Sử dụng đèn UV diệt khuẩn trong phòng sạch

Đèn UV đang được sử dụng rất nhiều vào trong cuộc sống cũng như sản xuất của con người. Đèn UV diệt khuẩn xử lý nhanh mà không cần hóa chất, không để lại tác dụng phụ, lắp đặt và bảo dưỡng dễ dàng. Vậy thì Đèn UV diệt khuẩn là gì? Thường được sử dụng ở đâu? Cùng KYODO tìm hiểu về đèn UV phòng sạch qua nội dung sau đây.

Đèn UV diệt khuẩn trong phòng sạch
Đèn UV diệt khuẩn trong phòng sạch

1. Tia UV là gì?

Tia UV – UltraViolet, thường được biết đến với các tên gọi khác như tia cực tím, tia tử ngoại. Bản chất là một dạng bức xạ nhiệt đến từ các nguồn sáng như mặt trời, mỏ hàn, đèn chuyên dụng, … Tia UV – tia cực tím có bước sóng ngắn hơn sắc tím và dài hơn tia X. Vì vậy, nó nằm ngoài khả năng quan sát của con người.

Tia UV tự nhiên phổ biến là từ ánh nắng mặt trời, nguồn bức xạ nhiệt không hề xa lạ với chúng ta. Một số lợi ích của tia UV như: Tổng hợp  Vitamin D, ứng dụng tia UV diệt khuẩn, diệt vi sinh vật, chữa bệnh, sấy khô, tiệt trùng lọc nước gia đình, … Bên cạnh đó, tia UV cũng có tác hại với con người và sinh vật khác như: Gây ung thư da, lão hóa da, tổn thương mắt, tổn thương hệ miễn dịch, …

Tia UV được chia làm 3 loại:

  • Tia UVA: Với bước sóng từ 315 – 380 nm, có bước sóng dài nhất, không bị tầng Ozon hấp thu, chiếu xạ xuống bề mặt trái đất nhiều nhất.
  • Tia UVB: Với bước sóng từ 280 – 315 nm, bị phản xạ và hấp thu một phần lớn bởi tầng Ozon.
  • Tia UVC: Với bước sóng từ 100 – 280 nm, bị phản xạ hoặc hấp thu hoàn toàn bởi các phản ứng trong tầng Ozon.
Các loại tia UV
Các loại tia UV

Mặc dù tia UV gây ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ của con người, điển hình là bệnh ung thư da, đục thuỷ tinh thể nhưng với tia UVC, sự ảnh hưởng này dường như là không có.

Tia cực tím có tác dụng mạnh trên Nucleo Protein của vi khuẩn, nó có thể làm biến dạng hoặc giết chết vi khuẩn. Hiệu quả diệt khuẩn tuỳ thuộc vào mật độ, thời gian chiếu tia, điều kiện môi trường và sức chịu đựng của từng loại vi khuẩn, vi sinh vật.

Xem thêm: Đèn chiếu sáng khẩn cấp trong phòng sạch

2. Đèn UV diệt khuẩn

Đèn UV diệt khuẩn, còn được gọi là đèn tia cực tím, là một sản phẩm được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Đèn hoạt động bằng cách sử dụng bóng đèn phát ra tia cực tím có bước sóng ngắn 254nm để tiêu diệt vi khuẩn, virus và các loại động vật đơn bào (như Giardia lamblia và Cryptosporidium) có thể có trong nước. Cơ chế hoạt động của đèn UV diệt khuẩn dựa trên việc tấn công trực tiếp vào các loại vi sinh vật này, phá vỡ hoặc làm thay đổi cấu trúc DNA của chúng, làm cho chúng không thể sinh trưởng và phát triển để gây bệnh. Đây là một giải pháp vô cùng hiệu quả, với khả năng tiêu diệt vi khuẩn lên đến 99%, và đã được các nhà khoa học trên toàn cầu chứng minh.

Cấu tạo đèn UV diệt khuẩn
Cấu tạo đèn UV diệt khuẩn

3. Nguyên lý diệt khuẩn của đèn UV

Đèn UV hoạt động tương tự như đèn huỳnh quang. Tuy nhiên, thay vì phát ra ánh sáng trắng thông thường, đèn UV phát ra tia cực tím có bước sóng ngắn có khả năng đi xuyên qua và tiêu diệt các tế bào. Năng lượng này khi đi qua tế bào sẽ phá hủy ADN, ngăn cản quá trình sinh sản của vi khuẩn.

Hiệu quả tiệt khuẩn của tia cực tím còn phụ thuộc vào một số yếu tố như mật độ tia, thời gian chiếu, và điều kiện môi trường. Vùng cực tím có bước sóng từ 280 đến 200 nm là vùng có hiệu quả tiêu diệt cao nhất. Lớp nước chảy qua đèn nên có độ dày khoảng 10 – 15cm và cần được chiếu trong 10 – 30 giây để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

4. Đèn tia cực tím – Đèn khử trùng UV có ưu và nhược điểm gì?

Những ưu điểm nổi bật của đèn UV diệt khuẩn:

  • Diệt khuẩn hiệu quả: Đèn sử dụng công nghệ hiện đại để phát ra tia cực tím và tiêu diệt các vi khuẩn, vi rút một cách hiệu quả, giúp không gian luôn an toàn và đạt chuẩn.
  • Nguồn sáng chất lượng: Đèn có chỉ số màu CRI>80 Ra và quang thông lên đến 4000lm, đảm bảo ánh sáng trung thực và sắc nét. Hiệu suất chiếu sáng cao, vượt trội hơn so với các loại đèn truyền thống.
  • Dễ dàng lắp đặt: Kích thước nhỏ gọn, màu trắng hiện đại, mang đến nét sang trọng và điểm nhấn cho không gian. Đèn không làm chói mắt, không có các tia sáng có hại hoặc chứa các chất hóa học độc hại.
  • An toàn và thân thiện với người dùng: Sản phẩm được làm từ nhôm cao cấp, bền bỉ và không chứa các chất độc hại. Không gây nguy hiểm cho người dùng và không gây hại cho môi trường.
  • Giá cả hợp lý: Đèn được phân phối chính hãng với mức giá cực kỳ hợp lý, giúp người dùng dễ dàng sở hữu sản phẩm tuyệt vời này.

Bên cạnh các ưu điểm, sử dụng đèn UV diệt khuẩn còn tồn tại các nhược điểm khác như:

  • Diệt khuẩn bằng đèn khử trùng UV không bền, có khả năng bị nhiễm khuẩn lại.
  • Khả năng diệt khuẩn phụ thuộc vào nguồn điện, và yêu cầu sự ổn định nguồn điện cao.
  • Thay thế định kì do bóng đèn UV thường có tuổi thọ ngắn (2.000 – 3.000 giờ làm việc).
  • Đèn không thể loại bỏ các kim loại nặng, các chất chứa dầu khoáng hoặc tạp chất nhân tạo.

5. Đèn UV diệt khuẩn trong phòng sạch

5.1 Phòng sạch thực phẩm

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ – FDA, đã nghiên cứu sự an toàn của thực phẩm được xử lý bằng chiếu tia UV trong hơn 30 năm và nhận thấy đây là một quy trình hoàn toàn an toàn. Ngoài FDA, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đều xác nhận chiếu xạ thực phẩm bằng tia UV là an toàn.

Tiệt trùng thực phẩm bằng đèn UV giúp cải thiện an toàn thực phẩm, kéo dài thời hạn sử dụng, ngăn ngừa bệnh tật do thực phẩm, kiểm soát côn trùng, và thậm chí làm chậm quá trình mọc mầm sớm của khoai tây và hành tây.

Đèn UVC diệt khuẩn được sử dụng cho an toàn thực phẩm trong nhiều ứng dụng bao gồm:

  • Các cơ sở chế biến và đóng gói thịt sử dụng đèn UV trong quá trình tiệt trùng thực phẩm như trên băng chuyền mà thịt đi qua. Đèn UV cũng được sử dụng để khử trùng bề mặt trong khu vực đóng gói thịt cũng như trên hộp đựng.
  • Sữa- Khử trùng bằng tia UV phổ biến trong ngành công nghiệp sữa, đặc biệt là khi đóng gói các sản phẩm tươi sống như sữa, pho mát và sữa chua. Cũng giống như quá trình thanh trùng cải thiện sức khỏe và an toàn của sữa, tia UV cải thiện độ an toàn của nhiều quá trình thực phẩm với bước sóng UV. Đèn UV không thể thay thế quá trình thanh trùng bằng nhiệt.
  • Xử lý tia cực tím đối với các thùng đóng gói và nắp đậy để đảm bảo sản phẩm và bao bì được tiệt trùng trong ngành công nghiệp đồ uống.
  • Đèn UV thường được sử dụng để bảo quản chất lượng của các thành phần này thường được lưu trữ trong các bể chứa chất lỏng- bể chứa đường lỏng và chất ngọt.
  • Bằng cách xử lý thực phẩm ngay trước khi đóng gói và xử lý bao bì đóng gói, đèn UV cải thiện chất lượng và thời hạn sử dụng của nhiều mặt hàng thực phẩm đông lạnh.
  • Đèn UV diệt khuẩn có thể ngăn chặn sự phát triển của bào tử nấm mốc, một yếu tố gây ảnh hưởng lớn trong công nghiệp thực phẩm khô, trái cây và rau quả, làm giảm thời hạn sử dụng và lợi nhuận.
Sử dụng Đèn UV trong phòng sản xuất thực phẩm
Sử dụng Đèn UV trong phòng sản xuất thực phẩm

5.2 Trong phòng thí nghiệp

Phòng thí nghiệm là một cơ sở được xây dựng nhằm cung cấp các điều kiện phù hợp và an toàn cho việc tiến hành các thí nghiệm. Vì là một môi trường đặc thù như vậy nên các thiết bị dùng trong phòng thí nghiệm cũng là những thiết bị tiên tiến nhất trong đó có đèn UV diệt khuẩn. Khử trùng bằng tia cực tím không thể được sử dụng làm phương pháp khử trùng chính. Không sử dụng đèn UV trong khi đang thực hiện nghiên cứu trong tủ an toàn sinh học.

5.3 Trong các thiết bị phòng sạch

Đèn UV diệt khuẩn trong các thiết bị phòng sạch
Đèn UV diệt khuẩn trong các thiết bị phòng sạch

Đèn tia cực tím sử dụng trong các thiết bị phòng sạch như PassBox, Clean Bench. Các thiết bị trung chuyển vật tư hoặc làm việc đòi hỏi khử khuẩn ở mức độ trung bình cho đến cao. Hoặc được gắn trong các phòng sạch cần diệt khuẩn bề mặt như phòng có băng chuyền, băng tải sản phẩm thực phẩm, đòi hỏi mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm cao.

6. Hướng dẫn lắp đặt đèn UV diệt khuẩn trong phòng sạch

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách lắp đặt đèn UV diệt khuẩn trong phòng sạch ở các vị trí khác nhau để giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.

6.1 Vị trí lắp ở trên tường

  • Vị trí lắp đặt: Đèn có thể được gắn trực tiếp lên tường hoặc ốp lên bề mặt tường. Cách lắp này phù hợp với phòng có diện tích nhỏ.
  • Khoảng cách lắp đèn: Đối với mỗi đèn, nên để khoảng cách từ 1,5 – 2 mét tùy theo công suất và diện tích của phòng.
  • Lưu ý: Trong trường hợp đèn hở ra khỏi thân vỏ, chỉ nên bật đèn khi không có người hoạt động trong phòng. Điều này vì tia UV có thể gây hại cho da và mắt của người sử dụng.

6.2 Vị trí lắp ở trên trần

  • Vị trí lắp đặt: Có thể lắp đèn UV vào trong trần (âm trần) hoặc lắp trên bề mặt trần (ốp trần), hoặc có thể treo đèn từ trần (thả trần). Cách lắp này phù hợp với việc chiếu sáng cho phòng có diện tích rộng.
  • Khoảng cách lắp đặt: Mỗi đèn nên cách nhau từ 1,2 đến 1,5 mét, tùy thuộc vào loại tuýp LED hoặc panel.

6.3 Vị trí ở các hệ thống lọc không khí

Đối với các hệ thống bộ lọc AHU, HVAC dùng để cung cấp gió tươi cho phòng sạch, việc lắp đèn tia cực tím là rất quan trọng.

  • Vị trí lắp đặt: Đèn có thể được lắp ở trên đường ống chính của hệ thống lọc gió, hoặc phân phối ở các đường ống nhánh.
  • Số lượng đèn cần lắp đặt sẽ phụ thuộc vào mức lưu lượng gió đi qua ống (đo bằng m3/giờ). Hệ thống đèn tia cực tím phải đảm bảo khả năng diệt khuẩn 99,9% cho ống lọc gió, đảm bảo rằng không khí được cung cấp vào phòng sạch là vô trùng và an toàn.

6.4 Vị tri lắp ở quạt thông gió

  • Vị trí lắp đặt: Đèn UV được lắp kín trong quạt thông gió. Điều này cho phép người dùng có thể lắp đặt bất cứ lúc nào mà không cần lo sự ảnh hưởng của tia UV.
  • Số lượng đèn cần lắp đặt sẽ phụ thuộc vào lưu lượng gió trong hệ thống quạt đối lưu (đo bằng m3/giờ).

6.5 Vị trí lắp với trụ đèn di dộng chuyên dụng

  • Vị trí lắp đặt: Đèn UV nên được đặt trong các phòng có nhiều góc khuất, ngóc ngách hoặc nơi cần tăng cường quá trình diệt khuẩn vào thời gian nhất định.
  • Ưu điểm: Phương pháp này linh hoạt và dễ dàng di chuyển giữa các vị trí trong phòng.
  • Nhược điểm: Có thể dễ va chạm khi hoạt động trong phòng, vì vậy cần cẩn thận.

Lưu ý: Đảm bảo dây điện nguồn đủ dài để thuận tiện trong việc cung cấp ánh sáng cho hệ thống đèn. Sử dụng bộ điều khiển từ xa để bật/tắt đèn mà không ảnh hưởng tới mắt và da của người sử dụng.

7. Mua đèn led UV, đèn UV ở đâu và lưu ý khi sử dụng

Các lưu ý khi sử dụng đèn UV:

  • Nên bật đèn UV diệt khuẩn khi trong phòng không có người. Trong khoảng 60 phút, nhiều loại vi khuẩn, virus sẽ bị loại trừ.
  • Không chiếu đèn UV trực tiếp và da và vào mắt bởi theo các tổ chức y tế thì làn da tiếp xúc trực tiếp với bước sóng khử trùng của tia UV có thể gây ra bỏng nắng, thậm chí ung thư da. Sự tiếp xúc của mắt với bức xạ tia UV có thể gây bỏng, tổn thương giác mạc và làm giảm thị lực.
  • Nếu bắt buộc ở trong môi trường có đèn uv nên dùng đồ bảo hộ.
  • Cần lắp đặt đèn UV diệt khuẩn cao khoảng 2 – 2.5m đảm bảo tia cực tím trực tiếp chiếu rọi mọi nơi cần diệt khuẩn.

Mua đèn led UV ở đâu?

Hiện nay, đèn UV diệt khuẩn không khí sử dụng cho phòng sạch rất đa dạng về chủng loại, và có nhiều công suất khác nhau. Để lựa chọn đèn UV diệt khuẩn thích hợp, quý khách cần lựa chọn đèn UV có công suất phù hợp hoặc sử dụng cho các thiết bị thích hợp. Đặc biệt trong một số trường hợp cần có chuyên gia tư vấn sử dụng để không gặp các rủi ro không cần thiết. KYODO là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị phòng sạch tại khu vực Miền nam, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn lắp đặt và sử dụng đèn UV trong phòng sạch.

0777 386 683