Ngày nay, PLC đang được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng tự động hóa công nghiệp, từ các ứng dụng đơn giản đến phức tạp. Vậy PLC công nghiệp có vai trò và ứng dụng như thế nào? Cùng KYODO tìm hiểu qua nội dung sau.
Thiết bị PLC Công nghiệp
Programmable Logic Controller – Bộ điều khiển Logic có thể lập trình. Cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua các ngôn ngữ lập trình (Phổ biến như Ladder hoặc State Login).
PLC cho phép người dùng thực hiện một loạt các trình tự sự kiện theo ý muốn. Các sự kiện này được kích hoạt bằng các tác động đầu vào (input) hoặc qua các hoạt động nhận biết được như độ trễ thời gian, số lượng sự kiện, …PLC công nghiệp thay thế các mạch relay truyền thống, hoạt dộng theo phương thức quét qua các trạng thái trên đầu vào. Khi đó các tín hiệu đầu ra thay đổi theo và tạo thành các sự kiện được kích hoạt.
Thiết bị này khắc phục các nhược điểm của các bộ điều khiển cũ dùng dây nối – Bộ điều khiển bằng relay. Lập trình và tự động hóa khả năng điều khiển các công việc có tính chất lặp lại. Là một trong những thiết bị chủ chốt của quá trình tự động hóa trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp.
“Relay hay còn được gọi là rơ – le là tên gọi theo tiếng Pháp. Nó là một công tắc (khóa K) điện từ và được vận hành bởi một dòng điện tương đối nhỏ có thể bật hoặc tắt một dòng điện lớn hơn rất nhiều. Bản chất của relay là một nam châm điện và hệ thống các tiếp điểm đóng cắt có thiết kế module hóa giúp dễ dàng lắp đặt.”
Xem ngay: PLC và Nguyên lý hoạt động
Ưu điểm khi sử dụng PLC trong sản xuất công nghiệp
- Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ trực quan, dễ học
- Gọn nghẹ, dễ bảo quản, bảo trì
- Có bộ nhớ, lưu trữ nhiều chương trình phức tạp, phù hợp với từng tình hình sản xuất khác nhau
- Bảo mật
- Sử dụng các giao thức cho phép giao tiếp với các thiết bị thông minh khác, dễ dàng mở rộng
- Chi phí phù hợp
- Công suất tiêu thụ điện năng thấp
- Tốc độ, chính xác và ổn định
- Linh hoạt trong lập trình, lập trình dễ dàng, cho phép thay đổi chương trình kiểm soát mà không cần thay đổi phần cứng, dễ dàng thích nghi với sự biến đổi trong quy trình sản xuất.
PLC ứng dụng trong công nghiệp hiện đại
Nhờ các tính chất như trên, hiện nay PLC đã được ứng dụng phổ biến để tự động hóa trong nền công nghiệp với rất nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Công nghệ sản xuất: nhà xưởng, nhà máy sản xuất
- Xử lý hóa học, chế biến thực phẩm
- Hệ thống vận chuyển, nâng bốc
- Điều khiển hệ thống ánh sáng
- Quản lý tự động kho, bãi xe
- Hệ thống cảnh báo, hệ thống phụ trợ sản xuất.
Hiện nay, PLC công nghiệp được sản xuất bởi các thương hiệu như: Mitsubishi, Siemen, Schneider, Omron, Festo, LG, …
Vai trò của PLC trong công nghiệp
Với khả năng đa nhiệm, đa năng có thể xử lý nhiều tín hiệu, nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, Ứng dụng vào các dây chuyền sản xuất đang mang lại năng suất và sản lượng rất lớn trong các ngành công nghiệp. Ngày nay, thiết bị này đang dần phổ biến và đóng một vai trò thiết yếu trong các dây chuyển sản xuất bán tự động và tự động. PLC giúp gia tăng hiệu quả của các dây chuyền sản xuất và ảnh hưởng sự phát triển quá trình tự động hóa trong sản xuất công nghiệp.
Bên cạnh đó, các hãng sản xuất thiết bị cũng không ngừng cải tiến và đưa ra các giải pháp mới để phù hợp với bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay.
Chi tiết các công việc có thể xử lý bởi PLC công nghiệp
- Điều khiển quy trình: PLC công nghiệp được sử dụng để điều khiển các quy trình tự động như sản xuất, lắp ráp, đóng gói, và quá trình sản xuất khác. Chúng có khả năng thực hiện các phép tính logic và các chức năng kiểm soát để giám sát và điều khiển các thiết bị và hệ thống khác.
- Tự động hóa: Giúp tự động hóa các quy trình và hệ thống công nghiệp, giảm sự can thiệp của con người và tăng hiệu suất sản xuất. Có thể thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại một cách chính xác và hiệu quả.
- Kiểm soát thiết bị: Kiểm soát và giám sát các thiết bị công nghiệp như động cơ, bơm, van, máy móc, và cảm biến.
- Thu thập dữ liệu:Thu thập dữ liệu về quá trình sản xuất và hệ thống để giúp trong việc theo dõi và điều khiển, phân tích hiệu suất, xác định sự cố và cải thiện sản xuất.
- Tương tác với người dùng: PLC công nghiệp thường được liên kết với giao diện người dùng, giúp nhân viên kiểm soát và theo dõi quy trình sản xuất. Chúng cung cấp thông tin về trạng thái của hệ thống và cho phép người dùng thực hiện các thay đổi cần thiết.
- Bảo trì và kiểm tra lỗi: Kiểm tra lỗi để xác định và báo cáo về sự cố trong quy trình hoặc hệ thống, giúp phát hiện và khắc phục các vấn đề.
PLC có vai trò quan trọng trong việc tự động hóa và kiểm soát các quy trình và hệ thống trong các ngành công nghiệp sản xuất.
>> Hệ thống BMS trong phòng sạch
Xem thêm sản phẩm và thiết bị phòng sạch: