Trong mọi hoạt động sản xuất, việc quản lý rủi ro đòi hỏi doanh nghiệp cần phải chú ý và lập kế hoạch để đối phó những tình huống khẩn cấp. Khi đối gặp vấn đề khẩn cấp (hỏa hoạn, mất điện,…), nhất là trong phòng sạch của nhà máy, đèn chiếu sáng khẩn cấp trở thành mối quan tâm hàng đầu để đảm bảo an toàn cho nhân viên. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đèn chiếu sáng là gì, khu vực cần chiếu sáng và một số lưu ý khi lắp đặt đèn chiếu sáng. Cùng KYODO tìm hiểu nhé!
1. Đèn chiếu sáng khẩn cấp là gì?
Đèn chiếu sáng khẩn cấp hay còn được gọi là đèn sạc khẩn cấp, là một dạng đèn được thiết kế để hỗ trợ trong những tình huống khẩn cấp như cần thoát hiểm hoặc khi có mất điện đột ngột. Đèn này có khả năng chiếu sáng tốt và có khả năng tự ngắt, chống cháy nổ, giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng, phù hợp sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.
Đèn sẽ tự động bật khi cần nguồn sáng, khi có điện trở lại, đèn sẽ chuyển sang chế độ sạc pin. Khi pin đầy, đèn sẽ tự động ngắt quá trình sạc. Ngoài ra, đèn cũng được trang bị công tắc bật sáng, để sử dụng khi cần thiết.
Một hệ thống chiếu sáng khẩn cấp đòi hỏi yêu cầu sau:
- Bố trí đèn dự phòng ở những khu vực của lực lượng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Đèn chiếu sáng phải đặt ở lối ra an toàn và cửa sơ tán ở những nơi đông người.
- Đèn báo tín hiệu sơ tán và đèn chỉ dẫn sơ tán phải được thiết lập trước.
- Biển báo sơ tán phải trong vòng 15m.
2. Khu vực cần chiếu sáng
Khu vực cần trang bị đèn chiếu sáng dự phòng
- Phòng chữa cháy, phòng phân phối điện, phòng bơm nước chữa cháy, phòng liên lạc,…những nơi cần làm việc khi có cháy.
- Phòng máy tính điện tử, phòng sản xuất, phòng sạch, phòng thí ngiệm…những nơi quan trọng, có nguy cơ cháy nổ cao.
- Tầng lánh nạn, sân đỗ trực thăng tòa nhà cao tầng (chiều cao trên 100m)
Khu vực cần trang bị hệ thống chiếu sáng sơ tán
- Các lối thoát hiểm: lối đi, hành lang, cầu thang, cửa thoát hiểm,…
- Các khu vực công cộng: sảnh, phòng hội họp, phòng chờ,…
Xem thêm: Những quy tắc an toàn lao động trong nhà xưởng mà bạn cần nắm
3. Một số lưu ý khi lắp đặt đèn chiếu sáng
Khi lắp đặt đèn chiếu sáng khẩn cấp, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau để có thể sử dụng đèn một cách hiệu quả:
- Lắp ở nơi đèn có thể chiếu sáng rộng nhất: Nguồn sáng rất quan trọng để đảm bảo mọi người có thể tìm đường thoát hiểm dễ dàng khi xảy ra mất điện. Vì vậy, đèn cần được đặt ở vị trí sao cho góc chiếu sáng rộng nhất nhằm hướng dẫn mọi người dễ dàng di chuyển.
- Tuân thủ các quy định về an toàn cháy nổ: Đèn chiếu sáng khẩn cấp được thiết kế để hoạt động trong tình huống khẩn cấp, bao gồm cả hỏa hoạn. Do đó, khi lắp đặt đèn cần tuân thủ các quy định an toàn cháy nổ, bao gồm thời gian chiếu sáng, cường độ ánh sáng, hướng chiếu sáng,…
- Kết nối với nguồn điện độc lập: Đèn nên được kết nối với nguồn điện độc lập, để đảm bảo rằng đèn có thể sạc pin lại từ nguồn điện này trong trường hợp hết pin khi tòa nhà mất điện.
- Thiết kế đường thoát hiểm ngắn nhất: Trong tình huống khẩn cấp, ánh sáng từ đèn giúp mọi người di chuyển dễ dàng. Vì vậy, cần thiết kế lắp đặt đèn sao cho đường thoát hiểm ngắn nhất.
Yêu cầu về nguồn điện chiếu sáng:
- Tải điện chữa cháy là cấp I, sử dụng điện xoay chiều thì nên sử dụng nguồn điện kép và nguồn điện trung kế cho đèn chiếu sáng.
- Tải điện chữa cháy là cấp II, sử dụng điện xoay chiều thì nên sử dụng nguồn điện trung kế mạch kép và sử dụng công tắc tự động đóng ngắt theo quy định PCCC
- Đối với chiếu sáng khẩn cấp ở lối thoát hiểm tòa nhà cao tầng, phải sử dụng nguông điện chuyên dụng và nguồn điện trung kế.
- Nguồn điện chiếu sáng dự phòng và chiếu sáng sơ tán cần phải tách biệt, tránh trường hợp mất điện thì cả 2 nguồn ánh sáng không được sạc pin.
Bài viết trên vừa tổng hợp thông tin về đèn chiếu sáng khẩn cấp cũng như một số lưu ý khi lắp đặt. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. KYODO chân thành cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc!
Xem thêm: Nội quy PCCC trong sản xuất công nghiệp