có nhu cầu.
LH: 0777 386 683 hoặc để lại thông tin tại đây.
Nội dung liên quan: