BMS là gì? Các thành phần hệ thống BMS

Hệ thống BMS là gì? Bài viết này sẽ giới thiệu cơ bản về hệ thống BMS (Building Management System). Đây là một hệ thống tự động hoá được sử dụng để giám sát và điều khiển các hệ thống trong một tòa nhà hoặc một khu vực sản xuất. Cùng theo dõi qua nội dung sau của KYODO.

I. BMS là gì?

Hệ thống BMS

BMSBuilding Managements System – Hệ thống quản lý tòa nhà là một hệ thống dựa trên máy tính được lắp đặt trong các tòa nhà. Hệ thống được đồng bộ cho phép kiểm soát và quản lý các hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà – nhà máy bao gồm: HVAC, ánh sáng, hệ thống điện, hệ thống chữa cháy, và hệ thống an ninh,…

Chức năng cốt lõi của BMS là quản lý và đảm bảo việc vận hành các thiết bị trong tòa nhà được chính xác, kịp thời, hiệu quả, tiết kiệm chi phí vận hành và năng lượng nhất có thể.

BMS là gì?
BMS Diagram – Sơ đồ cơ bản của BMS

BMS là hệ thống đồng bộ theo thời gian thực, trực tuyến. Hệ thống bao gồm các bộ xử lý trung tâm với các phần mềm và phần cứng máy tính, các thiết bị đầu cuối (input, sensor), các bộ xử lý cục bộ, thiết bị điều khiển được kết nối thông qua hệ thống mạng.

2. Các tính năng của BMS

  • Cho phép các tiện ích như hệ thống điện, ánh sáng, HVAC hoạt động một cách đồng bộ và chính xác theo đúng yêu cầu của người điều hành
  • Cho phép điều khiển các ứng dụng, thiết bị thông qua cáp điều khiển và giao thức mạng
  • Kết nối hệ thống an ninh, báo cháy… qua cổng giao diện mở của hệ thống với các ngôn ngữ giao diện theo tiêu chuẩn quốc tế
  • Giám sát được môi trường không khí, môi trường làm việc trong phòng sạch
  • Cảnh báo và đưa ra những tín hiệu kịp thời trước khi có những sự cố xảy ra
  • Quản lý dữ liệu soạn thảo, lưu trữ và sao lưu tất cả những dữ liệu quan trọng trong quá trình vận hành 
  • Hệ thống BMS linh hoạt, sẵn sàng mở rộng và đáp ứng nhiều yêu cầu của người thiết lập

Cấu trúc của hệ thống BMS cơ bản

3. Lợi ích của hệ thống quản lý tòa nhà là gì?

BMS được sử dụng thích hợp và hiệu quả mang đến rất nhiều lợi ích cho vấn đề quản lý tòa nhà. Ngày nay, việc có một môi trường làm việc tốt là một trong những tiền đề để doanh nghiệp – nhà máy sản xuất nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên, nhân công. Hầu hết các chủ đầu tư sẵn sàng chi trả một khoản chi phí ban đầu cho mục đích này. Để đạt được những tiêu chuẩn về môi trường làm việc – Môi trường phòng sạch trong sản xuất thì lựa chọn hệ thống BMS đang trở thành một điều tất yếu. BMS đảm bảo quản lý và giám sát sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và tạo môi trường làm việc tốt nhất.BMS là gì? BMS Ben

  • Cho phép đồng bộ và quản lý chính xác theo yêu cầu của người điều hành. Đơn giản hóa và tự động hóa các thủ tục, chức năng có tính lặp lại.
  • Cung cấp môi trường làm việc tốt nhất với sự tối ưu về kiểm soát năng lượng.
  • Tiết kiệm chi phí với BMS nhờ việc kiểm soát năng lượng tiêu thụ. Giảm nhân công vận hành và nhân sự đào tạo.
  • Kéo dài tuổi thọ của các thiết bị máy móc với cơ chế kiểm soát, cân bằng, giảm tải.
  • Lưu trữ dữ liệu, báo cáo thống kê, phát hiện bất thường, giảm thiểu thiệt hại khi có sự cố.
  • Dễ dàng nâng cấp, điều chỉnh, lập trình theo nhu cầu.

II. Cấu tạo của hệ thống BMS

Cấu trúc cơ bản của hệ thống BMS là gì

  • Phần cứng: Máy tính trung tâm (máy chủ), thiết bị đầu vào/đầu cuối (sensor), bộ truyền động, cáp kết nối, bộ truyền sóng, …
  • Phần mềm: công cụ lập trình hoặc cấu hình, giao diện người dùng (phần mềm quản lý).
  • Giao thức mạng: TCP/IP, BACnet (bộ điều khiển tự động hóa), Modbus, LonWorks, CANbus, …

Các thiết bị trong Building Management System cơ bản

  1. Cảm biến: được sử dụng để đo các thông số môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, chất lượng không khí, ánh sáng,…
  2. Bộ điều khiển trung tâm (Central Controller, PLC/DDC): được sử dụng để quản lý và điều khiển các thiết bị và hệ thống khác trong tòa nhà hoặc phòng sạch.
  3. Thiết bị kiểm soát (Control Devices): được sử dụng để điều khiển các hệ thống điện, điều hòa, đèn, hệ thống bơm nước và các thiết bị khác.
  4. Máy tính và phần mềm BMS: được sử dụng để thu thập dữ liệu từ các cảm biến, quản lý hệ thống, hiển thị thông tin và báo cáo.
  5. Hệ thống thông báo (Notification System, màn hình/âm thanh/đèn…): được sử dụng để cảnh báo và thông báo cho nhân viên và nhà quản lý về các sự cố hoặc cảnh báo khẩn cấp liên quan đến môi trường và an toàn.

Các thiết bị trong hệ thống BMS có tính tương thích cao. Tính tương thích này cho phép chúng tương tác với nhau để hoạt động đồng bộ và tự động. Từ đó, giúp đảm bảo môi trường phòng sạch luôn đạt chuẩn và tiết kiệm năng lượng.

III. Hệ thống BMS trong phòng sạch

Hệ thống BMS (Building Management System) là một công nghệ quản lý tự động được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, bao gồm cả phòng sạch. Trong phòng sạch, hệ thống BMS được sử dụng để giám sát và điều khiển các thông số quan trọng như áp suất, độ ẩm, nhiệt độ, cấp độ sạch, chiếu sáng, và các hệ thống điều hòa khác. Việc sử dụng BMS trong phòng sạch phụ thuộc vào tính chất và đặc thù của ngành sản xuất. Tùy theo yêu cầu của người quản lý hay chủ đầu tư để thiết kế phù hợp.

Phòng sạch Kyodo chủ yếu thiết kế hệ thống BMS ở trong các công trình phòng sạch giúp quản lý, giám sát và điều khiển hệ thống HVAC (nhiệt độ, áp suất, không khí), điện, ánh sáng, bơm cấp nước & phòng cháy chữa cháy. Giúp tối ưu hóa môi trường sản xuất cho các nhà máy, nhà xưởng có yêu cầu về cấp độ sạch tiêu chuẩn khác nhau.

BMS in Industry

BMS phòng sạch

Hệ thống BMS được áp dụng trong phòng sạch với quy mô lớn và yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt. Nếu ở quy mô nhỏ hơn và kiểm soát không quá phức tạp, có thể thay thế bằng các thiết bị hệ thống ở cấp thấp hơn để giảm thiểu chi phí đầu tư.

Hệ bao gồm các thiết bị đo và kiểm soát để giám sát và điều chỉnh các thông số môi trường, cảm biến để đo các yếu tố môi trường, bộ điều khiển trung tâm để quản lý và điều khiển các thiết bị, và phần mềm để thu thập và phân tích dữ liệu. Các ứng dụng của hệ thống BMS trong phòng sạch là rất đa dạng. Chúng giúp tăng cường hiệu quả hoạt động, giảm thiểu sự cố và đảm bảo môi trường phòng sạch luôn đạt chuẩn.

Ví dụ, hệ thống BMS có thể tự động điều chỉnh các thông số môi trường để đảm bảo mức độ sạch đạt chuẩn, giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian và công sức. Ngoài ra, hệ thống BMS cũng giúp giảm thiểu rủi ro bị ô nhiễm bằng cách tự động kiểm soát và điều chỉnh các thông số môi trường.

Các hệ thống tương tự BMS

  • BAS: Building Automation System – Hệ thống tự động hóa cho tòa nhà.
  • EMS/BEMS: Building Energy Management System – Hệ thống quản lý năng lượng cho tòa nhà.
  • EMCS: Energy Management Control System – Hệ thống kiểm soát năng lượng.
  • EPMS: Energy Power Management System – Hệ thống quản lý năng lượng.

Tất cả các thuật ngữ trên đều có nguồn gốc riêng biệt, nhưng theo góc độ công nghiệp, BMS là thuật ngữ chính được sử dụng cho tất cả. Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp lớn trong lĩnh vực BMS như: Schneider, siemens, Johnson Control, Eaton, Carrier,… Nhưng phổ biến và dễ tiếp cận tại Việt Nam là Siemens và Schneider.

Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi về nội dung BMS là gì của chúng tôi. Hãy liên hệ với KYODO để được tư vấn và thiết kế các công trình phòng sạch thông minh cần đến hệ BMS.

Xem thêm: PLC – Lập trình điều khiển tự động hóa

Xem thêm sản phẩm và thiết bị phòng sạch:

0777 386 683