Tiêu chuẩn ROHS là gì? RoHS Compliant điện tử

Nếu để ý, biểu tượng với dòng chữ “ROHS” thường xuyên xuất hiện trên các sản phẩm điện tử được chúng ta sử dụng hàng ngày. Vậy tiêu chuẩn RoHS là gì? Tại sao cần tuân thủ rohs compliant và tiêu chuẩn này sử dụng cho những sản phẩm nào? Hãy cùng KYODO tìm hiểu qua nội dung sau đây.

1. Tiêu chuẩn ROHS là gì?

Rohs là gì? RoHS là viết tắt của từ “Restriction of Hazardous Substances là Chỉ thị hạn chế các chất độc hại trong thiết bị điện và điện tử 2002/95/EC của Liên minh Châu Âu (Restriction of hazardous substances directive in electrical and electronic equipment 2002/95/EC).

Tiêu chuẩn RoHS là một trong những tiêu chuẩn phổ biến tại Liên minh Châu Âu (EU), đánh giá tuân thủ sử dụng các thành phần hóa chất gây hại trong sản phẩm thiết bị điện, điện tử.

RoHS compliant | Ký hiệu RoHS trên các bo mạch

Đa phần chúng ta thường rất ít quan tâm đến các tiêu chuẩn khi mua và sử dụng các sản phẩm điện tử. Nhưng tại các khu vực phát triển lại có điểm bất đồng, người tiêu dùng rất quan tâm đến các tiêu chuẩn liên quan khi quyết định mua và sử dụng các sản phẩm đó. Những tiêu chuẩn này là một trong những yếu tố để đánh giá xem sản phẩm đó có được lưu hành hay không, khi gặp các vấn đề liên quan thì quyền lợi của người tiêu dùng có được đảm bảo hay không. Từ đó đưa ra các quyết định mua hàng.

RoHS là tập hợp các chỉ thị về hạn chế sử dụng các chất nguy hiểm để sản xuất các thiết bị điện và điện tử, được Liên minh châu Âu EU thông qua vào năm 2003 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2006, và được yêu cầu phổ biến trở thành một phần luật pháp ở các nước thành viên. Được chứng nhận RoHS đồng nghĩa với việc sản phẩm đó hoàn toàn thân thiện với môi trường và được phép lưu hành tại Châu Âu.

2. Tại sao cần đến tiêu chuẩn RoHS trong sản xuất thiết bị điện tử?

Thiết bị điện tử ngày càng được phát triển và thay thế mới nhiều hơn, việc tái chế diễn ra có thể không bằng tốc độ làm mới và đào thải. Nguyên nhân này dẫn đến số lượng rác thải điện tử ngày càng nhiều, đặt ra nhiều thách thức cho các nhà bảo vệ môi trường. Trong số đó, tuân thủ tiêu chuẩn RoHS là một biện pháp góp phần bảo vệ con người và môi trường khỏi các chất độc hại trong các sản phẩm điện, điện tử.

Tiêu chuẩn RoHS chỉ thị việc sử dụng các chất độc gây hại trong sản xuất thiết bị điện, điện tử. Cùng với RoHS, tiêu chuẩn về thiết bị điện, điện tử thải 2002/96/EC (WEEE) là 2 tiêu chuẩn thường gặp và ứng dụng song song với nhau, giúp đặt ra những mục tiêu cho vấn đề tái chế, thu hồi với hàng hóa điện tử và là một phần của sáng kiến lập pháp giúp giải quyết lượng lớn các chất độc hại từ rác thải điện tử.

Ví dụ: Để sản phẩm điện tử được phép nhập khẩu vào thị trường châu Âu, bắt buộc tuân thủ các điều kiện và được đăng ký dán nhãn logo “Rohs compliant”.

Tiêu chuẩn ROHS là gì
Nhãn RoHS trên các sản phẩm điện tử

3. Tiêu chuẩn RoHS quy định giới hạn với bao nhiêu chất nguy hại?

RoHS có quy định giới hạn tổng cộng với 10 loại hóa chất sử dụng trong các sản phẩm điện tử. Theo quy định ban hành năm 2002, các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu EEE phải đảm bảo rằng các sản phẩm của họ không chứa 6 chất độc hại sau đây:

  • Cadmium (Cd): Cadmium là một kim loại nặng có thể gây hại cho sức khỏe con người nếu tiếp xúc với nồng độ cao hoặc trong thời gian dài. Cadmium có thể gây ra các vấn đề về thận, hệ thần kinh và sinh sản.
  • Thủy ngân (Hg): Thủy ngân là một kim loại nặng có thể gây hại cho hệ thần kinh. Thủy ngân có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ, thị lực và thính giác.
  • Chì (Pb): Chì là một kim loại nặng có thể gây hại cho hệ thần kinh và hệ sinh sản. Chì có thể gây ra các vấn đề về học tập, hành vi và phát triển.
  • Crom hóa trị sáu (Cr6+): Crom hóa trị sáu là một dạng crom có thể gây ung thư. Crom hóa trị sáu có thể gây ra các vấn đề về da, phổi và đường tiêu hóa.
  • Biphenyl polybrominated (PBB): PBB là một nhóm chất chống cháy có thể gây hại cho hệ thần kinh và hệ sinh sản. PBB có thể gây ra các vấn đề về học tập, hành vi và phát triển.
  • Ether diphenyl polybrominated (PBDE): PBDE là một nhóm chất chống cháy có thể gây hại cho hệ thần kinh và hệ sinh sản. PBDE có thể gây ra các vấn đề về học tập, hành vi và phát triển.

Điều chỉnh phạm vi của chỉ thị RoHS năm 2017, thêm 4 loại chất hạn chế bao gồm

  • Bis (2-ethylhexyl) phthalate (DEHP): DEHP là một chất làm dẻo có thể gây hại cho hệ sinh sản.
  • Butyl benzyl phthalate (BBP): BBP là một chất làm dẻo có thể gây hại cho hệ sinh sản.
  • Dibutyl phthalate (DBP): DBP là một chất làm dẻo có thể gây hại cho hệ sinh sản.
  • Diisobutyl phthalate (DIBP): DIBP là một chất làm dẻo có thể gây hại cho hệ sinh sản.

Xem thêm: Tổ chức IAF – Chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế

Tiêu chuẩn RoHS sử dụng trong 10 nhóm thiết bị

  • Đồ gia dụng lớn: tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, lò vi sóng, …
  • Đồ gia dụng nhỏ: máy hút bụi, lò nướng, …
  • Thiết bị viễn thông và IoT: máy tính, điện thoại, máy fax, bộ xử lý trung tâm, …
  • Thiết bị tiêu dùng: radio, tai nghe, ti vi, nhạc cụ, …
  • Thiết bị chiếu sáng: bóng đèn led, bóng đèn huỳnh quang, …
  • Dụng cụ điện và điện tử: Một số pin năng lượng mặt trời, máy may, máy khoan, máy mài, …
  • Đồ chơi, thiết bị thể thao và giải trí
  • Dụng cụ y khoa: máy trợ khí, máy trợ tim, đo điện tim, …
  • Máy chế biến tự động: máy pha café, máy pha đồ uống, …
  • Dụng cụ kiểm soát và quan sát: máy hút khói, máy hút mùi, lò sưởi, camera, …

4. Tiêu chuẩn RoHS với sản xuất điện tử tại Việt Nam

Từ ngày 23/9/2011, thông tư số 30/2011/TT-BCT bắt đầu có hiệu lực. Thông tư này quy định về giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử. Quy định này còn được biết đến như là tiêu chuẩn RoHS Việt Nam. Nó có tác động đến hầu hết các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam khi có kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng đến thị trường châu Âu. Việc trang bị những kiến thức và kinh nghiệm đầy đủ nhất về quy định RoSH là điều cần thiết đối với tất cả các nhà sản xuất và xuất khẩu điện tử ở Việt Nam.

Tiêu chuẩn ROHS là gì với ngành hàng điện tử

Đăng  kí “RoHS-compliant” để đưa được sản phẩm vào thị trường Châu Âu (EU)

Ở chiều hướng ngược lại, khi nhập khẩu những sản phẩm về điện, điện những sản phẩm tuân thủ và đạt tiêu chuẩn này sẽ được ưu tiên thông qua các kiểm chứng về chất lượng khác.

VD: Các sản phẩm đèn led (thuộc nghành hàng thiết bị chiếu sáng) trên thị trường thường không có các loại chất độc hại trên nên sẽ đạt tiêu chuẩn RoHs của EU. Còn các loại đèn truyền thống như đèn huỳnh quang, đèn Compack… luôn có lượng hóa chất vượt ngưỡng nên rất khó đạt chuẩn này.

5. [Thông tin] Quy định cấm nhập khẩu với một số thiết bị điện 2023

Ngày 24/5/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 14/2023/QĐ-TTg ban hành Danh mục, lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất thấp phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.

Từ 15/7/2023, nhiều thiết bị điện có hiệu suất sử dụng năng lượng thấp như bóng đèn huỳnh quang, bếp hồng ngoại, bếp từ, bình đun nước,… phải loại bỏ (không cho phép nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh trong nước). Quyết định này không áp dụng đối với những phương tiện, thiết bị tạm nhập, tái xuất, phục vụ sửa chữa thay thế, kiểm tra mức hiệu suất năng lượng.

Từ 07/2023 những thiết bị nào bị cấm nhập khẩu đến Việt Nam?

Nhóm thiết bị gia dụng: Bóng đèn huỳnh quang compact, balát điện tử dùng cho bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn huỳnh quang ống thẳng, bình đun nước nóng có dự trữ, bếp hồng ngoại, bếp từ, đèn LED, máy điều hòa không khí không ống gió, máy giặt gia dụng, máy thu hình, nồi cơm điện, quạt điện, tủ mát, tủ lạnh và tủ đông.

Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại: Màn hình máy tính, máy photocopy, máy in, máy tính xách tay, máy tính để bàn và tủ giữ lạnh thương mại.

Nhóm thiết bị công nghiệp: Động cơ điện không đồng bộ ba pha roto lồng sóc, máy biến áp phân phối, đèn điện led chiếu sáng đường và phố, nồi hơi trong xí nghiệp công nghiệp.

Ngoài ra, theo Quyết định số 14/2023/QĐ-TTg, Chính phủ sẽ không phê duyệt chủ trương đầu tư các nhà máy nhiệt điện phát điện bằng than, khí có hiệu suất năng lượng thấp; không cho phép vận hành tổ máy phát điện bằng than, khí có hiệu suất tại thời điểm bắt đầu đưa vào vận hành thương mại thấp hơn hiệu suất quy định tương ứng với từng dải công suất của tổ máy.

Tải/Xem chi tiết và lộ trình áp dụng Quyết định này tại đây: Văn bản chính phủ 14/2023/QĐ-TTg.

Trên đây là các thông tin liên quan đến Rohs là gì? Hi vọng những gì chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với quý vị khi tìm hiểu về điều kiện đáp ứng cho sản phẩm của mình. Xin chân thành cảm ơn.

0777 386 683