Chứng nhận hữu cơ từ USDA là một chứng nhận có độ tin cậy cao, đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt từ quá trình chọn giống, quy trình trồng trọt, cho đến các giai đoạn sản xuất, chế biến và bảo quản. Việc đạt được chứng nhận USDA không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo đạt tiêu chuẩn mà còn mở ra cơ hội lớn cho việc xuất khẩu sản phẩm đến các thị trường khó tính. Hãy cùng KYODO khám phá chi tiết về tiêu chuẩn USDA trong bài viết dưới đây!
1. Tiêu chuẩn USDA là gì?
USDA được viết tắt bởi cụm từ United States Department of Agriculture – Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, là cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm phát triển và thực thi chính sách của chính phủ Mỹ về nông nghiệp, thực phẩm,…
So với các loại chứng nhận hữu cơ khác như Organic Việt Nam, Organic EU,…thì USDA là chứng nhận có độ tin cậy cao nhất. Chứng nhận đòi hỏi sản phẩm phải chứa ít nhất 95% thành phần hữu cơ mới có quyền sử dụng logo của họ. Ngoài ra, việc sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học trong quá trình chế biến không được phép. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải có các hoạt động chứng minh việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học.
USDA đưa ra các các yêu cầu nghiêm ngặt về nhãn cho sản phẩm hữu cơ:
- Nhãn dán “100% hữu cơ” cho sản phẩm từ 100% thành phần được chứng nhận hữu cơ.
- Nhãn dán “Hữu cơ” cho sản phẩm có ít nhất 95% thành phần được chứng nhận hữu cơ, phần còn lại phải kiểm định an toàn.
- Nhãn dán “Được làm từ các sản phẩm hữu cơ” cho sản phẩm có ít nhất 70% thành phần được chứng nhận hữu cơ.
2. Cấp độ tiêu chuẩn USDA
- USDA H1: Là các chất bôi trơn dùng trong chế biến thực phẩm tại các vị trí có thể tiếp xúc ngẫu nhiên với thực phẩm. Mức độ tiếp xúc không được vượt quá 10mg/kg thực phẩm
- USDA H2: Là các chất bôi trơn dùng cho các vị trí không có khả năng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- USDA H3: Là các chất bôi trơn ăn được theo tiêu chuẩn FDA 21 CFR 172.860 (dầu ngô, dầu đậu nành), 21 CFR 172.878 và 21 CFR 178.3620(a), an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú, do FDA công nhận
3. Doanh nghiệp nào có thể đăng kí USDA?
- Đơn vị xử lý sản phẩm, đóng gói thức ăn hữu cơ
- Đơn vị xuất nhập khẩu, môi giới, nhà phân phối…sản phẩm hữu cơ
- Đơn vị bán lẻ các sản phẩm hữu cơ
- Doanh nghiệp đang nghiên cứu, phát triển sản phẩm hữu cơ
Lợi ích mà USDA mang lại cho doanh nghiệp
- Tạo nên các sản phẩm không chứa hóa chất độc hại, chất bảo quản,.. đảm bảo chất lượng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng
- Bảo vệ môi trường và giảm khả năng gây ô nhiễm nhờ sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hữu cơ
- Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, dễ dàng đưa sản phẩm tới thị trường quốc tế
- Tiết kiệm chi phí đầu vào, tối đa hóa nguồn lực sẵn có
4. Một số yêu cầu để đạt được chứng nhận hữu cơ
Để đạt được chứng nhận USDA, doanh nghiệp cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Sản phẩm phải tuân theo các tiêu chuẩn hữu cơ của USDA
- Nông trại hoặc nhà máy chế biến phải qua kiểm tra và chứng nhận bởi một tổ chức chứng nhận uy tín được USDA công nhận
- Đối với cây trồng, đất không được sử dụng phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu tối thiểu 3 năm trước khi trồng và hạt giống phải đến từ nguồn hữu cơ được chứng nhận
- Động vật phải được nuôi và quản lý theo tiêu chuẩn hữu cơ, bao gồm cung cấp thức ăn hữu cơ, không sử dụng kháng sinh và hormone tăng trưởng
- Chất phụ gia và hóa chất được sử dụng phải có trong danh sách được USDA chấp thuận và được sử dụng trong mức độ cho phép.
- Sản phẩm hữu cơ phải được đóng gói và đánh dấu đầy đủ để đảm bảo tín xác thực và độ tin cậy của chứng nhận USDA.
5. Quy trình xin giấy chứng nhận USDA
Quy trình xin giấy chứng nhận hữu cơ USDA bao gồm các bước sau
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và chi tiết về quy trình, quản lý sản xuất,…
Hồ sơ cần có:
- Tài liệu mô tả chi tiết quá trình sản xuất.
- Thống kê các chất đã sử dụng trên đất trong 3 năm trở lại
- Thống kê danh sách các sản phẩm hữu cơ được nuôi trồng, chăm sóc, chế biến
- Bản kế hoạch hệ thống hữu cơ
Bước 2: Cơ quan chứng nhận kiểm tra hiện trạng
Cơ quan chứng nhận sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu chứng nhận của doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận chứng nhận và kiểm tra định kỳ
Sau khi doanh nghiệp đạt các yêu cầu, cơ quan sẽ cấp giấy chứng nhận. Bên cạnh đó, đơn vị chứng nhận sẽ tiến hành kiểm tra định kì để đảm bảo rằng tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ vần được tuân thủ.
Những sản phẩm có thể được chứng nhận USDA:
- Sản phẩm nông nghiệp: Trái cây, rau củ, ngũ cốc, cây trồng, cà phê,…..
- Sản phẩm động vật: Trứng, thịt, sữa, mật ong, cá,….
- Sản phẩm hỗn hợp: Là các sản phẩm chứa nông sản và động vật như thực phẩm chay và sản phẩm bổ sung dinh dưỡng.
Để đạt chứng nhận hữu cơ, các sản phẩm này phải được sản xuất không sử dụng hóa chất, phân bón tổng hợp và không sử dụng thuốc trừ sâu. Đồng thời, chúng cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý môi trường và điều kiện sống của động vật (nếu áp dụng).
Chứng nhận hữu cơ USDA không chỉ tạo niềm tin cho người tiêu dùng về an toàn và chất lượng cao của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, mà còn giúp nhà sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường tiềm năng. KYODO cảm ơn bạn đã dành thời gian tìm hiểu bài viết!
Xem thêm: Tiêu chuẩn FDA là gì? Điều kiện để đạt giấy chứng nhận FDA